Bai soan văn hóa giao thông lớp 3 violet năm 2024

Xây dựng các thư viện số hay còn gọi là thư viện điện tử đã và đang trở nên phổ biến tại nhiều trường THPT. Việc số hóa thư viện không những giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu mà còn giúp các em tìm kiếm tài liệu học tập dễ dàng. Mặc dù mới là năm đầu tiên Trường THPT Tức Tranh (Phú Lương) đi vào hoạt động, nhưng Nhà trường đã quan tâm xây dựng được thư viện số với hàng nghìn đầu sách, tài liệu, bài thi, bài giảng…

Bai soan văn hóa giao thông lớp 3 violet năm 2024

Giao diện thư viện số của Trường THPT Tức Tranh.

Trường THPT Tức Tranh được khởi công xây dựng vào năm 2022 tại xóm Đồng Danh, xã Tức Tranh, trên diện tích 2,52ha. Trường có quy mô 2 nhà lớp học 2 tầng với 24 phòng học và nhà hợp khối (bao gồm: nhà hiệu bộ, khối phục vụ học tập, phòng học bộ môn, thư viện, 1 nhà đa năng và các hạng mục phụ trợ hạ tầng kĩ thuật kèm theo).

Công trình được đầu tư đồng bộ với các trang thiết bị hiện đại, kiến trúc không gian phù hợp đảm bảo tốt nhất cho việc học tập của học sinh. Để học sinh khai thác được các thông tin, tài liệu bổ trợ cho quá trình học tập, Nhà trường đã xây dựng thư viện số giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với sách tham khảo, bài giảng, đề thi…

Sự tiện lợi của thư viện số đã thay đổi thói quen tìm đọc của các em học sinh, sự tiện lợi khi có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi là sự khác biệt mà không thư viện truyền thống nào có thể làm được. Cùng với đó, việc mở rộng đầu sách, tài liệu gần như không có giới hạn, mà lại không tốn nhiều thời gian tìm kiếm là những ưu điểm vượt trội so với thư viện truyền thống.

Nhờ việc thuê lại nền tảng từ thư viện trực tuyến Violet, thư viện số của Trường THPT Tức Tranh được thừa hưởng toàn bộ kho dữ liệu khổng lồ với hàng triệu cuốn sách, bài giảng, giáo án, đề thi, sách tham khảo... Từ kho dữ liệu đó, các thầy cô giáo phụ trách bộ môn phối hợp với cán bộ quản lý thư viện chọn lọc, cập nhật trên 3.500 đầu sách, cùng hàng nghìn bài giảng, đề thi, tài liệu tham khảo phù hợp với nhu cầu học tập của các em học sinh.

Đến nay, thư viện số của Nhà trường đã cập nhật đẩy đủ bộ sách giáo khoa của 3 nhà xuất bản Cánh Diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo.

Bai soan văn hóa giao thông lớp 3 violet năm 2024

Giáo viên Trường THPT Tức Tranh hướng dẫn học sinh sử dụng thư viện số.

Em Lại Thị Thanh Xuân, lớp 12A1, cho biết: Thư viện của Nhà trường được xây dựng khang trang, rộng rãi, được lắp đầy đủ các thiết bị phục vụ việc học của chúng em như máy tính, bàn ghế, bảng viết; đặc biệt, hàng trăm đầu sách được các thầy cô chắt lọc, lựa chọn rất phù hợp với học sinh. Từ đầu năm học, Nhà trường xây dựng thư viện số và bổ sung hàng nghìn đầu sách, được chúng em ví như “ngân hàng tri thức”.

Còn em Cao Đức Huy, lớp 11A1, nói: Việc truy cập, tìm tài liệu trên thư viện số của Nhà trường để tìm bài giảng về các kiến thức mới, hoặc ôn lại kiến thức trên lớp đã trở thành thói quen thường xuyên của em khi tự học ở nhà. Thư viện số đặc biệt hữu ích đối với chúng em vào thời điểm nghỉ hè khi không thể đến trường thường xuyên để tìm sách.

Để các em học sinh hình thành thói quen sử dụng thư viện số, đội ngũ giáo viên biên soạn tài liệu của thư viện luôn lắng nghe ý kiến của các em học sinh về việc xây dựng thư viện số sao cho phù hợp nhất. Cùng với đó, giao diện thư viện số cũng được trình bày rất khoa học, chia thành các mục như: Bài giảng, giáo án, tư liệu, đề thi, sách tham khảo…

Đặc biệt, thư viện cũng xây dựng góc ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tập hợp các video kiến thức trọng tâm của hầu hết các môn học. Nhờ tập hợp số lượng tài liệu vừa phong phú lại phù hợp với nhu cầu của học sinh Nhà trường nên chỉ trong 5 tháng đi vào hoạt động, thư viện số đã ghi nhận hàng nghìn lượt truy cập và xem video bài giảng mỗi tháng.

Cô Nguyễn Thị Hòa, Hiệu trưởng Nhà trường, cho biết: Cùng với thư viện số, Trường THPT Tức Tranh còn đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng các phần mềm trong quá trình giảng dạy, quản lý học sinh như: VNEdu (quản lý điểm học sinh); cơ sở dữ liệu ngành giáo dục; phần mềm tập huấn thường xuyên của Bộ Giáo dục - Đào tạo; kế toán; quản lý tài sản; giảng dạy online… Việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy theo hướng hiện đại hơn, phù hợp với sự phát triển của xã hội.

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 28/2009/TT-BGDĐT NGÀY 21 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tuần làm việc 40 giờ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Khoản 1, Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Văn bản này áp dụng đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục công lập, bao gồm: trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường, lớp dành cho người khuyết tật (sau đây gọi chung là các trường phổ thông) và trường dự bị đại học”.

2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Nhiệm vụ của giáo viên

Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học”.

3. Bổ sung khoản 2a, Điều 5 như sau:

“2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:

  1. 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
  1. 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
  1. 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
  1. 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học”.

4. Điểm a, khoản 3, Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.

5. Bổ sung khoản 2a, Điều 6 như sau:

“2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết”.

6. Khoản 2, Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

Định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;

Định mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học”.

7. Bổ sung khoản 2a, Điều 7 như sau:

“2a. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các chức vụ kiêm nhiệm thay thế cho định mức tiết dạy được quy định tại Thông tư này”.

8. Bổ sung khoản 2a, 5a, 5b, Điều 8 như sau:

“2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần”.

“5a. Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần”.

“5b. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần;

Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần”.

9. Khoản 1, khoản 2, Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần”.

1a. Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giám định mức tiết dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”.

“2. Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề”.

10. Bổ sung khoản 2a, Điều 10 như sau:

“2a. Giáo viên nữ trường dự bị đại học có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần được giảm 3 tiết”.

11. Khoản 2, Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ 2. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra tiết dạy để tính số giờ giảng dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:

  1. Đối với giáo viên được huy động làm cộng tác viên thanh tra, thời gian làm việc quy đổi được tính theo Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục;
  1. Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức;
  1. Báo cáo ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh do nhà trường tổ chức (có giáo án/kế hoạch dạy học hoặc đề cương báo cáo) thì mỗi tiết báo cáo thực tế được tính bằng 1,5 tiết dạy định mức;
  1. Hiệu trưởng nhà trường căn cứ tình hình thực tế quy định việc quy đổi tiết dạy đối với các công việc chuyên môn khác sau khi có ý kiến đồng ý của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý đối với các cơ sở giáo dục”.

12. Bổ sung khoản 2a, Điều 11 như sau:

“2a. Tiết dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định:

  1. Dạy các nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông và đặc thù (nếu có) đối với trường phổ thông và khung chương trình đối với trường dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, hướng dẫn;
  1. Đảm bảo số tiết theo quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được quy định tại Thông tư này và công khai tại hội nghị công chức, viên chức hằng năm của nhà trường”.

13. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 13. Trách nhiệm của Hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học.

Hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học chịu trách nhiệm tổ chức việc thực hiện chế độ làm việc và tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện chế độ làm việc theo Quy định này”.

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.