Cục đăng kiểm xe ô tô tiếng anh là gì năm 2024

Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải trong phạm vi cả nước (sau đây gọi tắt là phương tiện, thiết bị giao thông vận tải); tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và phương tiện, thiết b​ị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật.Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn về Cục đăng kiểm Việt Nam tiếng anh là gì?. Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé.

Cục đăng kiểm xe ô tô tiếng anh là gì năm 2024

I.Nhiệm vụ quyền hạn của Cục đăng kiểm

1. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển về đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải trong phạm vi cả nước.

2. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác về đăng kiểm; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý chuyên ngành về đăng kiểm.

3. Chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc Bộ trưởng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phương tiện và thiết bị giao thông vận tải và các danh mục sản phẩm cơ khí giao thông vận tải theo phạm vi quản lý.

4. Tổ chức thực hiện, kiểm tra thực hiện và rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới hoạt động đăng kiểm sau khi được ban hành hoặc phê duyệt.

5. Chủ trì hoặc phối hợp trong việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng kiểm.

6. Tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và các phương tiện, thiết bị khác (trừ phương tiện, thiết bị phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá), bao gồm:

  1. Thẩm định các thiết kế để sản xuất, sửa chữa, hoán cải phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển;
  1. Kiểm tra công nhận kiểu loại, phạm vi hoạt động theo mức độ an toàn cho phép của các phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển;
  1. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải, nhập khẩu và khai thác sử dụng các loại phương tiện và thiết bị giao thông vận tải;
  1. Kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàu biển, các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan đến an toàn hàng hải mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập;

đ) Đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho hệ thống quản lý an toàn, hệ thống an ninh, kế hoạch an ninh tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế và Bộ luật An ninh cho tàu biển và cảng biển;

  1. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các tàu biển nước ngoài theo thông lệ quốc tế hoặc theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;
  1. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, Container, nồi hơi, bình chịu áp lực và các phương tiện, thiết bị chuyên dùng khác sử dụng trong giao thông vận tải;
  1. Đánh giá và cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường theo yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
  1. Giám định trạng thái kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước hoặc chủ phương tiện thiết bị;
  1. Xem xét ủy quyền cho các tổ chức đăng kiểm nước ngoài thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn cho tàu biển, các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo yêu cầu của chủ phương tiện, thiết bị;
  1. Hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức đăng kiểm trong nước và nước ngoài thực hiện công tác đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải;
  1. Tổ chức thu phí, lệ phí đăng kiểm theo quy định của pháp luật.

7. Xây dựng trình Bộ trưởng kế hoạch hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về đăng kiểm; tham gia xây dựng, đàm phán ký kết, gia nhập các Điều ước và thỏa thuận quốc tế, các tổ chức quốc tế về đãng kiểm; tổ chức thực hiện các hoạt động về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về đăng kiểm theo phân cấp quản lý.

8. Xây dựng trình Bộ trưởng công bố tiêu chuẩn đơn vị đăng kiểm. Tổ chức đánh giá, chứng nhận điều kiện hoạt động của các đơn vị đăng kiểm, các cơ sở thử nghiệm phục vụ công tác đăng kiểm theo quy định của pháp luật.

9. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, quy định tiêu chuẩn đăng kiểm viên, đánh giá viên, nhân viên nghiệp vụ. Tổ chức đào tạo, cấp giấy chứng nhận cho đăng kiểm viên, đánh giá viên và nhân viên nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; đào tạo cán bộ quản lý an toàn, sỹ quan an ninh tàu biển, cán bộ an ninh của các tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn và Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển.

10. Quy định quản lý và phát hành các loại ấn chỉ trong hoạt động đăng kiểm.

11. Về quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực đăng kiểm:

  1. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng theo phân cấp, ủy quyền của Bộ Giao thông vận tải;
  1. Thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư về đăng kiểm;

12. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong hoạt động đăng kiểm.

13. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.

14. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền của Cục.

15. Xây dựng trình Bộ trưởng quyết định cơ cấu tổ chức của Cục; quản lý tổ chức bộ máy, định biên của Cục; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật,

16. Quản lý tài chính, tài sản của Cục theo quy định của pháp luật.

17. Được trực tiếp quan hệ với các cơ quan nhà nước có liên quan hoặc theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

II. Cổng thông tin điện tử cục đăng kiểm Việt Nam là gì?

Cổng thông tin hay cổng thông tin điện tử (Portal) là một hoặc một nhóm trang web mà từ đó người truy cập có thể dễ dàng truy xuất các trang web và các dịch vụ thông tin khác trên mạng máy tính. Đầu tiên khái niệm này được dùng để mô tả các trang web khổng lồ như là Yahoo, AOL, MSN,... bởi lẽ có hàng trăm triệu tỉ người truy cập chúng như là điểm xuất phát cho hành trình "duyệt web" của họ. Lợi ích lớn nhất mà cổng thông tin điện tử đem lại là tính tiện lợi, dễ sử dụng và dễ thay đổi, tùy chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.

Cổng thông tin điện tử - Portal là một thuật ngữ tin học xuất hiện từ năm 1998. Nội hàm khái niệm còn có nhiều vấn đề cần phải tiếp tục bàn bạc, trao đổi, bởi vậy cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa đưa ra được có một định nghĩa hoàn chỉnh. Sau đây là một số khái niệm về Portal thường được sử dụng:

  • Portal là giao diện dựa trên nền web được tích hợp và cá nhân hóa tới các thông tin, ứng dụng và các dịch vụ hợp tác.
  • Portal như là một cổng tới các trang web, cho phép một khối lượng lớn các thông tin sẵn có trên Internet và các ứng dụng được tích hợp, được tuỳ biến, được cá nhân hóa theo mục đích của người sử dụng.
  • Portal là điểm đích truy cập trên Internet mà qua đó người dùng có thể khai thác mọi dịch vụ cần thiết và "không cần thiết phải đi đâu nữa".
  • Portal là một giao diện web đơn, nó cung cấp truy cập cá nhân tới thông tin, các ứng dụng, xử lý thương mại và nhiều hơn nữa. Với công nghệ Portal, các tổ chức có thể giảm cường độ, nhưng lại tăng giá trị lao động và đặc biệt còn làm tăng giá trị các sản phẩm. Các tổ chức có thể tích hợp thông tin trong phạm vi môi trường làm việc, các ứng dụng dịch vụ hoặc sử dụng giao diện đơn lẻ.
  • Portal là một giao diện dựa trên nền Web, tích hợp các thông tin và dịch vụ có thể có. Nó cho phép khai báo, cá biệt hóa thông tin và dịch vụ, cho phép quản trị nội dung và hỗ trợ một chuẩn về một nội dung và giao diện hiển thị. Nó cung cấp cho người dùng một điểm truy cập cá nhân, bảo mật tương tác với nhiều loại thông tin, dữ liệu và các dịch vụ rộng rãi đa dạng ở mọi lúc mọi nơi nhờ sử dụng một thiết bị truy cập Web.

III. Cục đăng kiểm Việt Nam tiếng anh là gì?

Cục Đăng kiểm Việt Nam (Vietnam Register - VR) là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng kiểm.

​​​​​​​Cục Đăng kiểm Việt Nam (Vietnam Register - VR) là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật.

Cục Ðăng kiểm Việt Nam có 24 Chi cục thực hiện kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện thuỷ và công trình biển; có hệ thống 140 Trung tâm/Trạm đăng kiểm kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện cơ giới đường bộ.

Đăng kiểm Việt Nam là thành viên của Hiệp hội đăng kiểm Châu Á (ACS), Tổ chức OTHK, CITA và có mối quan hệ hợp tác song phương với tất cả các thành viên của Hiệp hội phân cấp Quốc tế IACS trên cơ sở những thoả thuận đã ký.

Ðăng kiểm Việt Nam có khoảng 1300 cán bộ, công nhân viên, trong đó có hơn 1000 cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng và đại học, khoảng 100 cán bộ có trình độ trên đại học.

Đăng kiểm xe ô tô tiếng Anh là gì?

Danh từ "đăng kiểm" là "registration". Khi xe bị hết đăng kiểm, bạn nói "the registration expires". Trường hợp này, bạn cần phải lái xe qua chỗ đăng kiểm (the registry) để kiểm tra. Danh từ "kiểm tra" là "inspection", còn động từ là "inspect".

Cục Đăng Kiểm tiếng Anh là gì?

Cục Đăng kiểm Việt Nam có tên giao dịch bằng tiếng Anh là: VIET NAM REGISTER, viết tắt là: VR.

Xe ô tô trong tiếng Anh gọi là gì?

CAR | Phát âm trong tiếng Anh.

Việt Nam có bao nhiêu Cục Đăng kiểm?

(ĐCSVN) - Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến ngày 30/01/2023, cả nước có 243 trung tâm đăng kiểm đang hoạt động; 37 trung tâm đăng kiểm đang dừng hoạt động.