Vì sao trẻ bị ngứa hậu môn

Bé bị ngứa hậu môn là tình trạng xảy ra khá phổ biến khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc. Triệu chứng này có thể xuất phát do giun kim, chế độ ăn uống không đầy đủ, vệ sinh không sạch sẽ, khiến trẻ buồn bực khó chịu. Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, do đó cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ gãi ngứa hậu môn.

Nguyên nhân khiến bé bị ngứa hậu môn

Trẻ nhỏ bị ngứa hậu môn là tình trạng dễ xảy ra, và trẻ thường bị ngứa hậu môn vào ban đêm. Khi cha mẹ không chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé, khiến vi khuẩn xâm nhập và gây ngứa ở hậu môn. Tuy nhiên tình trạng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như là:

1. Giun kim

Bé bị ngứa hậu môn do giun kim gây là một trong những nguyên nhân phổ biến. Giun kim là những ký sinh trùng sống ở ruột. Trẻ em không vệ sinh tay trước khi ăn và đưa tay vào miệng đã tạo điều kiện cho trứng giun kim dễ xâm nhập vào cơ thể.

Nhiễm giun kim thường gặp ở lứa tuổi mẫu giáo và những người lớn chăm sóc trẻ. Chúng rất dễ lây lan trong gia đình hoặc nhà trẻ, trường học. Trẻ bị nhiễm giun kim do dính phải trứng giun kim sau khi chạm vào đồ chơi hoặc đồ ăn của trẻ khác. Hoặc các đồ vật như đồ chơi chung, giường, quần áo, bệ ngồi toilet hoặc là khi thay đồ lót cho trẻ hoặc khi tắm chung.

Một số trẻ nhiễm giun kim nhưng không có triệu chứng nổi bật. Để nhận biết có thể dùng một miếng băng keo trong dán vào hậu môn trẻ. Băng keo sẽ dính trứng giun và giun kim nhỏ có hình dạng giống sợi chỉ, màu trắng. Sau đó, có thể mang đến cơ sở y tế để nhân viên y tế soi dưới kính hiển vi xác định trứng hoặc giun kim.

2. Nhiễm liên cầu

Nhiễm liên cầu cũng là nguyên nhân khiến bé bị ngứa hậu môn. Ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ độ tuổi tập đi sẽ có triệu chứng như: ngứa, đỏ, đau vùng da cạnh hậu môn. Các thành viên trong gia đình có thể đã nhiễm liên cầu trong thời gian gần đây.

Phương pháp điều trị nhiễm liên cầu ở hậu môn thường là dùng thuốc kháng sinh [đường uống hoặc thuốc bôi].

3. Do nhiễm trùng nấm men

Khi trẻ bị phát ban do nhiễm trùng nấm men, các nếp gấp của da thường xuất hiện vùng da màu đỏ đậm với đường viền hơi nhô lên, đồng thời gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở mông, hậu môn và bẹn của trẻ.

4. Vệ sinh kém

Nếu trẻ nhỏ sau khi đi tiểu hoặc đại tiện, mà không được vệ sinh sạch sẽ và lau khô, khiến vùng da bị ẩm ướt có thể bị kích ứng gây ngứa hậu môn.

5. Quần áo chật

Cho trẻ mặc quần quá chật sẽ gây cảm giác khó chịu cho trẻ, làm trẻ thường xuyên nắm hoặc kéo quần ra. Vì vậy, nó cũng được lưu ý là nguyên nhân ngứa hậu môn ở trẻ.

Bé bị ngứa hậu môn có triệu chứng gì?

Trẻ bị ngứa hậu môn có thể chưa thể ý thức được, hay sử dụng lời nói để cho cha mẹ biết, do đó cha mẹ cần chú ý quan sát các hoạt động của trẻ ngay cả khi trẻ ngủ để sớm nhận biết tình trạng này. Trẻ ngứa hậu môn sẽ xuất hiện những triệu chứng như:

  • Trẻ ngứa ngáy khó chịu, không nằm yên, quấy khóc, nhất là vào ban đêm.
  • Trẻ ăn uống kém, sợ ăn, sút cân, tính tình thay đổi hay cáu kỉnh, bồn chồn.
  • Trẻ ngủ lăn bên này lăn bên kia, ngủ không yên giấc, thức dậy bất chợt.
  • Trẻ đi đại tiện ra máu, bắn thành tia nhỏ, dính trên phân.
  • Trẻ có thói quen dùng tay gãi ngứa hậu môn thường xuyên.

Bé bị ngứa hậu môn có nguy hiểm không? Trẻ nhỏ bị ngứa hậu nếu xảy ra lâu ngày với tần suất dày đặc và mức độ nặng có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng bực dọc, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ và chậm phát triển. Hơn nữa, những tổn thương hậu môn có thể phát triển nặng gây đau rát, chảy máu và nhiễm trùng.

Vì vậy, khi nhận thất triệu chứng ngứa hậu môn ở trẻ, cha mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục nhanh chóng và kịp thời.

Điều trị cho bé bị ngứa hậu môn như thế nào?

Như chúng ta đã biết ngứa hậu môn ở trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do yếu tố bệnh lý, nhiễm khuẩn hoặc do thói quen sinh hoạt, vệ sinh gây nên. Cho dù là như thế nào, cha mẹ cũng nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để nghe tư vấn điều trị.

Không nên tự ý mua thuốc bôi ngứa hậu môn, hay cho trẻ uống khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh và chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi vì điều này có thể khiến bệnh ngứa hậu môn của trẻ không những không khỏi mà còn có thể nặng hơn.

Sau khi đi khám và nghe hướng dẫn điều trị của bác sĩ, cha mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ chuyên qua về một số phương pháp hỗ trợ điều trị trẻ bị ngứa hậu môn tại nhà như sau:

  • Sử dụng bột baking soda để giảm thiểu tình trạng trẻ bị ngứa xung quanh hậu môn. Baking soda có tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Hơn nữa, nó còn rất thân thiện với làn da của trẻ nhỏ. Cha mẹ hòa 1/4 cốc baking soda vào một thau nước ấm rồi cho trẻ vào ngâm khoảng 15 phút, 2 lần mỗi ngày.
  • Môi trường ẩm ướt có thể khiến vi khuẩn và nấm men phát triển, gây kích ứng và ngứa nhiều hơn. Để đảm bảo người bé luôn khô thoáng, bố mẹ nên dùng bột ngô rải lên khu vực này và thay quần lót cho trẻ thường xuyên, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. Luôn giữ vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của trẻ khô ráo hoàn toàn sau khi tắm.
  • Sử dụng các loại xà phòng không có mùi hương để giặt quần lót của trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ chỉ nên xả lại quần áo bằng nước thông thường, không dùng thêm chất làm mềm vải vì chúng có thể gây kích ứng cho khu vực nhạy cảm của bé. Giấy vệ sinh và khăn lau cũng nên chọn loại không chứa chất tạo mùi thơm hoặc thuốc nhuộm.

Tóm lại để điều trị cho trẻ bị ngứa hậu môn hiệu quả nhất cha mẹ nên chủ động tìm đến các phòng khám chuyên khoa uy tín để nghe tư vấn điều trị từ bác sĩ.

Một trong những địa chỉ khám chữa các bệnh lý liên quan đến hậu môn, trực tràng được nhiều bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn đó là phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tại số 193C1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Phòng khám đã thực hiện khám chữa cho rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng, và nhận về nhiều phản hồi tích cực. Do đó cha mẹ có thể cân nhắc, và cho trẻ đến thăm khám tại đây.

Phòng khám mở cửa các ngày trong tuần từ 8h00 sáng  đến 20h00. Cha mẹ có thể liên hệ trực tiếp để đặt lịch khám cho bé. Với đội ngũ chuyên gia y tế đầu ngành tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm, cùng trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo quy chuẩn của Sở Y tế, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi cho bé điều trị chứng ngứa hậu môn tại đây.

Cách phòng tránh ngứa hậu môn cho trẻ?

Bé bị ngứa hậu môn sẽ gây khó chịu đến đời sống sức khỏe tinh thần của trẻ, chính vì lý do đó, cha mẹ nên quan tâm để ý, và có cách phòng ngừa cho trẻ đúng cách, để trẻ không bị ngứa hậu môn dù bất cứ lý do nào. Cha mẹ nên sử dụng các phương pháp sau đây để giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng ngứa hậu môn như là:

  • Cắt tỉa móng tay bé để không bị làm xước da khi gãi. Vệ sinh móng tay trẻ hằng ngày bằng bàn chải lông mềm và xà phòng kháng khuẩn.
  • Đảm bảo vùng hậu môn của trẻ luôn sạch sẽ. Đối với những trẻ mới tập đi bô, bố mẹ nên hỗ trợ vệ sinh cho đến khi trẻ tự làm được đúng cách.
  • Rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước bữa ăn chính, kể cả bữa ăn phụ.
  • Chủ động cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ, theo như quy định của bác sĩ.
  • Nếu trẻ bị nhiễm giun kim, nên giặt ga trải giường, quần áo, khăn tắm bằng nước nóng. Có thể sấy ở nhiệt độ cao, khi lấy các vật dụng đi giặt không nên mạnh tay vì có thể làm rơi vãi trứng giun kim, dễ gây tái nhiễm sau đó khi sinh hoạt.

Mong rằng thông qua những chia sẻ trên đã cung cấp thêm cho cha mẹ các thông tin liên quan đến tình trạng bé bị ngứa hậu môn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua số 0243.9656.999 để nghe giải đáp từ chuyên gia.

Trẻ bị ngứa hậu môn nguyên nhân vì sao?

Thứ Hai ngày 22/02/2021

  • Trẻ mọc răng có thể kéo theo một loạt những vấn đề về sức khỏe
  • Mách mẹ cách tăng miễn dịch cho trẻ hay ốm yếu
  • 7 bước trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Có nhiều trẻ hay bị ngứa hậu môn, gãi nhiều gây trầy xước, viêm nhiễm. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này như thế nào?

Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi gặp rất nhiều vấn đề về tiêu hóa. Ngứa hậu môn có lẽ là tình trạng nhiều mẹ thường thấy ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý biểu hiện này.

Nguyên nhân phổ biến gây ngứa hậu môn ở trẻ

Có một số nguyên nhân thường gặp mà nhiều trẻ cảm thấy ngứa ngáy ở hậu môn. Mẹ có thể tham khảo để nhận định bé nhà mình thuộc trường hợp nào.

Trẻ bị ngứa hậu môn.

Nhiễm giun kim

Đây có lẽ là nguyên nhân đầu tiên mà mẹ nghĩ đến khi thấy con bị ngứa hậu môn. Giun kim rất dễ lây lan qua “bàn tay bẩn”. Vì thế, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi còn chưa có thói quen giữ vệ sinh cá nhân, hay cho tay lên mũi miệng rất hay nhiễm giun.

Biểu hiện nhiễm giun kim là trẻ bị ngứa hậu môn vào buổi tối đi ngủ khoảng từ 10h. Trẻ có thể bị thức giấc giữa đêm vì ngứa, khó chịu, khóc đêm.

Nhiễm nấm ở hậu môn

Nấm men là tác nhân chính thường xuất hiện ở các nếp gấp của cơ thể. Hậu môn có nhiều nếp gấp lại thường xuyên ẩm ướt là môi trường thuận lợi để nấm men sinh sôi phát triển. Vùng nếp gấp hậu môn bị dày lên, có màu đỏ và gây ngứa rất nhiều.

Hậu môn bị ẩm ướt

Sau khi trẻ tắm rửa, làm ướt không được lau khô, môi trường ẩm ướt dính vào quần, bỉm khiến trẻ ngứa ngáy vùng hậu môn.

Những trẻ vẫn còn đóng bỉm rất hay bị ngứa hậu môn do bỉm ướt không được thay thường xuyên.

Hậu môn bị phát ban mọc mụn nước

Đây là nơi rất dễ bị bí bách hoặc cơ thể bị nhiệt nóng cũng có thể mọc nhiều mụn nước, nổi mẩn đỏ xung quanh viền hậu môn. Trẻ càng gãi, mụn nước vỡ ra càng gây ngứa và viêm nhiễm vùng hậu môn.

Trĩ, táo bón ở trẻ nhỏ

Trĩ không chỉ gặp phải ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải. Táo bón lâu ngày, ngứa hậu môn là biểu hiện của bệnh trĩ ở trẻ nhỏ. Táo bón vừa là triệu chứng vừa là nguyên nhân khiến trẻ mắc trĩ. Mà trẻ nhỏ bị táo bón do chế độ ăn uống là rất thường gặp.

Táo bón gây ngứa hậu môn ở trẻ.

Mặc quần quá bó, mặc nhiều lớp quần

Đây có lẽ là nguyên nhân mà nhiều mẹ bỏ sót không biết tại sao trẻ hay bị ngứa hậu môn. Quần quá bó nhất là vào mùa hè khi trẻ vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi khiến hậu môn ngứa ngáy.

Mùa đông mặc nhiều lớp quần áo cũng khiến trẻ bí bách khó chịu ở hậu môn.

Vì thế, mẹ cần chú ý hơn về cách ăn mặc của trẻ.

Dị ứng

Những trẻ có cơ địa dị ứng thì các loại vải, nước giặt, nước xả quần áo cũng có thể khiến trẻ bị ngứa hậu môn. Trường hợp dị ứng thì phần da trên cơ thể trẻ cũng sẽ bị nổi ban, ngứa ngáy.

Trẻ bị ngứa hậu môn phải làm sao?

Tùy vào từng nguyên nhân mà các cách xử lý khi trẻ gặp phải tình trạng ngứa hậu môn.

Tẩy giun cho trẻ định kì

6 tháng 1 lần trẻ cần được tẩy giun sán. Hầu hết các thuốc giun trên thị trường đều có tác dụng diệt giun kim. Vì thế, mẹ nhớ đừng quên tẩy giun cho bé. Đối với trẻ bị nhiễm giun cần đi khám bác sĩ để soi phân tìm trứng giun và uống thuốc diệt giun theo chỉ định. Sau khi uống thuốc 1 tuần trẻ vẫn có thể bị ngứa hậu môn.

Mẹ cũng có thể bắt giun kim bằng băng dính trắng vào buổi tối sau 10h. Đây là thời điểm giun chui ra ngoài để đẻ trứng.

Cho trẻ ngâm mông vào chậu nước ấm

Nước ấm có thể làm dịu vùng hậu môn bị ngứa rát đồng thời tăng kích thích hậu môn giảm tình trạng táo bón cho trẻ.

Mẹ có thể thả thêm muối hột, baking soda vào chậu nước ấm giúp làm sạch vùng hậu môn cho trẻ.

Điều trị táo bón, trĩ ở trẻ

Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh hoặc ngâm mông trong chậu nước ấm, tăng cường vận động. Những biện pháp này giúp giảm thiểu tình trạng táo bón từ đó ngăn chặn hình thành bệnh trĩ ở trẻ nhỏ.

Cho trẻ ăn nhiều rau giảm táo bón.

Nếu các biện pháp tại nhà không giúp trẻ đi vệ sinh được bình thường, ngứa hậu môn tái diễn liên tục thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Phòng tránh ngứa hậu môn ởtrẻ

Ngoài những cách điều trị ngứa hậu môn thì mẹ cũng cần phải phòng tránh, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

  • Cắt ngắn móng tay cho trẻ, hạn chế cho trẻ gãi nhiều gây trầy xước, viêm lan ở hậu môn.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi vệ sinh. Tắm rửa hàng ngày.
  • Lau khô hậu môn không mặc quần ướt ẩm.
  • Chọn các loại giặt xả dịu nhẹ, chọn quần áo vải cotton, sợi bông mềm mại, thấm mồ hôi tránh dị ứng cho trẻ.
  • Mặc quần áo rộng rãi cho trẻ. Thay quần áo hàng ngày, khi bẩn, ẩm ướt cần thay ngay.

Trên đây là những thông tin liên quan đến biểu hiện ngứa hậu môn xảy ra ở trẻ. Nguyên nhân thường gặp, các xử lý và phòng tránh khi gặp phải tình trạng này đã được chia sẻ chi tiết. Tuy đây không phải là biểu hiện nghiêm trọng nhưng mẹ cũng cần đặc biệt chú ý để xử lý chấm dứt sự khó chịu cho bé.

Lâm Khuê

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • nhiễm giun sán
  • dị ứng
  • ngứa hậu môn
  • chăm sóc trẻ

Video liên quan

Chủ Đề