Bill trong xuất nhập khẩu là gì năm 2024

House Bill of Lading ( HBL ) là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong vận tải đường biển mà bất cứ ai làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics đều phải hiểu rõ, tuy nhiên có khá nhiều bạn vẫn còn bối rối khi bắt gặp vận đơn này. Vậy House Bill là gì? Khi nào thì dùng House Bill ( HBL ) trong thực tế? Hãy cùng Vinatrain tìm hiểu chi tiết hơn nhé

Bill trong xuất nhập khẩu là gì năm 2024
House Bill of Lading ( HBL ) Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?

House Bill of Lading viết tắt là HBL trong tiếng việt gọi là Vận đơn phụ là một loại Bill of Lading ( Vận đơn đường biển ) được công ty giao nhận (Forwarder) hoặc NVOCC (chủ tàu không tàu) phát hành cung cấp cho người gửi hàng thực tế (chủ hàng).

Sau khi người gửi hàng (chủ hàng) đã giao hàng được đóng gói xong cho công ty Forwarder và hoàn thành những thủ tục hải quan và thanh toán các chi phí theo quy định, công ty Forwarder sẽ phát hành House Bill cho chủ hàng với đầy đủ thông tin của một vận đơn đường biển. Mặc dù vậy, trong mục người gửi hàng và người nhận hàng, có thể thay đổi theo hai trường hợp:

  • Người gửi hàng thường là người xuất khẩu còn người nhận hàng là người nhập khẩu.
  • Trong trường hợp cần thiết, hai mục này có thể thay thế bằng người được ủy quyền theo quy định.

House Bill có chức năng như một vận đơn độc lập trong quá trình vận chuyển hàng hóa và được sử dụng để làm thủ tục hải quan và giải phóng hàng hóa tại điểm đến. Tuy nhiên, nó chỉ có giá trị trong phạm vi của hãng vận tải cụ thể và không được công nhận rộng rãi như Master Bill of Lading (MBL).

Bill trong xuất nhập khẩu là gì năm 2024
Ví dụ về một vận đơn House bill of Lading mẫu tham khảo

Ưu điểm & nhược điểm khi sử dụng House Bill

Việc dùng House Bill of Lading (HBL) trong hoạt động vận tải đường biển thường dựa trên yêu cầu của Shipper (người gửi hàng). Dưới đây là một số lý do phổ biến khi Shipper yêu cầu sử dụng House Bill:

Ưu điểm:

  • Bảo mật thông tin cá nhân và thương mại: Shipper có thể tin tưởng công ty Forwarder và muốn giấu tên của mình và người nhận hàng trên vận đơn với hãng tàu. Sử dụng HBL giúp giữ bí mật thông tin của Shipper và người nhận hàng.
  • Linh hoạt trong quản lý đơn hàng: House Bill có thể dễ dàng được chỉnh sửa và thêm thông tin theo yêu cầu của Shipper. Vì HBL được phát hành bởi công ty Forwarder và theo mẫu của họ, người gửi có thể yêu cầu các chỉnh sửa và thêm thông tin cần thiết với Forwarder.
  • Sử dụng Bill tương tự như vận đơn đường biển: House Bill vẫn có tính chất và sử dụng tương tự như vận đơn đường biển thông thường. Điều này giúp trong việc gửi và nhận hàng theo hợp đồng và thực hiện các thủ tục vận tải.
  • Thay đổi ngày và thông tin khác: Trong một số trường hợp, khi tàu vận chuyển bị chậm trễ và yêu cầu ghi đúng ngày trong các thư tín dụng (L/C), việc chỉnh sửa ngày trên MBL có thể gặp khó khăn. Sử dụng HBL cho phép người gửi dễ dàng lùi ngày và thêm thông tin khác, chẳng hạn như Clean On Board, vào vận đơn.

Tuy House Bill có giới hạn trong phạm vi công nhận và tác động pháp lý so với Master Bill, nhưng trong một số tình huống cụ thể, việc sử dụng House Bill có thể đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của Shipper và giúp điều chỉnh thông tin trên vận đơn một cách linh hoạt và thuận tiện hơn.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào bên Forwarder: Một nhược điểm chính của House Bill là khó khăn trong việc đảm bảo quyền lợi và tính pháp lý cho người gửi hàng trong trường hợp lô hàng gặp sự cố. Vì HBL do công ty Forwarder phát hành, khi người gửi mang HBL đến hãng tàu để kiện hoặc đòi quyền lợi, hãng tàu thường không chấp nhận xử lý trực tiếp. Trách nhiệm chịu trách nhiệm thuộc về Forwarder trong trường hợp này.
  • Tăng thêm chi phí phát sinh: Khi sử dụng House Bill, có thể sẽ phát sinh phí làm hàng (handling fee) tại cảng đến. Điều này có thể là một chi phí bổ sung mà người nhận hàng (Consignee) phải chịu.

Trên đây là một số ưu điểm và nhược điểm khi dùng House Bill of Lading (HBL) trong hoạt động vận tải đường biển. Việc quyết định sử dụng Master Bill hay House Bill sẽ phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của Shipper và các yếu tố khác trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo tìm hiểu thêm về khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn của VinaTrain Việt Nam. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức cần thiết đối với một nhân viên xuất nhập khẩu cần có để có thể bắt đầu đi làm

Bạn đang có ý định gửi hàng thông qua con đường biển nhưng lại không hiểu cần phải thực hiện như thế nào? Bài viết này, WinGo Logistics sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về Bill of Lading (hay còn gọi là vận đơn đường biển) mà bạn có thể sẽ cần phải thực hiện.

Khái niệm về Bill of lading

Bill trong xuất nhập khẩu là gì năm 2024
Mẫu bill of lading

Bill of lading hay còn được gọi là vận đơn đường biển chính là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, do chính người vận chuyển lập, ký và cấp. Trong đó người vận chuyển sẽ xác nhận hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển và cam kết rằng số hàng hóa đó sẽ đến được đến tay người nhận tại cảng đích với chất lượng tốt và đầy đủ số lượng như được ghi trên giấy tờ.

Nói một cách ngắn gọn hơn thì Bill of lading chính là chứng từ do bên vận chuyển phát hành cho người gửi hàng, để xác nhận đã nhận hàng và sẽ vận chuyển số hàng đó đến tay người nhận được ủy quyền. Có thể ví vận đơn đường biển như một bằng chứng về giao dịch hàng hóa giữa người gửi và người vận chuyển

Vận đơn đường biển có các chức năng chính sau:

Là bằng chứng từ xác nhận người chuyên chở đã nhận hàng. Vận đơn đường biển còn có thể xem như một loại giấy tờ dùng để thanh toán tại ngân hàng vì nó chứng minh cho quyền sở hữu lô hàng, chính vì thế nên vận đơn gốc còn có thể mua bán được. Vận đơn còn có thể được xem là hợp đồng vận chuyển được ký. Trong trường hợp thuê tàu chuyến thì người vận chuyển sẽ ký kết với người gửi hàng, còn trong trường hợp thuê tàu chợ thì hai bên sẽ ký giấy xác nhận lưu cước cho đến khi hàng lên tàu thì hai bên mới bắt đầu thực hiện trách nhiệm.

Các nội dung chính trên Bill of lading

Bill trong xuất nhập khẩu là gì năm 2024
Mẫu bill of lading

Với những chức năng như vậy thì các nội dung chính Bill of lading là gì? Và một mẫu Bill of Lading đúng tiêu chuẩn thì cần phải có những nội dung gì thì vận đơn đường biển mới được xem là có hiệu lực.

Dưới đây sẽ là các nội dung chính cần có trong một vận đơn đường biển:

Number of bill of lading/bill no. (Số vận đơn): Được quy định bởi người phát hành vận đơn, trong đó sẽ chứa các thông tin về hãng tàu nhận chở và logo của hãng. Ngoài ra nó còn được dùng để tra cứu bill of lading và khai báo với hải quan. Shipper (Người gửi hàng hay người xuất khẩu): Các thông tin của người gửi hàng. Consignee (Người nhận hàng): Thông tin của người nhận hàng. Vessel name (Tên tàu): Ghi rõ tên tàu sẽ nhận vận chuyển cũng như mã hiệu của chuyến đi. Port of lading – POL (Cảng xếp hàng): Tên và địa chỉ nơi bốc hàng lên tàu. Port of discharge – POD (Cảng dỡ hàng): Tên và địa chỉ nơi dỡ hàng xuống. Descriptions of good (Mô tả hàng hóa): Mô tả về hàng hóa được vận chuyển. Number of containers or packages (Số kiện và cách đóng gói hàng): Số kiện hàng và cách đóng gói của mỗi kiện hàng sẽ khác nhau chính vì thế cần được ghi rõ về số lượng hàng số thùng hàng để có thể dễ dàng kiểm soát trong quá trình vận chuyển. Measurements/Volume (Thể tích hàng): cũng như số kiện và cách đóng gói thì thể tích về khối lượng và thể tích bao bì của mỗi đơn hàng là không giống nhau chính vì thế cần được thể hiện trên tờ vận đơn để bên chuyên chở có thể tiện hơn trong việc bốc dỡ hàng hóa. Total Weight/ Gross weight (Trọng lượng tính cả bao bì) Freight and charges (Cước phí và phụ phí): thông tin về phí cũng như các phụ phí sẽ phải trả sẽ được thể hiện rõ bằng số và bằng chữ. Các thông tin về hình thức thu phí. Number of original bill of lading (Số bản vận đơn): thể hiện số bản vận đơn gốc được phát hành. Place and date of issue (Thời gian và địa điểm cấp vận đơn): Thường sẽ là ngày bốc dỡ hàng hoặc sẽ trễ hơn một ngày. Địa điểm sẽ là tên nước xuất khẩu hàng đi. Carrier’s signature (chữ ký của người vận chuyển): Tại đây sẽ là chữ ký của người vận chuyển hay của đại lý ủy quyền phát hành.

Phân loại vận đơn đường biển

Bill trong xuất nhập khẩu là gì năm 2024
Mẫu bill of lading

Như vậy vận Bill of lading sẽ được phân làm mấy loại vận đơn. Và các loại vận đơn đó là như thế nào?

Có thể nói vận đơn được phân làm 4 loại chính thông dụng hiện nay:

Phân loại theo người nhận hàng

Vận đơn vô danh (Bearer B/L): Đây là loại vận đơn theo lệnh. Nếu không ghi theo lệnh của ai thì người giữ vận đơn sẽ có thể nhận được hàng. Vận đơn đích danh (Straight B/L): Sẽ có thông tin chi tiết tên người nhận hàng và chỉ có thể giao hàng khi người nhận hàng xuất trình các giấy tờ hợp lệ. Vận đơn theo lệnh (Order B/L): Đây là loại vận đơn phổ biến nhất, người vận tải sẽ phải giao hàng theo chỉ định của người gửi hàng. Nếu phía sau ký hậu có ghi rõ tên người nhận thì lúc này vận đơn theo lệnh sẽ chuyển thành vận đơn đích danh, còn nếu phần ký hậu để trống thì nó sẽ là vận đơn vô danh.

Phân loại theo tình trạng bốc xếp hàng

Vận đơn nhận hàng để chở: Sẽ được cấp khi hàng chưa qua lang can tàu và cam kết hàng sẽ được xếp tàu như đã cam kết. Vận đơn đã bốc hàng lên tàu: Loại vận đơn này sẽ được cấp khi hàng đã qua lang can tàu.

Phân loại dựa trên tình trạng hàng

Vận đơn không hoàn hảo: Sẽ xảy ra khi trên phần ghi chú của vận đơn có các vấn đề như hàng hóa có dấu hiệu hư hỏng, bao bì không còn nguyên vẹn,… Vận đơn hoàn hảo: Ngược lại với vận đơn không hoàn hảo thì trên phần ghi chú sẽ không có các ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa.

Phân loại dựa trên theo hành trình chuyên chở và vận tải

Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Hàng hóa sẽ được đi thẳng từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu. Vận đơn chở suốt (Through B/L): Hàng hóa sẽ được chuyển sang tàu trung gian trong quá trình vận chuyển.
  • Vận chuyển đa phương thức (Intermodal B/L): hàng hóa được vận chuyển theo nhiều phương thức hay qua nhiều tàu để đến cảng nhập khẩu.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Bill of lading

Bill trong xuất nhập khẩu là gì năm 2024
Mẫu bill of lading

Khi sử dụng vận đơn cần có một vài lưu ý để có thể đảm bảo an toàn cũng như thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyển và chuyển giao hàng hóa. Các lưu ý đó sẽ bao gồm:

Tính pháp lý của vận đơn

Các thông tin trên vận đơn phải chính xác và cần phải chứa đầy đủ các thông tin cần thiết để vận đơn có tính pháp lý, làm căn cứ cho các bên khi giao nhận hàng. Điều này là rất cần thiết vì các tính huống không mong muốn như mất mát hàng hóa, hư hỏng,… sẽ được xử lý dựa trên các thông tin được ghi trên vận đơn.

Kiểm tra thông tin của vận đơn

Cần kiểm tra các thông tin trên vận đơn để có thể chắc chắn các thông tin đó là chính xác để có thể tránh việc xảy ra tranh chấp không mong muốn. Một số thông tin cần kiểm tra kỹ như: loại hàng, số lượng, ngày giao dịch,…

Đây đều là các thông tin quan trong để giúp thuận tiện hơn cho việc vận chuyển cũng như thanh toán. Người giao chỉ có thể giao hàng khi nhận được vận đơn gốc (thông thường sẽ được chuyển đến người nhập khẩu trước khi hàng đến). Khi bản vận đơn gốc được xuất trình thì các vản khác không còn hiệu lực giá trị nữa.

Bill trong xuất nhập khẩu là gì năm 2024
Mẫu bill of lading

Bill of lading là một dạng giấy tờ không thể thiếu trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng con đường biển. Như các thông tin trên đã nhắc đến thì vận đơn đường biển chính là loại giấy tờ xác nhận chủ sở hữu hàng hóa. Ngoài ra, việc sử dụng Bill of lading còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng vì nó có đầy đủ các thông tin cần thiết cho đơn hàng vận chuyển, điều này có thể tránh được rất nhiều tranh chấp không mong muốn giữa các bên. Như vậy, có thể thấy việc hiểu nó cũng như nắm rõ các nội dung quan trọng trong đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. WinGo sẽ luôn chia sẽ cho bạn những thông tin hữu ích nhất liên quan đến lĩnh vực vận tải.

Bill of lading trọng xuất nhập khẩu là gì?

Bill of Lading – Vận đơn – B/L là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận.

Bill gốc tiếng Anh là gì?

BILL (BILL OF LADING ) LÀ GÌ? Trong ngành nghề Xuất Nhập Khẩu hầu như ai cũng phải biết và thường xuyên nhắc đến từ Bill vì nó là một chứng từ rất cần thiết chứng minh cho 1 lô hàng. CÓ RẤT NHIỀU LOẠI BILL OF LADING. + BILL GỐC (ORIGINAL BILL): là Bill cho hãng tàu hoặc forwader phát hành.

Có bao nhiêu loại Bill trọng xuất nhập khẩu?

Tuy nhiên, để dễ hiểu về các loại Bill, chúng ta có thể chia Bill làm ba loại chính sau..

Bill Original. Bill Original hay Bill gốc là bill do các hãng vận tải hoặc do các Freight Forwarder (FWD) phát hành. ... .

Bill Surrendered. ... .

Bill Seaway..

Bill trọng tiếng Anh nghĩa là gì?

Hoá đơn. Luật dự thảo, dự luật. (từ Mỹ, nghĩa Mỹ) Giấy bạc.