Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Với tính năng chia sẻ màn hình, phòng theo nhóm, cửa hàng ứng dụng chuyên dụng, bảng trắng,… đã giúp Zoom trở nên phổ biến trên toàn cầu. Đặc biệt tính năng chia sẻ màn hình vô cùng hữu ích để giới thiệu bản trình bày hoặc bài giảng tới những người tham dự.

Tuy nhiên, một số yếu tố có thể dẫn đến trải nghiệm không mong muốn trong quá trình chia sẻ màn hình trên Zoom. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân có thể xảy ra và khắc phục sự cố độ trễ chia sẻ màn hình Zoom trên máy tính để bàn.

Điều này áp dụng cho những người dùng Zoom trên màn hình 4K. Khi bật chia sẻ màn hình trong cuộc họp, ứng dụng sẽ hiển thị mọi thứ ở độ phân giải gốc.

Mọi người có thể giảm độ phân giải màn hình và chia sẻ lại màn hình để có hiệu suất hoàn hảo.

Bước 1: Mở Settings trên Windows (phím Windows + I).

Bước 2: Từ System, chọn Display.

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Bước 3: Nhấn vào Display resolutuon trong Scale & layout để giảm độ phân giải.

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Người dùng Mac cần thực hiện các thay đổi này từ menu System Preferences.

Bước 1: Nhấp vào biểu tượng Apple trên thanh menu.

Bước 2: Mở System Preferences.

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Bước 3: Đi tới Displays và giảm độ phân giải màn hình.

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Nếu muốn thảo luận ý tưởng với những người tham dự Zoom, mọi người có thể sử dụng chức năng bảng trắng được tích hợp sẵn. Trong trường hợp không nhất thiết phải chia sẻ màn hình, hãy tham khảo hướng dẫn dùng tính năng bảng trắng.

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Zoom cung cấp chế độ làm đẹp và bộ lọc để người dùng tự tin với diện mạo hơn. Tất cả những điều này tiêu tốn rất nhiều CPU để hoạt động bình thường. Sử dụng chế độ làm đẹp và bộ lọc video trong Zoom dễ gây ra chậm lag khi chia sẻ màn hình trong các cuộc họp.

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Zoom cho phép dùng những hình ảnh khác nhau để làm nền, che đi căn phòng lộn xộn phía sau . Thao tác cũng tốn CPU để cắt khuôn mặt và thay đổi nền. Vì vậy hãy tắt nền Zoom để tránh bất kỳ sự cố về độ trễ nào khi chia sẻ màn hình.

Chạy nhiều ứng dụng trong nền cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc chia sẻ màn hình trong Zoom bị lỗi.

Đây chính là lúc Windows Task Manager và Mac Activity Monitor phát huy tác dụng của nó.

Nhấn phím Windows và tìm kiếm Task Manager. Mở Task Manager và đóng các ứng dụng đang tiêu thụ một lượng RAM và CPU bất thường.

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Trên máy tính Mac, nhấn lệnh + space và tìm kiếm Activity monitor. Kiểm tra ứng dụng nào đang tiêu tốn CPU và RAM cao, nhấp vào chúng và kết thúc quá trình.

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Sự cố chậm lag khi chia sẻ màn hình có thể do ứng dụng Zoom lỗi thời trên máy tính. Trước khi bắt đầu chia sẻ màn hình, hãy nhấp vào biểu tượng hồ sơ ở trên cùng và cập nhật Zoom lên phiên bản mới nhất.

Trong quá trình sử dụng Zoom Meeting, chắc hẳn không ít lần các bạn sẽ gặp khó khăn trong việc setting tinh chỉnh để đúng kịch bản cần, gọi tắt là lỗi vặt.

Sau đâu Ngọc Thiên xin hướng dẫn đến các bạn một số lỗi mà người dùng mắc phải, cùng cách khắc phục. Mời các bạn cùng lượt qua một số “lỗi” của ZOOM MEETING.

I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ÂM THANH

1. Bạn không thể nghe thấy những người tham gia khác trong cuộc họp?

a.  Hãy chắc chắn rằng loa âm thanh của bạn đã được bật.

b.  Hãy chắc chắn rằng loa âm thanh của bạn đã được chọn để kết nối cho hệ thống Zoom.

Trên giao diện của ứng dụng, bạn bấm chọn “Settings” :

Sau đó, bạn chọn vào “Audio” (1) bên trái màn hình, bấm nút “Test Speaker” (2). Nếu bạn nghe thấy âm thanh thì thiết lập âm thanh là đúng. Nếu bạn không nghe thấy thì bạn bấm chọn thiết bị khác trong hộp thả xuống (3), và bấm lại nút “Test Speaker” (2). Lặp lại các bước này cho đến khi bạn nghe thấy âm thanh.

 

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

2. Các thành viên khác không nghe thấy bạn?

Hãy chắc chắn rằng bạn đã có một thiết bị microphone trên máy tính hoặc microphone cắm thêm bên ngoài đang hoạt động và được sử dụng cho hệ thống zoom.

Sau đó, bạn chọn vào “Audio” (1) bên trái màn hình, bấm nút “Test Mic” (2), bạn sẽ thấy các thanh màu xanh chạy trên thanh Volume và âm thanh của bạn sẽ được phát qua loa.

Nếu bạn không nhìn các thanh màu xanh chạy trên thanh Volume hoặc không nghe thấy âm thanh của bạn qua loa thì bạn bấm chọn mic khác trong hộp thả xuống (3) và lặp lại quá trình này.

 

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

3.  Các thành viên khác nghe thấy tiếng vang khi bạn nói?

Điều này có nghĩa rằng tiếng vang là bắt nguồn từ máy tính của bạn. Bạn có hai lựa chọn:

a.  Điều chỉnh độ nhạy microphone trên máy tính của bạn hoặc có thể cần nhắc khoảng cách giữa microphone và loa của bạn.

Trên giao diện của ứng dụng, bạn bấm chọn “Settings”

Sau đó, bạn chọn vào “Audio” (1) bên trái màn hình

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Sau đó, bạn bấm bỏ chọn “Automatically adjust Microphone” (2) và kéo thanh trượt về phía bên trái (3).

a.  Sử dụng tai nghe hoặc tai nghe có cả microphone để thay thế loa âm thanh thì khi đó âm thành đến từ các thành viên khác không bị vào microphone của bạn.

Đối với máy tính xách tay, microphone và loa âm thanh không đủ khoảng cách xa nên âm thanh sẽ bị vọng âm. Để khắc phục hiện tượng này bạn nên sử dụng Headphone.

4. Bạn nghe thấy tiếng vang khi thành viên khác nói?

Nguyên nhân là do từ phía các thành viên khác. Không có cách nào khác là bạn yêu cầu thành viên có bị tiếng vang kiểm tra theo các nguyên nhân được liệt kê ở trên.

5. Lỗi Zoom không hiển thị âm thanh khi tham gia phòng học khác

Khi tham gia các phòng học khác, trong trường hợp bạn chỉ thấy video mà không nghe được bất kỳ âm thanh nào trong phòng học thì có thể khắc phục như sau:

Bước 1: Thoát ra hẳn phòng học trực tuyến đó

Bước 2: Truy cập lại phòng học đó, tại cửa sổ Join a Meeting bạn tiến hành vô hiệu hóa chức năng Don’t Connect To Audio bằng cách kéo chấm tròn sang bên trái. Và khi trở lại phòng học, bạn sẽ nghe được âm thanh ngay sau đó.

II. CÁC VẤN ĐỀ VỀ VIDEO

1. Không thể nhìn thấy những người tham gia khác trong cuộc họp?

Bạn chưa cài đặt phần mềm Zoom trên máy tính của bạn hoặc bạn chưa đăng nhập tham gia cuộc họp. Hãy chắc chắn rằng bạn đã cài đặt phần mềm Zoom trên máy tính của bạn và đăng nhập tham gia vào cuộc họp.

2. Lỗi Zoom không hiển thị video khi tham gia phòng học khác

Khi tham gia các phòng học khác, video của bạn chỉ hiển thị hình ảnh đại diện mà không hiển thị video khung cảnh xung quanh bạn thì có thể khắc phục như sau:

Bước 1:

Thoát ra hẳn phòng học trực tuyến đó

Bước 2:

Truy cập lại phòng học đó, tại cửa sổ Join a Meeting bạn tiến hành vô hiệu hóa chức năng Turn Off My Video bằng cách kéo chấm tròn sang bên trái.

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Nếu sau đó ứng dụng ZOOM hiển thị video của bạn thì không cần phải thực hiện bước thứ 3

Bước 3:

Tại cửa sổ Video Preview (Sau cửa sổ Join a Meeting), bạn chọn vào Join with Video.

Và ngay lập tức Video khung cảnh xung quanh bạn sẽ được hiển thị trên ứng dụng ZOOM.

3.  Những thành viên khác có thể nhìn thấy bạn?

Hãy chắc chắn rằng webcam của bạn đã được bật hoặc được cắm vào và được chọn sử dụng trong hệ thống Zoom. Để kiểm tra tình trạng này xem trong màn hình của cuộc họp, bạn bấm chọn biểu tượng camera trên thanh công cụ

 

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Nếu hình ảnh chưa hiển thị, bạn bấm chọn “Settings” trên thanh công cụ

 

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

 Sau đó, bạn chọn vào “Video” (1) bên trái màn hình

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Bạn chọn thiết bị camera thích hợp trong hộp thả xuống (2) khi đó hình ảnh sẽ hiển thị. Nếu bạn sử dụng camera cắm ngoài, bạn cần kiểm tra lại kết nối qua cổng USB trên máy tính.

4. Lỗi Zoom không hiển thị video và âm thanh khi tạo phòng học

Lỗi này xảy ra bởi 2 nguyên nhân:

+ Người dùng chưa bật chế độ video và âm thanh

+ Người dùng chưa cấp quyền cho ứng dụng truy cập ghi âm và quay video trên thiết bị điện thoại.

Để khắc phục lỗi này trên ứng dụng ZOOM học trực tuyến, bạn thao tác như sau:

Bước 1:

Tại giao diện chính của phòng học trực tuyến vừa tạo trên ứng dụng ZOOM, bạn tiến hành kích hoạt lần lượt 2 chức năng: Unmute và StartVideo . Khi kích hoạt thành công thì 2 chức năng này không hiện màu đỏ nữa.

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Nếu sau đó ứng dụng hiển thị video và âm thanh thì bạn không cần phải thực hiện bước 2 này.

Bước 2:

Truy cập đến chức năng Cài đặt trên điện thoại --> Tìm đến mục Ứng dụng --> Chọn vào ZOOM -> Tiến hành tìm đến dòng Quyền ứng dụng --> Cấp quyền lần lượt 2 chức năng: Micro và Máy ảnh.

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Quay trở lại ứng dụng ZOOM, lúc này bạn sẽ thấy khung cảnh trong phòng họp, phòng học được hiển thị.

5. Không truy cập được vào ứng dụng ZOOM

Vào ứng dụng học trực tuyến ZOOM nhưng lại bị văng ra ngoài không thể truy cập được. Nguyên nhân dẫn đến sự cố này có thể phát sinh lỗi từ dữ liệu của ứng dụng. Để sửa chữa các bạn thao tác:

Truy cập vào Cài đặt trên điện thoại --> Chọn mục Ứng dụng --> Tìm đến ứng dụng ZOOM --> Xóa dữ liệu --> Lần lượt chọn Xóa bộ nhớ đệm (Bộ nhớ Cache) và Xóa tất cả dữ liệu.

Ngoài ra, cập nhật ứng dụng ZOOM phiên bản mới nhất cũng là cách bạn sửa chữa những lỗi phát sinh từ chính ứng dụng học trực tuyến này.

III. Lỗi thao tác vẽ trên màn hình Zoom

Hiện trạng này rất nhiều người gặp phải: ” Mình dạy trực tuyến, nhưng màn hình lại bị 1 đối tượng không rõ vẽ bậy lên màn hình. Không tìm được và cũng không xử lí được”. Thì các bạn thực hiện các bước sau:

Zoom bị out khi chia sẻ màn hình

Bạn vào More (1) chọn:

(2) Disable Participants annotation: Vô hiệu hóa tính năng chú thích của người tham gia (Tắt tính năng vẽ của người tham dự)

(3) Show Names of Annotators: Hiển thị tên của người chú thích (Người thực hiện thao tác vẽ)

IV. CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG VỚI THIẾT BỊ HỘI NGHỊ TRUYỀN HÌNH

1. Vấn đề âm thanh

Nếu bạn không thể nghe người khác nói gì trong hội nghị. Điều cần thiết nhất là xem qua loa của bạn có được cắm vào chưa. Điều này cũng xảy ra tương tự cho micro của bạn – kiểm tra dây, công tắc bật / tắt và âm lượng nếu bạn là người sử dụng.

Nếu chúng không được kết nối, hãy đảm bảo rằng bạn đã cắm đầu dây vào máy tính của bạn. Bạn có thể nhận ra được tình trạng này có vấn đề bằng cách xem qua mic của mình, hãy đảm bảo rằng mic và loa của bạn gần nhau.

2. Vấn đề về chức năng

Đôi khi nếu bạn lơ là trong việc cập nhật phần cứng và phần mềm lên phiên bản mới nhất. Các vấn đề sẽ phát sinh và thiết bị hội nghị truyền hình sẽ không hoạt động bình thường. Kiểm tra thiết bị của bạn dựa trên nguồn cung cấp thông tin của nhà sản xuất để đảm bảo rằng chúng được cập nhật.

3. Vấn đề về Mạng/ Băng thông

Đây là vấn đề diễn ra phổ biến gây khó chịu nhất trong hội nghị truyền hình. Dấu hiệu để nhận biết rằng mạng đang yếu khi sử dụng và thiếu băng thông gồm: không hiển thị màn hình, âm thanh vỡ, độ trễ dài.

Đầu tiên trước hết, bạn xem lại thiết bị yêu cầu băng thông bao nhiêu. Tiếp theo, vào speedtest.com để được xem lại tốc độ tải lên và tải xuống của mình.

Tốc độ mạng châm nguyên nhân là do quá nhiều người dùng mạng hoặc Internet chất lượng kém tại các địa điểm từ xa có thể gây ra các sự cố từ thời gian trễ hình ảnh và âm thanh. Tại thời điểm đang trong cuộc họp hội nghị truyền hình, cách khắc phục nhanh nhất là hãy ngắt kết nối mạng và sau đó kết nối lại. Nếu bạn có nhiều mạng, bạn có thể kết nối với một mạng khác. Sau khi bạn sử dụng hết các tùy chọn đó, đã đến lúc liên hệ với bộ phận CNTT của bạn.

4. Lỗi khi bật thiết bị đầu cuối không hoạt động

– Kiểm tra nguồn điện của các thiết bị

– Kiểm tra các dây cắm đã chặt chưa. Nếu cần, rút ra cắm lại

– Kiểm tra xem Ti vi đã được bật lên chưa. Ti vi cần phải được bật trước khi bật thiết bị

– Kiểm tra dây USB của camera có cắm đúng cổng kết nối USB không. Chỉ có 1 USB được chỉ định trước nhận Camera

5. Lỗi đang họp bị văng ra ngoài cuộc họp

Do đường truyền mạng internet bị mất gói quá 8(s) hoặc thậm chí khi cuộc họp bị mất gói quá nhiều mà vẫn chưa bị văng ra → Trong trường hợp này cần tắt và tạo cuộc gọi lại để khắc phục.

6. Lỗi hình ảnh

Đang họp trực tuyến phát hiện hình ảnh hiển thị bị nhòe hoặc vỡ hình, mất tiếng -> do mạng tại thời điểm này đang rất kém. Nếu là mạng dùng chung với hệ thống khác tại nơi sử dụng, cần chắc chắn rằng không có ai đang download hoặc upload file dung lượng lớn tại thời điểm họp.

7. Lỗi trình chiếu

Luồng trình chiếu được đưa vào hệ thống họp trực tuyến mà không hiển thị có thể do các nguyên nhân sau:

+ Mạng nội bộ nối máy tính trình chiếu và thiết bị yếu

+ Máy tính dùng trình chiếu CPU usage bị quá cao (gần 100%)

+ Máy tính trình chiếu đang dùng độ phân giải màn hình quá cao

+ Đường truyền có vấn đề

→ Kiểm tra từng trường hợp để khắc phục thay máy khác, hoặc giảm độ phân giải xuống,…

→ Trong trường hợp mạng có vấn đề, có thể khắc phục bằng cách thay vì bật trình chiếu, có thể đổi camera sang trình chiếu để giảm bớt băng thông.

Chúc bạn thành công!

======

Mọi thông tin hay thắc mắc cần hỗ trợ gì thêm xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Cung Ứng Ngọc Thiên

Email:

ĐT: 028 777 98 999

Hotline/Zalo: 0899 339 028