Biên bản cắm mốc giao đất tiếng anh là gì năm 2024

Việc cắm mốc ranh giới đất của công ty nông, lâm nghiệp được pháp luật quy định tại Quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:

  1. Mốc ranh giới của công ty nông, lâm nghiệp được cắm tại các vị trí đặc trưng gồm: vị trí thuộc khu vực đường ranh giới khó nhận biết trên thực địa do có quá ít các chi tiết địa hình, địa vật đặc trưng như vùng đồi núi bát úp hoặc đất bằng ven biển; vị trí đổi hướng của đường ranh giới; nơi tiếp giáp khu dân cư có nguy cơ bị lấn, chiếm, tranh chấp.

Không thực hiện việc cắm mốc ranh giới tại khu vực có tranh chấp chưa giải quyết xong.

  1. Số lượng và mật độ mốc ranh giới được xác định phù hợp với mức độ phức tạp và quy mô diện tích khoanh đất tại thực địa nhưng khoảng cách trung bình giữa hai mốc liền kề trên đường ranh giới không nhỏ hơn 700 mét trên thực địa đối với đất lâm nghiệp, không nhỏ hơn 300 mét trên thực địa đối với đất nông nghiệp còn lại và đất phi nông nghiệp.
  1. Mốc ranh giới được cắm trên đường ranh giới. Trường hợp không thể cắm được mốc ranh giới trên đường ranh giới thì cắm ở vị trí thuận lợi, ổn định, gần đường ranh giới nhất và phải mô tả rõ khoảng cách từ mốc đến đường ranh giới và phương vị của hướng xuất phát từ vị trí mốc vuông góc với đường ranh giới trong sơ đồ vị trí mốc ranh giới. Sơ đồ vị trí mốc ranh giới lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này.
  1. Mốc ranh giới được làm bằng bê tông mác 200 trở lên, có cốt thép, tâm mốc gắn đinh sắt không gỉ có mũ hoặc gắn sứ và khắc dấu chữ thập (+) trên đỉnh mũ sắt hoặc sứ.

Đánh số hiệu mốc, tên mốc và quy cách mốc ranh giới thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 05 kèm theo Thông tư này.

đ) Mốc ranh giới được chôn cố định xuống đất đảm bảo tồn tại lâu dài, dễ nhận biết, dễ sử dụng và dễ quản lý. Mốc phải được chôn thẳng đứng, vững chắc, phần nổi trên mặt đất cao 30 xen ti mét, mặt ghi số quay ra phía ngoài đường ranh giới.

  1. Sau khi chôn mốc ranh giới phải tiến hành lập sơ đồ vị trí mốc ranh giới. Mỗi vị trí cắm mốc phải được xác định mối quan hệ về khoảng cách, hướng, góc và mô tả tìm kiếm với tối thiểu 03 vật chuẩn tại thực địa để dễ tìm kiếm, sử dụng; trường hợp khó khăn không chọn được 03 vật chuẩn thì tối thiểu phải chọn 02 vật chuẩn. Vật chuẩn phải bảo đảm là các yếu tố địa vật dễ nhận biết và có khả năng tồn tại lâu dài ở thực địa như cột điện, các điểm (góc) đặc trưng của công trình xây dựng...

Khoảng cách từ mốc đến vật chuẩn phải đo với độ chính xác đến 01 mét; hướng, góc từ mốc đến vật chuẩn xác định chính xác đến 01 độ. Các yếu tố này phải đo ngay tại thực địa.

  1. Ngoài vị trí các điểm đặc trưng trên đường ranh giới được chôn mốc, những yếu tố địa vật, địa hình khác trên đoạn ranh giới giữa hai mốc có tính chất tồn tại ổn định, lâu dài phải được mô tả chi tiết trong Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất.

Tại các vị trí trên đường ranh giới giữa hai mốc liền kề, không có các yếu tố địa vật ổn định hoặc không có yếu tố địa hình đặc trưng, rõ ràng thì phải đánh dấu đường ranh giới bằng dấu sơn, đóng cọc hoặc chôn đá để phục vụ đo đạc đường ranh giới.

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc cắm mốc ranh giới đất của công ty nông, lâm nghiệp. Để hiểu rõ vầ chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 07/2015/TT-BTNMT.

Theo phản ánh của ông Trương Tân (Hà Nội), Điểm b, Khoản 4, Điều 7 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định: "Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp".

Ông Tân hỏi, "ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới" được hiểu như thế nào? Nếu ranh giới thực tế vẫn đúng như bản đồ địa chính mới nhưng có thay đổi so với sổ đỏ cũ thì có thuộc trường hợp này không?

Cụ thể: Thửa đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1999 ghi diện tích 97 m2, năm 2003 xây nhà có tăng thêm kích thước 1 cạnh, vì vậy đến năm 2014 lập bản đồ địa chính mới đo vẽ theo đúng hiện trạng sử dụng và ghi diện tích là 100,8 m2.

Nghĩa là ranh giới thực tế có thay đổi so với sổ đỏ, nhưng là từ trước khi lập bản đồ địa chính mới, sau đó đến nay vẫn giữ nguyên ranh giới thực tế mà bản đồ địa chính mới đã ghi nhận.

Vậy đây có thuộc trường hợp "ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp" không?

Bản vẽ trong sổ đỏ năm 2004 chỉ có kích thước, diện tích, không thể hiện tọa độ. Thực tế thửa đất đã bị thay đổi hình thể, tọa độ. Vậy nếu đề nghị thì có được đo đạc lại thực tế để chỉnh lý lấy lại hình thể, kích thước, tọa độ cho đúng với sổ đỏ không?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Việc xác định ranh giới thửa đất được quy định tại Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính như sau:

"Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất".

Theo đó, "ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới" được xác định theo hiện trạng đang sử dụng. Trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.

Tại Khoản 1, Điều 17 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính đã nêu việc chỉnh lý bản đồ địa chính và cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính.

Do đó, khi người sử dụng đất phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính thì gửi đơn đề nghị chỉnh lý bản đồ địa chính đến Văn phòng đăng ký đất đai nơi thửa đất có sai sót.

Sau khi tiếp nhận thông tin của người sử dụng đất, Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng và nhiệm vụ đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính.