Công trường lam sơn ở đâu

Đến tham dự buổi lễ khánh thành và triển lãm ảnh ở công viên Lam Sơn vừa mới đi vào hoạt động có Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, hai Phó Chủ tịch UBND TP.HCM là ông Lê Thanh Liêm, ông Võ Văn Hoan cùng lãnh đạo một số Sở, ban ngành cùa TP.

Quảng trường Lam Sơn là không gian công cộng được đặt ở phía trước và sau Nhà hát TP.HCM, cắt ngang qua đường Đồng Khởi nổi tiếng nằm tại Q.1. Quảng trường còn có nhiều tòa nhà xưa từng có giá trị lịch sử lâu đời như Hotel Continental và Hotel Caravelle. Thời Pháp thuộc, quảng trường trước Nhà hát có tên là Place Francis Garnier. Năm 1910, chính quyền Pháp còn dựng một bức tượng tưởng nhớ sĩ quan hải quân Francis Garnier đã chết tại Hà Nội vào ngày 21.12.1873. Từ năm 1935, phía sau nhà hát là Place Augustin Foray. Cho đến năm 1955 địa điểm này được đổi tên thành Quảng trường Lam Sơn. Năm 2017, phần quảng trường phía sau Nhà hát TP.HCM vẫn là bãi đậu xe rộng 800 m2, tới năm 2018, nhà chức trách mới quyết định biến nó thành khu vườn”. 

Công trường lam sơn ở đâu

Quang cảnh công viên Lam Sơn trước khi tháo dỡ làm phục vụ công trình xây dựng ga Nhà hát TP.HCM  (tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên)

Ảnh: T.L

Để phục vụ cho công trình xây dựng ga Nhà hát TP.HCM (thuộc tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên), công viên Lam Sơn đã được tháo dỡ. Vì vậy, theo Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân: “Việc khôi phục nâng cấp hoàn chỉnh công viên với quy mô tương đương công viên hiện hữu trước đây – khoảng 2.200 m2, nhằm tăng giá trị cảnh quan cho khu vực trung tâm thành phố, tạo không gian kết nối liên tục giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ với Nhà hát TP.HCM, tạo thêm không gian cho các hoạt động triển lãm, tuyên truyền các hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội của TP.HCM... là vô cùng cần thiết. Đến nay, các đơn vị đã tập trung nhân lực, vật lực, chủ động khắc phục khó khăn để hoàn thành công trình đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu của UBND TP.HCM”.

Công trường lam sơn ở đâu

Công viên Lam Sơn đi vào hoạt động tạo thêm không gian cho các hoạt động triển lãm, tuyên truyền các hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội của TP.HCM

Ảnh: Quỳnh Trân

Công trường lam sơn ở đâu

Toàn cảnh công viên Lam Sơn nhìn từ Nhà hát TP.HCM

Ảnh: Quỳnh Trân

Tại buổi lễ khánh thành Công viên Lam Sơn, ban tổ chức cũng trân trọng giới thiệu đến công chúng triển lãm với chủ đề: “Tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 bất diệt”. Triển lãm trưng bày 100 bức ảnh giới thiệu khái quát hoàn cảnh lịch sử, các phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân ta diễn ra liên tục từ sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 với đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó, cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân ta tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc, đưa cả nước đi lên, xây dựng chủ nghĩa xã hội từ mùa xuân năm 1975.

Công trường lam sơn ở đâu

Một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm

Ảnh: Quỳnh Trân

Công trường lam sơn ở đâu

Lãnh đạo TP.HCM cắt băng khai mạc triển lãm ảnh

Ảnh: Quỳnh Trân

Công trường lam sơn ở đâu

Các bạn trẻ tham quan triển lãm ảnh “Tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 bất diệt”

Ảnh: Quỳnh Trân

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành công viên Lam Sơn và khai mạc triển lãm ảnh, ông Huỳnh Thanh Nhân nhấn mạnh: "Sau ngày thống nhất, kế thừa, vận dụng, phát huy tinh thần quật khởi của Cách mạng tháng Tám và các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo tiền đề tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa... góp phần xây dựng đất nước ngày càng 'đàng hoàng hơn, to đẹp hơn' như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu".

Cùng với sự kiện khánh thành công viên Lam Sơn, nhân  kỷ niệm 75 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9, TP.HCM cũng trưng bày triển lãm với chủ đề “Rạng rỡ non sông Việt Nam” (50 ảnh) và “TP.HCM cùng cả nước vươn tới tương lai” (70 ảnh) tại đường Đồng Khởi (phía trước Sở VH-TT, đối diện Công viên Chi Lăng, Q.1).

Tin liên quan

0 video

0 ảnh

0 ảnh

0 ảnh

Công trường lam sơn ở đâu

8 ảnh

0 ảnh

Hiển thị 10/55

Công trường lam sơn ở đâu

Nhà hàng Quán ăn Cafe/Kem Bar/Club Nhiều bình luận Đánh giá cao Có ưu đãi

  • Ác quy, Pin
  • Băng, đĩa
  • Điện thoại cố định, Máy fax
  • Điện thoại di động
  • Điện tử, điện lạnh
  • Động cơ, máy phát điện
  • Kim từ điển
  • Linh kiện điện tử
  • Loa, Âm ly
  • Máy ảnh, máy quay phim
  • Máy vi tính
  • Phụ kiện điện thoại di động
  • Quảng cáo điện tử
  • Sim, Thẻ điện thoại
  • Sửa chữa điện, nước
  • Sửa chữa, bảo hành điện thoại di động
  • Sửa chữa, bảo hành điện tử - điện lạnh
  • Thiết bị âm thanh, ánh sáng
  • Thiết bị an ninh, giám sát
  • Thiết bị điện gia dụng
  • Thiết bị điện tử
  • Thiết bị vi tính
  • Vi tính - Sửa chữa & bảo hành


Page 2

Địa điểm liên quan

Công trường lam sơn ở đâu
Xem thêm

Công trường Lam Sơn là khu vực công cộng bao quanh Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, giới hạn bởi đường Đồng Khởi và đường Hai Bà Trưng tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ngoài Nhà hát Thành phố, xung quanh công trường còn có một số địa điểm nổi tiếng như Khách sạn Continental và Khách sạn Caravelle Sài Gòn.

Công trường lam sơn ở đâu
 

Công trường Francis Garnier năm 1905

Trên bản đồ ngày nay, Công trường Lam Sơn gồm phần đất phía trước và sau Nhà hát. Thời Pháp thuộc, phần công trường phía mặt tiền Nhà hát có tên là Place Francis Garnier.[1] Năm 1910, nhà cầm quyền thuộc địa cho đặt một bức tượng vinh danh sĩ quan Francis Garnier[2] - nhân vật gắn với sự kiện Pháp chiếm thành Hà Nội. Phía sau nhà hát có một khu đất cũng thuộc công trường, được gọi là Place Augustin Foray từ năm 1935.[3] Năm 1955, khi nền Cộng hòa được thiết lập tại miền Nam Việt Nam, công trường được đổi tên thành Công trường Lam Sơn. Về sau, người ta dựng một bức tượng khắc họa hai binh sĩ thủy quân lục chiến nhưng lại đặt theo hướng giương vũ khí vào nhà Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa, vốn là nhà hát được cải tạo từ năm 1955.[4][5] Tượng này bị đám đông kéo đổ trong ngày 30 tháng 4 năm 1975.[4]

Khoảng năm 1998, chính quyền thành phố cho đặt một tượng granit đỏ tên là Tình mẫu tử trong đài phun nước tại công trường.[6] Đến năm 2014, người ta phá bỏ đài phun và hầu hết cây cối tại khuôn viên mặt tiền Nhà hát để bắt đầu xây dựng ga Nhà hát Thành phố thuộc Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên.[7] Về khu đất Công trường Lam Sơn nằm sau Nhà hát, tính đến năm 2017 vẫn là một bãi đỗ xe và bị cho là tạo nên khung cảnh mất trật tự. Năm 2018, nhà chức trách đã cải tạo nơi này thành một hoa viên theo đề xuất của Phó Chủ tịch Quận 1 Đoàn Ngọc Hải - người khởi xướng chiến dịch giành lại vỉa hè vào năm 2017 và chấm dứt hoạt động của bãi đỗ xe vừa nêu.[8]

  • Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
  • Khách sạn Continental
  • Khách sạn Caravelle