Củ kiệu và củ hành khác nhau như thế nào năm 2024

Những hũ kiệu muối trắng tinh, thơm lừng chắc chắn sẽ là một món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình trong những ngày Tết Nguyên đán. Để làm được món kiệu muối chuẩn vị thì việc đầu tiên các bạn phải chọn lựa được loại củ kiệu phù hợp. Dưới đây là bài viết sẽ giúp các bạn phân biệt các loại củ kiệu hiện có trên thị trường để tránh mua nhầm hàng không ngon.

Một số thông tin về củ kiệu

Củ kiệu và củ hành khác nhau như thế nào năm 2024

Củ kiệu có tên trong tiếng Anh được gọi là Allium Chinense

Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn củ hành với củ kiệu. Lý do là bởi vì vốn dĩ củ kiệu thuộc vào họ Hành. Chúng có tên trong tiếng Anh được gọi là Allium Chinense nên củ kiệu còn được gọi là Hành Trung Quốc.

Củ kiệu hay còn được gọi với tên gọi khác như tiểu căn, tiểu toán, đại đầu thái tử, dã toán, hỏa thông,... Theo như ghi chép trong Đông y thì củ kiệu có vị cay, đắng, mang tính ấm, rất tốt cho đại tràng, kinh phế, đồng thời còn giúp thông dương, hành khí, tán kết và giảm đau. Củ kiệu có tác dụng làm cho ấm bụng, đồng thời còn trị viêm mũi mãn tính, các triệu chứng buồn nôn, tức ngực, xương khớp bị sưng đau, hay khó thở.

Trong nền văn hóa ẩm thực thì củ kiệu còn được dùng nhiều để muối chua hay là xào cùng một số các loại thực phẩm khác như tôm, mực, sò, nghêu, lòng lợn hay lòng gà,...

Vào trong những dịp Tết thì mâm cơm của người Việt sẽ không thể thiếu đi được một đĩa kiệu muối ăn kèm với bánh chưng, thịt mỡ. Lá kiệu còn có thể được dùng trực tiếp như là đối với các loại rau, hoặc là nhúng lẩu tùy thích.

Đặc điểm của củ kiệu

Củ kiệu và củ hành khác nhau như thế nào năm 2024

Củ kiệu có thân nhỏ, dạng trái xoan thuôn với một màu trắng đặc trưng ở hình dáng bên ngoài

Do thuộc vào họ cây thân thảo, nên củ kiệu có thân nhỏ, dạng trái xoan thuôn với một màu trắng đặc trưng ở hình dáng bên ngoài.

Lá của loài cây này thường mọc sát ở phần gốc, với hình dải dẹp, đạt chiều dài khoảng từ 15 - 60cm và chiều rộng trung bình đạt khoảng 1.5 cm đến 4 cm. Song song với đó thì phần cụm hoa của củ kiệu lại có hình dạng tán kép bên trên cùng một cuống hoa, trong đó chiều dài của chúng là khoảng 15 - 60cm.

Về hình dáng bên ngoài thì củ kiệu dạng thon dài và có trắng trắng, nên có lẽ vì điều này mà chúng hay bị nhầm lẫn với lại củ hành. Tuy nhiên, nếu quan sát kĩ thì củ kiệu sẽ có kích thước nhỏ hơn, đồng thời chúng còn có thêm một lớp vảy mỏng phủ ở bền mặt bên ngoài.

Phân biệt các loại củ kiệu trên thị trường

Củ kiệu và củ hành khác nhau như thế nào năm 2024

Để làm món kiệu muối chuẩn vị, trước tiên các bạn cần biết rõ cách phân biệt các loại củ kiệu thường dùng

Hiện nay trên thị trường có bán sẵn 2 loại củ kiệu được sử dụng thường xuyên khi làm món kiệu muối, đó là kiệu Huế (kiệu quế) và kiệu trâu. Cả 2 loại kiệu này đều có những điểm khác biệt nhất định về hình dáng bên ngoài mà chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được bằng mắt thường.

Về kiệu Huế thì có đặc điểm thân nở hơn, phần thắt eo hiện khá rõ, đuôi kiệu mảnh. Trong khi đó thì kiệu trâu lại có phần thân tương đối dài hơn, không thắt eo và đuôi to.

Theo như kinh nghiệm dân gian, thì bạn nên chọn lựa kiệu Huế để có thể làm ra được những hũ kiệu muối giòn, chất lượng và thơm hơn so với kiệu trâu.

Một số bí quyết giúp bạn chọn được kiệu ngon hơn

Chọn kích thước củ kiệu vừa phải

Để đảm bảo làm được món kiệu muối thơm lừng vào những ngày đầu năm, bạn nên tin chọn đối với những củ kiệu có thân nhỏ vừa phải. Đặc biệt cần hạn chế mua đối với những củ quá to, bởi vì những quả như thế này thường sẽ có vị cay nồng, khá hăng và khi muối sẽ làm giảm đi độ ngon của món ăn. Trong khi đó, củ kiệu với kích thước nhỏ vừa phải sẽ giúp vừa thấm nhanh gia vị, đồng thời cũng gia tăng thêm độ thơm ngon.

Chọn những củ kiệu mẩy, bóng, không bị dập nát

Khi tiến hành chọn lựa mua kiệu, các bạn nên lựa những bó đều, có màu trắng tươi, quan sát bằng mắt thường bên ngoài thấy không bị trầy xước cũng như dập nát. Cần ưu tiên chọn đối với những củ kiệu có thân thắt eo rõ ràng sẽ đẹp mắt hơn khi muối cũng như khi bày món ăn ra đĩa.

Giá trị dinh dưỡng từ củ kiệu

Theo như một số nghiên cứu thì cứ trung bình 100g củ kiệu tươi sẽ có chứa tới 1.2g chất béo, 3.1g Protein, 0.7g chất xơ hòa tan và 18.3g Carbohydrate. Trong bảng thành phần dinh dưỡng từ củ kiệu còn có chứa nhiều nguồn Vitamin nhóm B như là (B1, B2, B6) cùng nguồn Vitamin C dồi dào, bên cạnh một số khoáng chất như Phốt pho, Magie, Canxi, Kali, Kẽm, Natri.

Một số tác dụng của củ kiệu

Đi kèm với những hoạt chất có trong bảng thành phần của củ kiệu thì loại củ này giúp mang lại một số lợi ích đáng kể đối với sức khỏe của con người, cụ thể như sau:

  • Giúp giảm lượng Cholesterol và tăng cường hoạt động lưu thông máu
  • Hỗ trợ giải cảm và tăng cường thêm sức đề kháng
  • Hỗ trợ chống oxy hóa và kháng viêm
  • Ngăn ngừa đối với nguy cơ ung thư
  • Cải thiện thêm về sức khỏe tim mạch
  • Điều trị các triệu chứng táo bón, tiêu chảy
  • Cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể

Với những kiến thức thú vị đến từ Suni Green Farm, hy vọng rằng các bạn đã có thể biết thêm được nhiều những thông tin hữu ích liên quan đến củ kiệu cũng như cách phân biệt các loại củ kiệu trên thị trường hiện nay nhé!

Ăn củ kiệu có tác hại gì?

Củ kiệu, đặc biệt là củ kiệu muối lên men chứa rất nhiều axit. Đây là thành phần gây kích ứng cho niêm mạc dạ dày, từ đó tạo ra những vết loét. Chính những vết loét này sẽ khiến dạ dày mẹ không khỏe, thường xuyên bị đầy hơi và ợ nóng, ăn uống không ngon miệng.

Củ kiệu còn gọi là củ gì?

Củ kiệu có tên khoa học là Allium Chinense, thuộc họ Hành. Củ kiệu là cây thân thảo, nhỏ. Phần củ có màu trắng, hình tròn hoặc tròn dài giống củ hành nhưng thường nhỏ hơn. Củ kiệu có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài.

Củ kiệu đó có tác dụng gì?

Theo Y học cổ truyền, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm vào ba kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, làm ấm bụng dùng chữa viêm mũi mạn tính, nôn khan, sưng đau cơ khớp, chữa bỏng, chữa đau bụng, tức ngực khó thở...

Củ kiệu muối có tác dụng gì?

Trong củ kiệu, đặc biệt là củ kiệu muối chua có chứa axit lactic có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, giảm mỡ trong máu, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu hiệu quả. Đồng thời chất quercetin có trong củ kiệu làm giảm các bệnh liên quan đến tim mạch, kiểm soát các vi khuẩn có hại cho đường ruột.