Atlat địa lí việt nam là gì năm 2024

Atlat Địa lý Việt Nam do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, dày 32 trang (nên sử dụng Atlat tái bản gần đây nhất).

2. Nắm chắc các ký hiệu.

HS cần nắm chắc các ký hiệu chung ở trang 3 của cuốn Atlat, vì các trang bản đồ trong Atlat chỉ in chú thích riêng của bản đồ đó. Mặt khác, việc nhớ thuộc các ký hiệu sẽ giúp cho học sinh đỡ mất thời gian trong quá trình làm bài thi.

3. Phân tích câu hỏi để nhận định câu hỏi nào có thể dùng Atlat.

- Các câu hỏi yêu cầu dựa vào Atlat.

- Các câu hỏi yêu cầu trình bày tên đối tượng, về sự phân bố hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó... đều có thể dùng Atlat để trả lời. Các câu hỏi yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, HS cũng có thể tìm thấy trên cơ sở số liệu ở các bảng thống kê, biểu đồ trong Atlat.

4. Chọn bản đồ phù hợp nhất với nội dung câu hỏi.

Sau khi đọc câu hỏi các em nên xác định xem đối với câu hỏi đó có thể sử dụng những trang Atlat nào để trả lời, sau đó cần xác định trang phù hợp nhất.

Ví dụ: Đối với câu hỏi “Trình bày vùng phân bố chủ yếu của các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta: Chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa” thì có thể sử dụng trang Cây công nghiệp (trang 19) và trang Nông nghiệp chung (trang 18) tuy nhiên trang thích hợp nhất là trang 19 vì trang 18 không có phạm vi vùng và chú thích cho từng loại cây công nghiệp.

5. Biết khai thác bảng số liệu, biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat.

Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn...) hoặc các bảng số liệu thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông - lâm nghiệp) của các ngành kinh tế. HS cần biết cách khai thác các bảng số liệu, biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần lý thuyết.

6. Biết sử dụng kết hợp nhiều bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi.

Trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, HS có thể xác định những trang bản đồ cần thiết dựa vào phần mục lục cuối cuốn Atlat (trang 31).

- Những câu hỏi chỉ cần sử dụng một trang bản đồ của Atlat để trả lời. Ví dụ: Đối với câu hỏi “Kể tên các thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta” thì chỉ cần sử dụng bản đồ Hành chính (trang 5) là đủ.

- Những câu hỏi cần dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat để trả lời:

+ Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành.

Ví dụ: Khi đánh giá tiềm năng của ngành Công nghiệp năng lượng, HS không những chỉ sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp này mà còn sử dụng bản đồ công nghiệp để thấy vai trò của ngành này với các ngành công nghiệp khác; sử dụng bản đồ Công nghiệp năng lượng kết hợp với bản đồ Sông ngòi để thấy tiềm năng phát triển thủy điện...

+ Những câu hỏi về tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng kinh tế.

Ví dụ: Khi phân tích các thế mạnh của vùng Đồng bằng Sông Hồng, HS cần dựa vào bản đồ vùng kinh tế Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng Sông Hồng trang 26 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi về vị trí vùng. Đồng thời HS phải biết đối chiếu giữa bản đồ vùng kinh tế với các bản đồ khác (như đất, khí hậu, sông ngòi, dân cư...) nhằm xác định được đầy đủ các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của vùng.

7. Sử dụng Atlat trong quá trình học lý thuyết.

Khi học lý thuyết, HS nên xác định nội dung bài học có trong Atlat sau đó mở trang Atlat có liên quan, như vậy sẽ tránh được việc ghi nhớ máy móc, kiến thức của các em sẽ được khắc sâu hơn. Ví dụ: Khi học bài “Vấn đề phát triển thương mại”, HS nên vừa đọc tài liệu vừa xem bản đồ Thương mại (trang 19).

Trên đây là một số gợi ý khi sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam. HS cần lưu ý Atlat không phải là câu “thần chú” mà chỉ góp phần cung cấp thêm kiến thức, vì vậy muốn đạt được điểm 9, 10 thì HS cần chăm chỉ học bài. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Atlat Địa lý Việt Nam thực chất là tập bản đồ, một tập nhiều bản đồ sắp xếp lại với nhau, được viết bằng kí hiệu, màu sắc, bản đồ, bảng số liệu… Atlat Địa lý Việt Nam và đề thi THPT quốc gia môn Địa lý được cấu trúc phù hợp với các đơn vị sách giáo khoa Địa lý lớp 12 nên thí sinh cần nắm rõ điều này.

Theo thầy Châu: Nếu sách giáo khoa Địa lý lớp 12 được cấu trúc thành 4 đơn vị kiến thức cơ bản là: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí các vùng kinh tế thì Atlat Địa lý Việt Nam cũng được cấu trúc tương tự như vậy.

Trong Atlat Địa lí Việt Nam chia thành:

- Phần 1: Địa lí tự nhiên (từ trang 4 đến trang 14).

- Phần 2: Địa lý dân cư (từ trang 15 đến trang 16).

- Phần 3: Địa lý các ngành kinh tế (từ trang 17 đến trang 25).

- Phần 4: Địa lý các ngành kinh tế (từ trang 26 đến trang 30).

Năm 2016, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ không công bố đề thi minh họa THPT quốc gia. Đề thi năm 2016 về cơ bản ổn định như năm 2015, vì vậy thí sinh có thể tham khảo đề minh họa năm ngoái.

Dựa vào đề thi năm 2015 cho thấy, đề thi THPT quốc gia môn Địa lý gồm 4 câu tập trung vào các vấn đề sau:

- Câu 1: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư

- Câu 2: Kiểm tra kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam.

- Câu 3: Kiểm tra kỹ năng xử lý số liệu, tính toán, vẽ, nhận xét và giải thích biểu đồ.

- Câu 4: Địa lí ngành, Địa lí vùng kinh tế Việt Nam.

Thầy Lê Quốc Châu khuyên rằng: Atlat Địa lý Việt Nam được coi là “tài liệu” duy nhất mà học sinh được sử dụng trong kỳ thi THPT quốc gia nên khi làm bài thí sinh cần tận dụng hết những gì trong Atlat có để có thể giành điểm cao:

Khi làm bài câu 1, học sinh chỉ cần dựa vào Atlat từ trang 4 đến trang 14, câu 2 thì nên dựa vào toàn bộ cuốn Atlat, câu 3 vẽ biểu đồ nên các em có thể tham khảo các biểu đồ kèm theo trong Atlat còn câu 4 thì thí sinh dựa vào Atlat từ trang 26 đến trang 30 và kết hợp với các trang khác.

Những nội dung không có trong Atlat, buộc thí sinh phải học đó là: vai trò của ngành nông nghiệp-công nghiệp, các định hướng phát triển kinh tế-xã hội, các giải pháp....

Cách tận dụng toàn bộ thông tin trong Atlat Địa lý Việt Nam để làm bài thi tốt:

- Đọc kỹ bảng chú giải (nằm ở trang đầu Atlat và trong mỗi trang Atlat cũng có bảng kí hiệu riêng). Đọc kỹ bảng chú giải để biết những đối tượng địa lí nào được thể hiện trên biểu đồ, cách thức thể hiện ra sao, bằng màu sắc, kí hiệu hình học, tượng hình hay bằng chữ viết.

- So sánh, đối chiếu kí hiệu, màu sắc ở bảng chú giải với từng kí hiệu, màu sắc trên mỗi bản đồ trong Atlat. Từ đó, rút ra nhận xét về thực trạng, về phân bố các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Sử dụng kết hợp nhiều trang Atlat để trả lời một câu hỏi trong đề thi.

Ví dụ, giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long lại trở thành vựa lúa số 1 cả nước, thí sinh cần sử dụng Atlat trang về vùng Đồng bằng sông Cửu Long (trang 29) kết hợp các bản đồ địa hình, đất đai, sông ngòi, khí hậu, động thực vật thì mới có câu trả lời thấu đáo, trọn vẹn nhất.

- Khai thác kiến thức, số liệu từ các biểu đồ trong Atat. Trong Atlat có rất nhiều loại biểu đồ. Các biểu đồ vừa là hình vẽ để thí sinh tham khảo khi vẽ các loại biểu đồ mà đề thi yêu cầu, vừa cung cấp các số liệu.

Thí sinh chỉ cần tính toán, xử lý số liệu, nhận xét số liệu thì sẽ ra ngay phần kiến thức về thực trạng, xu thế phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, phần này, không cần học thuộc sách giáo khoa mà chỉ cần kỹ năng sử dụng Atlat cho tốt, cho thành thạo là được.

Muốn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam thành thạo buộc học sinh phải chăm chỉ học trên Atlat, luyện đề, giải đề theo từng trang, có bộ câu hỏi về kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.

Atlat Địa lí Việt Nam nghĩa là gì?

Atlat Địa lý Việt Nam là tập nhiều bản đồ sắp xếp lại với nhau, được viết bằng các ký hiệu, màu sắc, số liệu,… thể hiện từ tổng thể đến bộ phận, từ chung đến riêng về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội của nước ta.nullMẹo sử dụng tối đa “chiếc phao cứu sinh” trong môn thi Địa lýhuongnghiep.hocmai.vn › meo-su-dung-toi-da-chiec-phao-cuu-sinh-trong-...null

Atlat có ý nghĩa gì?

Atlat hay atlas (tiếng Hy Lạp cổ: Ἄτλας) là một tập hợp các bản đồ, thường là của Trái Đất hoặc một khu vực trên Trái Đất. Ngoài ra còn có atlas của các hành tinh (hoặc vệ tinh của nó) trong hệ Mặt Trời.nullAtlat – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Atlatnull

Atlat có vai trò gì?

nó diễn giải các vấn đề địa lý đi từ cái chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến kinh tế xã hội, từ tổng thể đến các bộ phận. Có thể nói rằng Atlat vừa là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các kỳ thi môn Địa Lý.26 thg 6, 2015nullGợi ý sử dụng Atlat địa lý Việt Nam khi làm bài thigiaoduc.net.vn › goi-y-su-dung-atlat-dia-ly-viet-nam-khi-lam-bai-thi-post1...null

Atlat dùng để làm gì?

Atlat được dùng để giảng dạy và học tập môn Địa lí cho các bài ở nhiều khối lớp khác nhau của THPT (đặc biệt trong Địa lí lớp 12).25 thg 6, 2020nullHƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ 12 - Trường THPT Ngô Quyềnthptngoquyen.thainguyen.edu.vn › huong-dan-su-dung-atlat-dia-li-12null