Vì sao nên học đại học

#2. Được kết nối với những cựu học sinh

Mỗi trường đại học “top” đều có những cựu học sinh xuất chúng mang hào quang về cho trường. Em có biết Bill Gates từng học đại học nào không? Có thể em đã nghe đâu đó chính là Harvard [mặc dù ông đã bỏ học giữa chừng]. Vậy còn Larry Page và Sergey Brin, những nhà sáng lập Google? Cả hai đều từng theo học tại Đại học Stanford. Barack Obama? Ông đã theo học cử nhân tại Đại học Columbia cũng như có bằng Luật tại Harvard. Hầu như các nhà lãnh đạo và quản lý vĩ đại nhất thế giới đều có xuất phát điểm từ các trường đại học hàng đầu, hay các trường thuộc khối Ivy. Thỉnh thoảng, những cựu học sinh nổi tiếng này đều dành thời gian ghé thăm trường cũ để thuyết giảng, dạy học, hay đôi khi chỉ đơn giản đến để tương tác với sinh viên.

Điều này dường như thực sự mang lại một vòng lặp vô cùng tích cực: trường càng có nhiều thành tựu tốt, càng có được danh tiếng cao; trường càng có được danh tiếng cao, càng có nhiều quỹ học bổng và thu hút nhiều sinh viên xuất sắc theo học. Và học sinh càng xuất sắc, trường lại càng có thêm nhiều thành tựu nổi bật. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các trường như Harvard có thể giữ vững vị trí thống trị trên các bảng xếp hạng trong suốt một thời gian dài.

Theo học tại các trường đại học “top” sẽ giúp học sinh mở rộng mối quan hệ với những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn, mang lại nhiều cơ hội tốt cho các em sau khi tốt nghiệp. Các giảng viên cũng như những cựu học sinh sẽ tận tâm giúp đỡ các em trong suốt quá trình học tập, giới thiệu nghề nghiệp, cũng như giúp các em xây dựng mạng lưới quan hệ rộng lớn với nhiều bạn bè giỏi, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Thêm vào đó, các trường đại học hàng đầu cũng thường xuyên tổ chức hội thảo và ngày hội nghề nghiệp nhằm kết nối sinh viên với các chuyên gia và nhà nghiên cứu hàng đầu, giúp học sinh tìm thấy cơ hội thực tập và thậm chí là những cơ hội được tuyển dụng toàn thời gian.

Và biết đâu, một ngày nào đó, chính các em cũng sẽ trở thành một trong những cựu học sinh nổi tiếng như vậy!

#3. Được kết bạn với những sinh viên ưu tú khác

Thứ hai, 21/12/2020 10:19

[có 68 đánh giá]

Đâu đó bạn vẫn thường nghe rằng: “Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.” Và hoài nghi về việc có nên chọn học đại học khi hằng năm tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng tăng, học phí ngày một đắt đỏ, tình trạng làm trái ngành với đồng lương bèo bọt là điều dễ thấy trong khi đó có rất nhiều người không học đại học rẽ hướng kinh doanh, tự thân học nghề rồi lập nghiệp lại có phần thành đạt giàu có trở thành ông chủ bà chủ. Phải chăng tấm bằng đại học đã thật sự mất giá trị trong cuộc sống hiện tại?

>> Học đại học, chỉ cần qua môn là đủ?

>> Áp lực “sốc đại học”

>> Mục tiêu học của việc học đại học

Là sinh viên mới ra trường nhìn lại quãng đường đã trải qua tôi vẫn cho rằng thật đúng đắn khi được học đại học và nếu được chọn lại lần nữa tôi vẫn chọn: Học đại học.

Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng là con đường ngắn nhất và ổn định nhất.

Bill Gates trong một bài phát biểu đã nhấn mạnh rằng: "Hãy ở lại trường hỡi các bạn sinh viên. Mặc dù tôi đã bỏ học và may mắn thành công khi theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực phần mềm. Nhưng một tấm bằng đại học vẫn là con đường chắc chắn và an toàn nhất để thành công." Có thể sau này bạn sẽ gác lại tấm bằng đại học để đi theo một hướng đi mới hoặc là thử sức kinh doanh nhưng nếu có thất bại ít ra bạn vẫn còn có một nền tảng đằng sau để bắt đầu lại từ đầu.

Thực tế cho thấy những người không học đại học mà vẫn thành công thường họ là thiên tài mà thiên tài dĩ nhiên chỉ chiếm số ít và chúng ta không phải là một trong số họ. Hoặc số khác không phải thiên tài thì đơn giản họ có hậu thuẫn từ gia đình: nối nghiệp từ bố mẹ, được đầu tư tài chính để kinh doanh và phát triển hướng đi riêng của mình.

Thật ra là dù chọn con đường nào đi chăng nữa chủ yếu là do ý chí của bản thân, khoan hãy nhìn nhận vấn đề theo hướng tiêu cực chẳng phải có rất nhiều người thoát nghèo vượt khó đi lên nhờ đi học đại học và nỗ lực bản thân của mình hay sao. Xã hội không suy xét rà soát được bạn có học đại học hay không nhưng hầu hết người có học vị cao mang tầm ảnh hưởng lớn đều có trong mình ít nhất một tấm bằng đại học.

1 tiết học tại đại học

Nền tảng tri thức và những bài học có giá 0 đồng

Giáo dục là một trong những cách thức đơn giản nhất để tạo ra sự thay đổi. Kiến thức và kinh nghiệm là 2 thứ mà dù ít hay nhiều sinh viên đại học nào chắc chắn phải nhận được. Có thể các bạn nghĩ lượng kiến thức ngày ngày giảng viên nhồi nhét vào đầu chỉ thật sự phát huy tác dụng vào mỗi kỳ thi. Có ai thắc mắc rằng tại sao giáo trình có đủ thậm chí rất dày và nhiều chữ nhưng vẫn cần có giảng viên hướng dẫn không? đó chính là tầm quan trọng của sự truyền tải tri thức. Những kiến thức đó chỉ có thể học đại học bạn mới có cơ hội tiếp thu và mang nó làm hành trang trong cuộc đời mình.

Nền tảng tri thức

Có nhiều người lại mạnh dạn tuyên bố cho rằng: 4 năm học đại học tôi chẳng thấy mình rút ra được bài học gì chỉ thấy tốn tiền. Các bài học vẫn luôn hiện diện xoay quanh bạn trong các tiết học những chia sẻ, trải nghiệm truyền đạt kinh nghiệm sống mà giảng viên thể hiện trên lớp hoàn toàn miễn phí hãy góp nhặt nó, khi nhìn lại bạn sẽ nhận ra rằng mình đã thay đổi và phát triển như thế nào.  

Trường đại học là một xã hội thu nhỏ

Tạm thời rời xa quãng thời gian học cấp 3 có bố mẹ bảo bọc chào mừng các bạn đến với Đại học : nơi có sự kết hợp giữa trường học và trường đời. Những người bạn gặp trong lớp đại học đâu đó đại diện gần hết tất cả tính cách của những người trong xã hội và bạn sẽ gặp trong tương lai. Một lớp đại học sẽ hội tụ đủ các thể loại tính cách khác nhau: mọt sách, chăm học, ham chơi, kẻ thích gây sự chú ý, người mặc kệ mọi thứ lại có những người thuộc tầng lớp “con ông cháu cha” hay là vài bạn sinh viên tỉnh lẻ tự thân vận động. Tất cả những người bạn tiếp xúc trong lớp không phải là một xã hội thu nhỏ thì là gì và bản thân bạn có thể chọn lựa những cá nhân mà bạn cho là hợp cạ để gắn bó hết 4 năm đại học.

Trường đại học

Ở đại học việc xuất hiện các mặt tiêu cực là không thể tránh khỏi nhưng tất cả những điều đó đều là bước đệm giúp bạn đi vững hơn trên đoạn đường phía trước. Không còn là trang giấy trắng như thời cấp 3 đại học rèn luyện bạn trở nên dè chừng hơn cẩn thận hơn để phát triển tốt hơn nhưng bên cạnh đó bạn cũng nhận lại được rất nhiều và bạn nhận ra rằng những mối quan hệ có trong đại học thật sự quý giá.

Học đại học được nhiều hơn mất

Những năm tháng đại học sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên có ý nghĩa hơn, những người bạn luôn bên cạnh khi học đại học xa nhà. Những lần trải nghiệm thực tế ở trường ở khoa học được nhiều thứ thú vị hơn. Tập quen dần với một thành phố xa lạ khác quê hương để rồi sau này xem nơi đó như là nhà. Những quán cafe sinh viên hay các quán ăn vặt lê la cuối tuần với bạn bè chắc chắn còn đọng lại trong tâm trí kể cả sau này bạn ra trường và phải tất bật với cuộc sống mưu sinh.

Khoảng khắc tung cao chiếc nón cử nhân trên tay cầm tấm bằng đỏ chính là một cột  mốc của cuộc đời xác nhận bạn đã thật sự trưởng thành và đại học là một phần trong tiềm thức trong thanh xuân của mỗi bạn sinh viên.
Thật ra học đại học giống như là việc xây dựng một tòa nhà, nếu được xây từ những nguyên liệu tốt nhất và người xây là những người thợ lành nghề nhất thì căn nhà đó có trải qua bao nhiêu bão giông mưa nắng vẫn sẽ trường tồn. Bản thân bạn cũng vậy dù có vấp ngã hay thất bại thì những gì bạn nhận được khi học Đại học sẽ phần nào giúp bạn đứng dậy và đi tiếp hành trình trong tương lai.

Sắp ra trường cần tìm việc làm?

Tìm việc làm

Video liên quan

Chủ Đề