2007 đông nam bộ chiếm bao nhiêu tỷ usd năm 2024

Cơ quan Phát triển và Thương mại Liên hiệp quốc (UNCTAD) vừa cho biết, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục 1.538 tỷ USD trong năm 2007 bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính và tín dụng diễn ra vào nửa cuối năm.

Theo UNCTAD, lợi nhuận công ty tăng và luồng tiền mặt khá dồi dào đã giúp tăng giá trị các vụ sáp nhập và mua bán xuyên biên giới, hiện chiếm một bộ phận lớn trong luồng vốn FDI.

Mỹ dẫn đầu về thu hút FDI

Trong năm 2007, Mỹ vẫn là địa chỉ thu hút FDI nhiều nhất với 193 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2006, tuy tốc độ tăng này chậm hơn so với nhiều nước khác. Trung Quốc là nước nhận được nhiều FDI nhất trong số các nước đang phát triển với 67,3 tỷ USD, tuy giảm 3,1% so với năm 2006.

Nguồn FDI vẫn tăng ở cả ba nhóm kinh tế gồm các nền kinh tế phát triển, các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế trong thời kỳ quá độ như Đông Nam Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

Nguồn FDI đổ vào nhóm thứ nhất tăng trong bốn năm liên tiếp, lên tới gần một nghìn tỷ USD. Khoảng 224 tỷ USD của nguồn FDI đổ vào nhóm thứ hai được dành cho các khu vực như Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và châu Đại Dương. FDI đổ vào nhóm thứ ba tăng 41% lên mức kỷ lục 98 tỷ USD.

Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hiệp quốc (CEPAL) đánh giá, mặc dù phải đối mặt với những biến động của thị trường tài chính quốc tế và cuộc khủng hoảng trên thị trường vay thế chấp ở Mỹ song các nước khu vực Mỹ Latinh đã hạn chế những tác động từ bên ngoài và tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế với mức tăng trưởng bình quân 5,6%; thu hút FDI 95 tỷ USD, cao nhất trong tám năm trở lại đây, mang lại thặng dư lớn cho khu vực này.

Dòng vốn FDI trên toàn cầu trong ba năm tới được dự báo sẽ tăng lên, mặc dù có nhiều lo ngại về sự bất ổn tài chính và việc một số quốc gia áp dụng các biện pháp bảo hộ. Theo Khảo sát Triển vọng đầu tư thế giới 2007-2009 của UNCTAD, hơn 2/3 trong tổng số 192 công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới cho biết, họ có kế hoạch tăng vốn đầu tư ra nước ngoài trong vòng ba năm tới.

Có nguy cơ bất ổn về kinh tế ở châu Á

Các chuyên gia dự đoán, trong thời gian tới, dòng vốn FDI vào ba nền kinh tế lớn của châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ có sự khác biệt rất lớn. Trung Quốc tiếp tục duy trì sức hấp dẫn đối với giới đầu tư nước ngoài. Nhật Bản do hệ thống pháp luật mang nặng tính bảo hộ sẽ khó thúc đẩy việc thu hút FDI.

Trong năm năm tới, FDI vào Ấn Độ tăng mạnh, nhưng vẫn thấp hơn tiềm lực phát triển kinh tế của nước này. Ba nước này hiện chiếm 30% tổng FDI trên toàn cầu. FDI vào Trung Quốc dự kiến từ năm 2007 - 2011 sẽ đạt khoảng 87 tỷ USD/năm và chiếm khoảng 6% tổng FDI toàn cầu.

Các công ty đa quốc gia, các ngành công nghiệp khai thác và phát triển chuyển dịch dòng vốn FDI vào tiểu vùng Nam và Đông Nam theo hướng sử dụng nhiều lao động trí thức và các hoạt động làm gia tăng giá trị. Cụ thể, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn giữ vị trí lớn nhất trong vùng nhận được FDI, theo sau là Singapore và Ấn Độ.

Theo UNCTAD, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Đông, Nam và Đông Nam Á sẽ tiếp tục châm ngòi cho chiến dịch săn tìm thị trường đầu tư FDI trong vùng. Khu vực này cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với việc tìm kiếm hiệu quả đầu tư FDI, những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam đang có kế hoạch cải thiện đáng kể hạ tầng cơ sở của mình.

Trong khi đó, nhiều nhà phân tích lại cho rằng lượng tiền rất lớn từ bên ngoài đổ vào châu Á hiện nay có nguy cơ gây bất ổn cho các nền kinh tế khu vực. Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997 đã xảy ra sau khi các nhà đầu tư ồ ạt rút tiền khỏi khu vực, nơi trước đó họ đã đổ vào mua chứng khoán và trái phiếu ngân hàng.

Vì thế, dòng vốn lớn từ bên ngoài chảy vào châu Á đang khiến giới kinh tế lo ngại một cuộc khủng hoảng tương tự có thể xảy ra. Mối lo ngại này tăng lên khi dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài đổ vào châu lục này lên tới mức kỷ lục, giữa lúc áp lực đối với các đồng tiền trong khu vực và lạm phát cùng gia tăng, trong khi các ngân hàng châu Á lại thiếu các quy định chặt chẽ về cho vay vốn.

Xuất khẩu của năm 2007 ước đạt 48,38 tỉ USD, tăng 21,5% so với năm 2006. Tuy vậy, tỷ lệ nhập siêu vẫn còn ở mức cao, khoảng 12,45%. Vậy, đánh giá toàn cảnh bức tranh ngoại thương Việt Nam qua những diễn biến chính của hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu như thế nào cho đúng và thật khách quan?

1. Xuất khẩu tự tin vượt qua khó khăn của năm đầu thực hiện các cam kết WTO

Thắng lợi tương đối toàn diện của ngoại thương năm 2006 và việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo ra thế và lực mới cho nước ta khi bước vào năm 2007. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn tác động nên trong 6 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu chỉ đạt 3,74 tỉ USD/tháng. Đến 6 tháng cuối năm, đặc biệt trong hai tháng cuối cùng, do có nhiều cố gắng vượt bậc nên xuất khẩu cả năm đã đạt kết quả như mong muốn.

Năm 2007, có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt từ 1 tỉ USD trở lên và đã có sự phân hoá rõ rệt: 4 mặt hàng bứt phá mạnh hơn đạt trên 3 tỉ USD, 2 mặt hàng đạt trên 2 tỉ USD. Việc bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ đầu năm 2007 và các biện pháp điều hành chủ động của nước ta phù hợp với bối cảnh bị Hoa Kỳ áp đặt Chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam, đã làm cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất, doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng ký hợp đồng, nhờ vậy xuất khẩu dệt may vẫn tăng đều, trong đó riêng vào thị trường Hoa Kỳ tăng 27%. Đây là năm thứ hai liên tiếp, hàng dệt may đứng thứ nhì sau dầu thô, thậm chí đã có lúc “bỏ qua” dầu thô, đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu. Cũng nhờ giải quyết được những khó khăn về nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm gỗ vào các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật đều tăng từ 12 đến 28% so với cùng kỳ năm 2006, đứng thứ 5 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đồ gỗ đã có mặt tại các thị trường của 120 nền kinh tế, vượt Thái Lan và In-đô-nê-xia để cùng với Ma-lai-xia đứng đầu về xuất khẩu mặt hàng này ở Đông Nam Á. Xuất khẩu than đá vào các thị trường chính tăng 22%, nổi bật là Trung Quốc (chiếm 80% lượng than xuất khẩu), đây là mặt hàng đầu tiên về đích kế hoạch năm ngay từ 6 tháng đầu năm.

Do mất cân đối gay gắt cung - cầu về gạo trên thị trường thế giới, trong khi chất lượng gạo của ta được cải thiện nhờ tiến bộ trong gieo trồng, bảo quản và xay sát, nên chỉ 11 tháng đầu năm đã đạt mục tiêu xuất khẩu năm. Lần đầu tiên gạo xuất khẩu của Việt Nam vươn lên ngang giá với gạo Thái Lan, thậm chí có chủng loại còn trúng thầu với giá cao hơn. Gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản - là những thị trường có yêu cầu khắt khe.

Cà phê xuất khẩu cũng gặp thuận lợi về thị trường, giá tăng từ 800 đến 1000 USD/tấn, nên đây là năm đầu tiên kim ngạch cà phê vượt gạo. Dù ảnh hưởng của bão lụt khiến đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại, song trên toàn cục, bức tranh xuất khẩu thuỷ sản vẫn sáng sủa, vì đã tạo được chỗ đứng trên thị trường của EU, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... , có giá cao và năng lực chế biến tăng. Xuất khẩu hạt điều tiếp tục khẳng định ngôi vị cao nhất, có mặt trên 40 thị trường, trong đó lượng cung vào Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản và Trung Đông đều tăng, riêng thị trường Hoa Kỳ tăng tới 33%, giá cũng tăng hơn khoảng 190 USD/tấn. Từ chỗ chúng ta chỉ chế biến từ hạt điều thô thu gom nội địa, nay phải nhập khẩu thêm hạt điều thô để chế xuất cho đủ công suất các dây chuyền chế biến và còn xuất khẩu cả công nghệ chế biến hạt điều, nên càng làm cho hình ảnh mặt hàng này thêm ấn tượng. Thêm nữa, 100 nghìn tấn hạt tiêu xuất khẩu (chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu) đã duy trì vị trí số 1 của Việt Nam về xuất khẩu mặt hàng này.

Năm 2007 là năm đầu tiên khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước có mức tăng trưởng hiếm thấy, tăng 23,1%, vì trước đây, mức tăng trưởng của khối này thường thấp hơn mức tăng trưởng chung và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy vậy các doanh nghiệp có vốn FDI vẫn chiếm tỷ trọng 58,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhóm các địa phương là các trung tâm kinh tế lớn vẫn tiếp tục dẫn đầu. Bình Dương vượt qua 5 tỉ USD, tăng 27,5% so với năm 2006. Hà Nội vượt 4 tỉ USD. Hải Phòng trong 11 tháng đã đạt 1 tỉ USD. Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vị trí hàng đầu, với tổng kim ngạch (không kể dầu thô) trên 6 tỉ USD. Cũng có địa phương chưa đạt mục tiêu, song do kim ngạch nhỏ nên không làm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng cao của cả nước.

Chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có trị giá lớn, công nghệ cao đang được triển khai với tín hiệu tốt. Lần đầu tiên chúng ta xuất khẩu được thiết bị lò hơi cho Tập đoàn TKZ của Nga để bạn lắp ráp Nhà máy Điện tại Ấn Độ. Công ty dịch vụ cơ khí hàng hải cũng hạ thủy tại cảng Vũng Tầu dàn khoan khai thác dầu khí xuất khẩu sang Ma-lai-xia...

Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức: Hàng trăm hội trợ triển lãm với quy mô khác nhau đã diễn ra ở trong và ngoài nước, trong đó có các hội chợ có tiếng về đồ gỗ ở Hoa Kỳ, thủy sản ở châu Âu và hội chợ Trung Quốc - SEAN (CAEXPO) lần thứ 4 tại Nam Ninh, Trung Quốc; nhiều lượt đoàn cán bộ đi khảo sát các thị trường trọng điểm, tiềm năng, thị trường xa, láng giềng, tiếp tục khôi phục thị trường truyền thống Nga, Đông Âu; nhiều doanh nghiệp tháp tùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong những chuyến thăm nước ngoài hoặc tham gia hoạt động trong những “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” tổ chức tại Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ…đã ký kết được nhiều hợp đồng, bản ghi nhớ trị giá hàng tỉ USD. Các hoạt động đó góp phần quảng bá tiềm năng kinh tế - thương mại Việt Nam; gương mặt mới về xuất khẩu của Việt Nam, nhất là thương hiệu quốc gia; giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, trên cơ sở đó tổ chức sản xuất, kinh doanh; giúp các nhà quản lý học tập kinh nghiệm, mở rộng tầm nhìn.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong xuất khẩu vẫn còn bộc lộ một số tồn tại: Hàng da giày, do còn nhiều bất cập từ tổ chức sản xuất đến phương thức xuất khẩu, nhất là khi bị áp mức thuế 10% trong vụ kiện Chống bán phá giá giầy mũ da vào thị trường EU; nhiều doanh nghiệp chưa thực sự linh hoạt trong việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và thị trường, nên mặt hàng này đạt mục tiêu khá chật vật. Vẫn còn một tỷ lệ khá lớn các mặt hàng xuất khẩu dưới dạng thô, qua trung gian, tỷ lệ gia công cao, đơn hàng trị giá thấp, khiến phần lớn giá trị gia tăng đều rơi vào tay công ty nước ngoài. Hàng thủ công mỹ nghệ sau chuỗi tăng trưởng cao, đến năm nay tình trạng thiếu gay gắt về nguyên liệu đã bắt đầu bộc lộ, từ chỗ 90% dùng nguyên liệu trong nước, nay tỷ lệ nhập khẩu tới 60%. Mẫu mã tự sáng tác còn nghèo nàn, nên phải dùng gần 90% số mẫu do nước ngoài đặt hàng, vì thế chưa tạo được nét bản sắc của Việt Nam trong mỗi sản phẩm. Xe đạp và phụ tùng xe đạp là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu bị tụt dốc.

Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng vào các thị trường không đều, trong khi vào thị trường ASEAN, EU, Hoa Kỳ tăng khá cao thì một số thị trường quan trọng khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ốt-xtrây-lia, Nga … chưa được như kỳ vọng. Thị trường châu Phi – Tây Nam Á, có triển vọng tốt, song kim ngạch vẫn nhỏ chưa thể làm thay đổi cơ cấu thị trường.

2. Nhập khẩu tăng, khiến nhập siêu cao, nhưng cán cân thanh toán vẫn trong tầm kiểm soát

Nhập khẩu và nhập siêu tăng do 4 yếu tố chính:

- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Năm 2006 thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục với nhiều nhà đầu tư lớn, tới năm 2007 con số đó còn tăng gấp rưỡi. Một số ngành xuất khẩu mũi nhọn như dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, và mới đây là thuỷ sản và ngành điều, muốn tăng xuất khẩu buộc phải tăng nhập khẩu nguyên liêu. Trong số các nguyên, phụ liệu phải nhập khẩu có khá nhiều chủng loại chúng ta có thể sản xuất được, nhưng vì nền công nghiệp phụ trợ trong nước còn kém phát triển, nên buộc phải nhập khẩu. Điều này đúng với cả nhiều ngành sản xuất hàng tiêu thụ nội địa.

- Giá và nhu cầu một số nguyên, vật liệu nhập khẩu “nóng lên”: giá thép thành phẩm tăng thêm 93 USD/tấn; phôi thép tăng 105 USD/tấn; phân bón tăng 21 USD/tấn; chất dẻo tăng 144 USD/tấn; sợi tăng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD /tấn, kết hợp với nhu cầu xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi các loại đều tăng mạnh đã đẩy trị giá nhập khẩu tăng thêm khoảng trên 7 tỉ USD. Trong khi đó, chúng ta không có mặt hàng nào tận dụng cơ hội này xuất khẩu đối ứng để “hạ nhiệt” nhập khẩu và nhập siêu.

- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Nhập siêu là hiệu số của kim ngạch nhập khẩu trừ (-) kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ nhập siêu là thương số của trị giá nhập siêu với kim ngạch xuất khẩu. Mấy năm trước đây, xuất khẩu thường tăng nhanh hơn nhập khẩu, nhưng năm nay chẳng những không cùng tăng ở thế đồng hành, mà lại đổi ngôi nên kết cục trên là không tránh khỏi.

- Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng cao, nhất là tâm lý “sính” tiêu xài hàng ngoại khiến cho dòng hàng nhập khẩu càng có điều kiện đổ vào Việt Nam. Tuy vậy, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng mới chỉ chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu, nghĩa là kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên, phụ liệu chiếm tuyệt đại bộ phận trong cấu thành nhập khẩu, nên chúng ta có thể yên tâm rằng, tuy nhập khẩu tăng (điều tất yếu trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu sản suất hướng tới xuất khẩu), nhưng là sự tăng lành mạnh. Về lâu dài, khi trình độ sản xuất trong nước khá lên, xu hướng trên vẫn tiếp diễn, chỉ có thay đổi cơ cấu nhập khẩu theo hướng hàm lượng nhập khẩu công nghệ cao tăng lên, nhằm theo kịp trình độ của thế giới.

Mặc dù còn nhập siêu cao, song cán cân thanh toán của chúng ta vẫn trong tầm kiểm soát vì ngoài phần ngoại tệ thu được từ xuất khẩu hàng hoá, năm nay các nguồn vốn hỗ trợ, kiều hối, xuất khẩu dịch vụ…đều tăng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần có ngay những biện pháp hữu hiệu kiềm chế và kiểm soát nhập siêu, không để ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

Điều đáng lo ngại trong nhập khẩu là vấn đề điều hành nhập nguyên liệu phế thải. Gần đây báo chí nói nhiều đến các lô hàng 6.685 tấn thép phế thải trị giá khoảng 2,5 triệu USD do các Công ty cổ phần Kim khí (Thành phố Hồ Chí Minh); Công ty TNHH Thương mại Anh Trang, Công ty Cổ phần thép Đình Vũ (Hải Phòng); Công ty TNHH Techmart, Tập đoàn Hoà Phát (Hà Nội) nhập về cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn đều bị các cơ quan chức năng không cho thông quan vì cho rằng vi phạm Luật Môi trường, trong khi đó một số cơ quan chức năng khác lại chứng thực là được phép. Rõ ràng ở đây có vấn đề trong sự vận dụng các văn bản pháp quy về việc nhập khẩu loại hàng này. Vì vậy, cần sớm tháo gỡ để vừa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, vừa giải toả khó khăn cho doanh nghiệp.

- Thủ tục hành chính trong vận hành xuất khẩu và xuất khẩu tuy đã được cải tiến nhiều, nhưng đâu đó vẫn còn phiền hà, phải "làm luật" mỗi khi vận tải trên đường, ở bến bãi và qua cửa khẩu. Thống kê cho thấy, hàng năm, mỗi doanh nghiệp phải mất 1.959,2 giờ để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, riêng thủ tục về thuế giá trị gia tăng tốn mất 1.732 giờ. Và, tình trạng người đứng đầu doanh nghiệp xin chịu hình phạt cao nhất nếu vi phạm chính sách đã phản ảnh nhiều tâm trạng quá bức xúc khi bị gây khó dễ… Tất cả những điều đó nói lên rằng, vẫn còn nhiều việc phải làm trong cải cách thủ tục hành chính để có môi trường kinh doanh tốt hơn.

3. Những bài học

Tuy mới là năm đầu tiên, nhưng đã có cơ sở để chứng minh rằng, việc Việt Nam gia nhập WTO là một chủ trương đúng đắn. Các doanh nghiệp có điều kiện chủ động nắm bắt thời cơ, mở rộng thị trường xuất khẩu (tới 149 nền kinh tế thành viên), được hưởng mức thuế thấp, được đối xử bình đẳng và có nhiều sự lựa chọn khi nhập khẩu; vốn đầu tư nước ngoài thu hút được nhiều hơn, phát huy các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, nhân công, tài nguyên, vị trí địa lý, nâng cao năng lực của nền kinh tế, đặc biệt đối với sản xuất hàng xuất khẩu, từ đó tác động tích cực đến xuất khẩu, vị thế, hình ảnh Việt Nam trên thương trường quốc tế.

Dưới sức ép của toàn cầu hoá kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thương mại mới, tinh vi như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm hay các biện pháp chống bán phá giá, do đó, một mặt, chúng ta phải nâng cao năng lực của nền kinh tế, của từng doanh nghiệp, đồng thời cần nâng cao khả năng nhận biết sớm các rào cản đó để kịp thời ứng phó nhằm đạt được sự công bằng trong quan hệ thương mại quốc tế.

Theo xu thế chung, thể chế kinh tế nói chung và ngoại thương nói riêng sẽ tiếp tục được minh bạch trong môi trường chính trị - xã hội ổn định. Tuy vậy, không nên chỉ dừng ở việc hoàn thiện trên văn bản, mà phải chỉ đạo sát sao cùng với điều hành nhất quán của các bộ, ngành, với sự tham gia của các hiệp hội ngành hàng; trong đó khuyến khích khả năng sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp. Cải cách hành chính cần được tiếp tục đẩy mạnh để giúp các doanh nghiệp giảm phí, thời gian, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khả năng cạnh tranh, tạo ra nhiều tích luỹ ban đầu, chuẩn bị cho những bước tiến mới.