Bài tập ôn chương 1-2 hóa 11

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Sự điện li Hóa 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết

Để hiểu rõ, nắm vững các khái niệm, định nghĩa cũng như công thức quan trọng của môn Hóa học lớp 11, loạt bài tổng hợp các câu hỏi ôn tập môn Hóa học 11 Chương 1: Sự điện li chọn lọc, có trả lời chi tiết giúp bạn củng cố kiến thức từ đó ôn tập đạt điểm cao trong bài thi môn Hóa học 11.

Bộ câu hỏi ôn tập Hóa học lớp 11 Chương 1 có đáp án chi tiết

  • Nguyên nhân tính dẫn điện của một số dung dịch? Lấy ví dụ một số dung dịch dẫn điện, dung dịch không dẫn điện.
  • Thế nào là chất điện li mạnh? Chất điện li yếu? Cho ví dụ minh hoạ.
  • Tại sao nói cân bằng điện li là cân bằng động?
  • Thế nào là axit một nấc, axit nhiều nấc? Cho ví dụ minh họa.
  • Thế nào là hiđroxit lưỡng tính? Viết phương trình điện li của các hiđroxit lưỡng tính thường gặp: Zn(OH)2; Al(OH)3; Sn(OH)2; Pb(OH)2?
  • Thế nào là muối trung hoà, muối axit? Cho ví dụ minh hoạ. Tại sao một số muối Na2HPO3; NaH2PO2 vẫn còn hiđro nhưng là muối trung hòa?
  • Nêu mối liên hệ giữa nồng độ H+, pH với môi trường dung dịch?
  • Phương trình ion rút gọn cho biết điều gì? Cách chuyển phương trình dưới dạng phân tử thành phương trình ion rút gọn. Cho ví dụ.
  • Độ điện li α (anpha) là gì? Khi pha loãng dung dịch thì độ điện li thay đổi như thế nào?
  • Vì sao NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày?
  • Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ?



Câu hỏi: Nguyên nhân tính dẫn điện của một số dung dịch? Lấy ví dụ một số dung dịch dẫn điện, dung dịch không dẫn điện.

Trả lời:

- Một số dung dịch dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện chuyển động tự do (gọi là các ion).

- Ví dụ:

+ Dung dịch dẫn điện:

Dung dịch natri hiđroxit (NaOH)

Phương trình điện li: NaOH → Na+ + OH-

Dung dịch đồng (II) sunfat (CuSO4):

Phương trình điện li: (CuSO4) → Cu2+ + SO42-

+ Dung dịch không dẫn được điện: dung dịch rượu etylic (C2H5OH); dung dịch saccarozơ (C12H22O11) …

Câu hỏi: Thế nào là chất điện li mạnh? Chất điện li yếu? Cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử phân hoà tan đều phân li ra các ion.

Ví dụ: H2SO4, KOH, NaNO3,….

Phương trình điện li:

H2SO4 → 2H+ + SO42-

KOH → K+ + OH-

NaNO3 → Na+ + NO3-

- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

Ví dụ: HNO2; HClO,…

Phương trình điện li:

HNO2 ⇄ H+ + NO2-

HCLO ⇄ H+ + CLO-

Câu hỏi: Tại sao nói cân bằng điện li là cân bằng động?

Trả lời:

Cân bằng điện li là cân bằng động do cân bằng điện li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch. Cân bằng điện li được thiết lập khi tốc độ phân li bằng với tốc độ kết hợp các ion tạo lại phân tử.

Giống như mội cân bằng hóa học khác, cân bằng điện li cũng tuân theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa – tơ – li – ê.

Đề bài

Câu 1 :

(ĐH B - 2008) Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là

  • A 3
  • B 4
  • C 5
  • D 2

Câu 2 :

Dãy nào sau đây chỉ gồm những chất điện li mạnh?

  • A H2S, H2SO4, Ca(OH)2.
  • B H2O, H2S, CH3COOH.
  • C CH3COOH, H2O, HCl.
  • D H2SO4, Ca(OH)2, HCl.

Câu 3 :

Cho các chất sau: HF, NaCl, NaOH, CuSO4, H3PO3, MgCl2, CH3COOH, H2S, NH3, saccarozơ, AgNO3, C2H5OH . Số chất điện li yếu là

  • A 5
  • B 6
  • C 4
  • D 7

Câu 4 :

Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,001M, dung dịch nào dẫn điện kém nhất ?

  • A HCl.
  • B HF.
  • C HI.
  • D HBr.

Câu 5 :

Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng ?

  • A Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.
  • B Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.
  • C Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.
  • D Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.

Câu 6 :

Dung dịch HF 0,02M có độ điện li α = 0,015M. Nồng độ ion H+ có trong dung dịch là

  • A 3.10-4 M.
  • B 6.10-4 M.
  • C 1,5.10-4 M.
  • D 2.10-4 M.

Câu 7 :

Trong dung dịch CH3COOH 4,3.10-2 M người ta xác định được nồng độ ion H+ là 8,6.10-4 M. Phần trăm phân tử CH3COOH phân li ra ion là

  • A 5%.
  • B 2%.
  • C 4%.
  • D 1%.

Câu 8 :

Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng ?

  • A Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
  • B Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
  • C Một hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation H+ là axit.
  • D Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong phân tử.

Câu 9 :

Muối nào tan trong nước tạo dung dịch có môi trường kiềm ?

  • A KCl.
  • B Na2S.
  • C NH4Cl.
  • D NaNO3.

Câu 10 :

Trong các muối sau : NaCl, Na2CO3, K2S, Na2SO4, KNO3, NH4Cl, ZnCl2, những muối có môi trường trung tính là

  • A NaCl, KNO3, Na2SO4.
  • B Na2CO3, ZnCl2, NH4Cl.
  • C NaCl, K2S, KNO3.
  • D KNO3, Na2SO4, NH4Cl.

Câu 11 :

Trong các dung dịch sau : Na2SO4, NaHSO4, H3PO4, Na2HPO3, CaCl2, FeCl3, Na2S, NH4NO3, có bao nhiêu dung dịch có môi trường axit ?

  • A 2
  • B 4
  • C 3
  • D 5

Câu 12 :

Cho dãy các chất Al, Al(OH)3, NaHCO3, Na2SO4, Zn(OH)2. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

  • A 5
  • B 4
  • C 3
  • D 2

Câu 13 :

Cho các chất: Cr, Fe2O3, Cr2O3, Al(OH)3, Zn, Al2O3, NaAlO2, AlCl3, Zn(OH)2, ZnSO4. Số chất có tính lưỡng tính là

  • A 3
  • B 4
  • C 5
  • D 6

Câu 14 :

Khối lượng chất rắn khan khi cô cạn dung dịch chứa 0,01 mol K+, 0,025 mol Cu2+, 0,05 mol Cl- và a mol $SO_4^{2 - }$ là

  • A 3,765 gam.
  • B 0,005 gam.
  • C 4,245 gam.
  • D 0,320 gam.

Câu 15 :

Một dung dịch chứa 0,2 mol Cu2+; 0,3 mol K+, a mol $NO_3^ - $ và b mol $SO_4^{2 - }$. Tổng khối lượng muối tan có trong dung dịch là 62,3 gam. Giá trị của a và b lần lượt là

  • A 0,3 và 0,2.
  • B 0,2 và 0,3.
  • C 0,2 và 0,5.
  • D 0,5 và 0,1.

Câu 16 :

Dung dịch Y chứa Ca2+ (0,1 mol), Mg2+ (0,3 mol), $C{l^ - }$ (0,4 mol), $HCO_3^ - $ (y mol). Khi cô cạn dung dịch lượng muối khan thu được là

  • A 37,4 gam.
  • B 49,8 gam.
  • C 25,4 gam.
  • D 30,5 gam.

Câu 17 :

Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là

  • A 1M.
  • B 0,25M.
  • C 0,75M.
  • D 0,5M.

Câu 18 :

Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là:

  • A 1
  • B 2
  • C 6
  • D 7

Câu 19 :

Trộn 100ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375 M và HCl 0,0125 M) thu đ­ược dung dịch X, giá trị pH của dung dịch X là:

  • A 1
  • B 2
  • C 6
  • D 7

Câu 20 :

Trộn 200 ml dd hỗn hợp gồm HNO3 0,3M và HClO4 0,5M với 200 ml dd Ba(OH)2 a mol/lit thu được dd có pH = 3. Vậy a có giá trị là:

  • A 0,391
  • B 3,999
  • C 0,399
  • D 0,395

Câu 21 :

Thể tích của n­ước cần thêm vào 15 ml dung dịch axit HCl có pH = 1 để đ­ược dung dịch axit có pH = 3 là:

  • A 1,68 lít
  • B 2,24 lít
  • C 1,12 lít
  • D 1,485 lít

Câu 22 :

Trộn V1 lít dung dịch HCl (pH = 5) với V2 lít dung dịch NaOH (pH = 9) thu được dung dịch có pH = 8. Tỉ lệ V1/ V2 là:

  • A 1/3
  • B 3/1
  • C 9/11
  • D 11/9

Câu 23 :

Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. pH của dung dịch thu được:

  • A 10
  • B 12
  • C 11
  • D 13

Câu 24 :

Dung dịch axit fomic HCOOH 0,007 M có độ điện li = 0,1. Tính pH của dung dịch HCOOH:

  • A 3,15
  • B 3,44
  • C 3,55
  • D 3,89

Câu 25 :

Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch ?

  • A Na+, Mg2+, NO3-, SO42-.
  • B Ba2+, Al3+, Cl–, HSO4-.
  • C Cu2+, Fe3+, SO42-, Cl– .
  • D K+, NH4+, Cl–, PO43-.

Câu 26 :

Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là:

  • A AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
  • B AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
  • C AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4.
  • D Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.

Câu 27 :

Xét phương trình: ${\text{S}{\text{2 - }}}\text{ + 2}{\text{H}\text{ + }} \to {\text{H}_\text{2}}\text{S}$. Đây là phương trình ion thu gọn của phản ứng

  • A FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
  • B NaHS + HCl → NaCl + H2S
  • C 2NaHSO4 + Na2S → Na2SO4 + H2S
  • D BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S

Câu 28 :

Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 (2) CuSO4 + Ba(NO3)2

(3) Na2SO4 + BaCl2 (4) H2SO4 + BaSO3

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2

Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion thu gọn là

  • A (1),(2),(3),(6)
  • B (1),(3),(5),(6)
  • C (2),(3),(4),(6)
  • D (3),(4),(5),(6)

Câu 29 :

Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 40 ml dung dịch HCl 2,5.10-2 M với 60 ml dung dịch CH3COOH 1,67.10-4 M. Biết CH3COOH có Ka = 10-4,76.

  • A 2
  • B 2,87
  • C 3,05
  • D 5,04

Câu 30 :

Chất dùng để phân biệt 3 muối: NaCl; NaNO3 và Na3PO4 là:

  • A quỳ tím.
  • B dd NaOH.
  • C HCl.
  • D dd AgNO3.

Câu 31 :

Có 4 dung dịch riêng biệt: Na2CO3, Na2SO4, NaNO3, BaCl2. Chỉ dùng thêm quỳ tím thì có thể nhận biết được mấy chất?

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Câu 32 :

Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?

  • A [H+] = [NO3-]
  • B pH < 1,0
  • C [H+] > [NO3-]
  • D pH > 1,0

Câu 33 :

Để được dung dịch chứa: 0,05 mol Al3+; 0,06 mol SO42- ; 0,03 mol Cl-. Phải hòa tan vào nước những muối nào, bao nhiêu mol ?