Tại sao lý quang diệu chọn tiếng anh

Là một sinh viên Singapore từng đi du học, tôi thường nói về cách mình được nuôi dạy để trở thành con người của ngày hôm nay. Một buổi sáng thứ Hai khi đang ở nhà, tôi nghe tin người cha của đất nước Singapore hiện đại Lý Quang Diệu đã qua đời.


Lý Quang Diệu được coi là "cha đẻ" của đảo quốc Singapore

Ông đã có một trận chiến với bệnh viêm phổi nặng sáng hôm đó, nhưng trong suốt cuộc đời mình, ông đã giành chiến thắng nhiều trận chiến khác.

 Có những cuộc chiến sống còn đã được lưu lại trong những cuốn sách giáo khoa lịch sử của chúng ta. 

Ông lãnh đạo một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, không có nội địa, gần như là không có thứ gì. Cũng có sự trừng phạt thẳng tay với những người bất đồng chính kiến, những chính trị gia đối lập – việc mà ông cho là cái giá cần thiết cho trật tự xã hội và thành tựu về kinh tế.

Chính sách song ngữ của ông là thứ mà tôi muốn nói đến. Là một người trẻ tương đối thành công – đủ để kiếm được một suất ở trường đại học Mỹ, tôi thấy bản thân và khả năng ngôn ngữ của mình được gói gọn trong tầm nhìn của ông.

Khi Singapore giành được độc lập từ Malaysia vào năm 1965, Lý Quang Diệu đã biết rằng đất nước nghèo tài nguyên này cần có một mô hình kinh tế độc nhất.

“Chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi giống như những người láng giềng, chúng tôi sẽ chết” – ông Lee chia sẻ với New York Times vào năm 2007. Khi các cường quốc thực dân từ bỏ sự cầm quyền, nhiều người muốn củng cố bản sắc của mình như một quốc gia độc lập bằng cách loại bỏ sự ảnh hưởng của phương Tây.

Năm 1966 Thủ tướng Diệu đã ra chỉ đạo tất cả học sinh cần phải học tiếng mẹ đẻ của mình.

“Nếu chỉ đơn ngữ trong tiếng mẹ đẻ của chúng ta, chúng ta sẽ không kiếm sống được. Còn nếu đơn ngữ tiếng Anh sẽ là một trở ngại” – ông viết trong hồi ký của mình. “Chúng ta sẽ mất bản sắc văn hóa, sự tự tin về bản thân và về vị thế của mình trong thế giới này”.

Chính sách song ngữ của ông Diệu đã gây ảnh hưởng vì nó giúp Singapore trở nên chuyên nghiệp với lực lượng lao động toàn cầu hóa.


Lý Quang Diệu là người rất quan tâm tới giáo dục

Trong một bức thư gửi con trai Thủ tướng Diệu – Thủ tướng Lý Hiển Long, Tổng thống Trần Khánh Viêm có viết: 

“Người Singapore ngày nay có thể tận dụng tình trạng song ngữ và song văn hóa để nắm bắt những cơ hội thể hiện bản thân mình khắp thế giới”. Một lực lượng lao động nói tiếng Anh sẽ trở thành nguồn lực tốt nhất của Singapore, tôi biết được điều này trong các lớp học lịch sử ở trường trung học, bởi vì lúc đó chúng ta có thể thu hút đầu tư trực tiếp của nhiều quốc gia ở phương Tây. Với uy thế về kinh tế của Trung Quốc, nhiều người Singapore nói tiếng Trung [người Trung Quốc chiếm ¾ dân số Singapore] cũng có thể tận dụng các cơ hội của mình. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Singapore vào năm 2013, với hợp tác thương mại song phương lên tới 91,4 tỷ đô la.

Trong những năm đầu lập quốc, đây cũng là một công cụ gắn kết xã hội đối với một quốc gia được tạo thành từ người Trung Quốc, người Malay và người Ấn Độ gốc Do Thái.

 Tiếng Anh cho họ một nền tảng để giao tiếp xã hội cũng như cạnh tranh ở trường học trên cơ sở bình đẳng, nhưng tiếng mẹ đẻ giúp họ giữ được gốc gác. Nó giúp xoa dịu những căng thẳng về sắc tộc – yếu tố có thể cản trở sự phát triển về kinh tế.

Thủ tướng Diệu được báo chí gọi là “cha đẻ” của Singapore – với tôi, đó là một sự đánh giá công bằng, bởi vì tôi thấy hành trình cuộc đời tôi gói gọn trong quan điểm của ông. 

Kể từ khi tốt nghiệp phổ thông, vốn tiếng Trung của tôi trở nên mai một – nhưng những năm tháng học ngôn ngữ này đã giúp tôi có được cảm giác trực quan về thứ mà một số người gọi là ngôn ngữ khó học nhất thế giới. 

Khả năng đọc các tài liệu tài chính bằng tiếng Trung và dịch các bài báo [dù là với một cuốn từ điển Trung-Anh bên cạnh] không chỉ giúp tôi trong công việc, mà còn định hình hướng đi trong sự nghiệp của tôi - một nhà báo theo dõi các nền kinh tế mới nổi của châu Á.

Ở trường, khi bạn bè người Ấn và người Malay của tôi bỏ các lớp học tiếng mẹ đẻ, tôi vẫn luôn nhắc nhở mình rằng hoàn cảnh và văn hóa khác biệt cần được hiểu và tôn trọng. Việc học song ngữ dạy tôi một bài học quan trọng về việc sống giữa các nền văn hóa khác biệt. Nó giúp tôi rất nhiều khi sống ở một quốc gia đa văn hóa như Mỹ.

Nhưng có lẽ điều thú vị nhất trong chính sách song ngữ của Thủ tướng Diệu là cá nhân ông đã rất khó khăn trong việc vật lộn với tiếng Trung. Bố mẹ nói tiếng Anh hoàn toàn. ông kể lại những khó khăn của mình khi học thứ tiếng này trong cuốn sách “Thách thức cả đời tôi: Hành trình song ngữ của Singapore”. 

Với ông, học tiếng Trung là một trận chiến khó khăn – giống như những thử thách trong sự nghiệp chính trị của ông để giúp một hòn đảo nhỏ bé sống sót và sau đó là phát triển mạnh mẽ. Tôi thực sự biết ơn sự kiên trì của ông.

Bài viết của Yunita Ong – nhà báo phụ trách khu vực châu Á của Forbes.

  • Nguyễn Thảo [Theo Forbes]

Tiếng Anh - Chìa khóa để tránh tụt hậu

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Lý Quang Diệu chứng minh một điều rằng bên cạnh việc phát triển kỹ thuật, việc tìm tiếng nói chung với thế giới là vô cùng thiết yếu đối với bất kỳ quốc gia nào. Từ năm 1959 khi bắt đầu nhậm chức thủ tướng, ông đã chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính của Singapore đồng thời không ngừng thúc đẩy việc học Tiếng Anh của quốc gia mình. Năm 2011, ông còn sáng lập một quỹ mang tên mình nhằm khuyến khích việc học song ngữ ở trẻ nhỏ, từ tuổi mẫu giáo, tại Singapore.

Tại buổi phỏng vấn với tờ News York Times vào năm 2010, ông nhấn mạnh: “Tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc của đất nước tôi và đó cũng là điều đem lại thành công cho chúng tôi thông qua việc kết nối rộng rãi với toàn cầu. Bất kể bạn là người Malay, Trung Quốc, Tamil hay bất cứ quốc gia nào và muốn tiếp tục gìn giữ thứ tiếng mẹ đẻ của quốc gia mình, hãy chỉ xem nó như ngôn ngữ thứ hai.”

Lý Quang Diệu cũng là người bạn của nhân dân Việt Nam. Những chia sẻ của ông với Việt Nam về việc học tiếng Anh cũng rất đúng đắn. Theo ông, nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu.

Người Việt nên học tiếng Anh như thế nào?

Trước đây, thầy giáo Jesse Peterson, một người Canada từng dạy tiếng Anh ở Việt Nam từng nhận định “Là người biết tiếng Việt, tôi nhận ra rằng, người Việt Nam khá bất lợi khi học tiếng Anh so với người nước khác. Đơn giản vì người Việt phải sử dụng cơ miệng theo một cách hoàn toàn khác để “nói” được tiếng Anh”.

Để khắc phục những khó khăn này, các thầy giáo bản xứ khuyên học sinh nên tập trung vào việc học nói và phát âm, chứ không chỉ chú trọng vào ngữ pháp và từ vựng. Những người bận rộn với công việc văn phòng hoặc chăm sóc con cái có thể tham gia lớp học nói trực tuyến. Các lớp học mở từ 8h sáng đến 24h giúp học viên thoải mái  lựa chọn giờ thích hợp. Học viên cũng không phải chờ xếp lớp, đăng ký xong là có thể kiểm tra trình độ và bắt đầu học ngay.

Khắc phục nhược điểm của các phương pháp học 1 chiều, theo phương thức này, các giáo viên bản xứ Âu - Úc - Mỹ sẽ giảng dạy trong các lớp học trực tuyến được thiết kế trực quan, sinh động 16h mỗi ngày. Các bài học trở nên gần gũi và đạt hiệu quả cao như khi người học nói chuyện với nhau ngoài đời.

Trên thế giới, phương pháp học ngoại ngữ trực tuyến đã và đang được nhiều trường đại học nổi tiếng áp dụng. Đại học Harvard, British Council đều có chương trình dạy ngoại ngữ online với hàng chục ngàn người theo học.

Hiện nay tại Việt Nam, phương thức này được ứng dụng tại chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến Topica Native. Nói về chương trình này, Giáo sư Nguyễn Lân Trung, Phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội cho biết: "Phương pháp này dựa trên video và tình huống thực tế, giúp người học làm quen với âm điệu của một một ngôn ngữ lạ. Bên cạnh đó, các giáo viên nước ngoài sẽ khiến học viên cảm thấy việc học nhẹ nhàng, khối lượng kiến thức không quá nhiều nhưng có thể thực hành và ghi nhớ được".

"Muốn giỏi tiếng Anh, hãy học đúng phương pháp. Thành công là 99% chăm chỉ và 1% thông minh. Học với Topica Native, giáo viên hướng dẫn giúp đỡ rất nhiệt tình nên cảm thấy như có người bạn đồng hành tin cậy suốt quá trình học tập" - chị Mạc Thùy Dương chia sẻ.

Click //topicanative.vn/ để tìm hiểu thêm về phương pháp học này.

Thảo Uyên - Đinh Trang

Ngày 23/3, người dân Singapore kỷ niệm một năm ngày mất của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu - người có đóng góp rất lớn vào sự thành công kỳ diệu của đất nước Singapore ngày nay. Nhiều người ca ngợi công lao của ông, nhiều người ngưỡng mộ tài năng xuất chúng của ông trong quá trình xây dựng đảo quốc Singapore phồn thịnh.

Trong đó Giáo sư Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore đã nêu lên những vấn đề thể hiện tầm nhìn vượt thời gian của ông Lý Quang Diệu trong việc xây dựng một nhà nước Cộng hòa Singapore vững mạnh, phát triển một xã hội Singapore giàu mạnh, theo The Straits Times ngày 22/3.

Theo ông Kishore Mahbubani, việc xây dựng văn hóa trung thực trong làm việc của bộ máy công chức nhà nước, tổ chức hợp lý bộ máy nhà nước phù hợp với thứ tự ưu tiên trong xây dựng và phát triển đất nước đã đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của Singapore. Và qua đó thể hiện dấu ấn đặc biệt mang tên Lý Quang Diệu.

Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu – người công rất lớn giúp Singapore hóa rồng. Ảnh: The Straits Times.

Tuy nhiên ở một góc nhìn khác, người viết cho rằng có một việc làm thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của ông Lý Quang Diệu trong việc xây dựng một nền tảng xã hội thống nhất, ảnh hưởng quyết định đến những vấn đề khác trong quá trình xây dựng đất nước Singapore.

Đó chính là việc quyết định lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trong giao tiếp xã hội tại đảo quốc sư tử này.

Chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ phổ biến để đảm bảo tính độc lập và bảo vệ nền độc lập

Khi tách ra khỏi Vương quốc Liên bang Malaysia để thành lập nên Cộng hòa Singapore, thành phần dân số tại đảo quốc nhỏ bé này phần lớn là người gốc Hoa và người Mã Lai. Do đó tiếng Hoa và tiếng Mã Lai là hai thứ ngôn ngữ thông dụng nhất tại đất nước này.

Lúc đó có lẽ ai cũng nghĩ rằng nhà lập quốc Lý Quang Diệu sẽ chọn một trong hai ngôn ngữ đó làm ngôn ngữ chính, hoặc chọn cả hai ngôn ngữ đó làm ngôn ngữ giao tiếp xã hội.

Tuy nhiên, ông Lý Quang Diệu cùng những nhà lãnh đạo đất nước lúc đó lại quyết định chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ phổ biến trong giao tiếp xã hội và làm ngôn ngữ chính trong giáo dục tại quốc gia này.

Đây là một quyết định hết sức bất ngờ và chắc chắn gặp không ít khó khăn khi đưa nó vào áp dụng trọng quản lý và điều hành đất nước.

Cho dù từng là thuộc địa của Anh, là quốc gia nằm trong khối Thịnh vượng chung nhưng Singapore vốn là một thực thể chính trị nằm trong Liên bang Malaysia nên bị ảnh hưởng rất lớn bởi quốc gia này. Đặc biệt cộng đồng người Mã Lai, nói tiếng Mã Lai lại là một trong những thành phần dân cư lớn của Singapore thời lập quốc, theo The New York Times ngày 2/12/1990.

Việc chọn tiếng Mã Lai làm ngôn ngữ quốc gia cũng thể hiện sự ảnh hưởng của Mã Lai đối với đất nước Singapore. Tuy nhiên, ông Lý Quang Diệu đã chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ phổ biến, ngay từ ngôn ngữ sử dụng trong bộ máy công quyền đến ngôn ngữ chính trong hoạt động kinh doanh và thương mại, chứng tỏ ông muốn Singapore độc lập với Mã Lai.

Ông Lý Quang Diệu chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ phổ biến tại Singapore, thể hiện tầm nhìn vượt thời đại. Ảnh: The Strais Times.

Mặt khác, khi tách khỏi Mã Lai thì có tới 75% dân số Singapore là người gốc Hoa, sử dụng tiếng Hoa để giao tiếp và làm ăn. Bởi vậy nếu Singapore chọn tiếng Hoa làm ngôn ngữ phổ biến trong giao tiếp xã hội cũng là một sự hợp lý và tạo ra sự thuận tiện cho cả nhà nước và người dân Singapore lúc bấy giờ.

Bên cạnh đó, với những khó khăn của đất nước mới giành quyền độc lập, nếu sử dụng tiếng Hoa, Singapore sẽ nhận được sự chia sẻ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay Trung Hoa Dân quốc. Và đặc biệt là cộng đồng người Hoa ở khắp thế giới sẽ hướng về Singapore nhằm giúp đỡ những người anh em vượt qua khó khăn.

Nghĩa là nếu chọn tiếng Hoa thì Singapore có nhiều thuận lợi, nhận được nhiều sự giúp đỡ của người Hoa trên thế giới. Nhưng ông Lý Quang Diệu lại chọn tiếng Anh, nên sự giúp đỡ của cộng đồng người Hoa đối với Singapore gần như không còn nữa.

Điều đó cho thấy Singapore chọn độc lập hẳn với “mẫu quốc” Trung Hoa.

Nếu việc Singapore chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ phổ biến là thể hiện sự độc lập hoàn toàn với Malaysia, thì qua sự việc đó Singapore cũng tránh được sự đồng hóa của Trung Hoa, mà có thể khiến Singapore trở thành một thành phần của Trung Hoa tại hải ngoại. Điều đó sớm muộn cũng sẽ làm đảo quốc này cũng mất đi tính độc lập của riêng mình.

Quyết định ấy cũng phần nào được chứng minh khi mãi đến năm 1990 thì quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Singapore mới được chính thức thiết lập. Bản thân ông Lý Quang Diệu là người gốc Hoa nhưng quyết định lựa chọn tiếng Anh để đảm bảo tính độc lập cho thể chế chính trị mà ông xây dựng tại đảo quốc nhỏ bé với diện tích chỉ vỏn vẹn hơn 719 km2.  

Và không chỉ đảm bảo tính độc lập, việc lựa chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ phổ biến tại Cộng hòa Singapore còn khiến nó trở thành công cụ bảo vệ nền độc lập của Singapore.

Thứ nhất, tiếng Anh là ngôn ngữ của luật pháp Singapore, một công cụ bảo vệ đất nước hữu hiệu nhất trong thế giới hiện đại. Bởi lẽ luật pháp là thứ duy nhất có thể không gặp trở ngại giữa các quốc gia khác nhau về chế độ chính trị.

Thứ hai, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trong giao tiếp xã hội tại Singapore, từ đó hình thành nên nền văn hóa đặc thù của Singapore, không bị phụ thuộc hay lai căng.

Và ngày nay, văn hóa cũng là một công cụ bảo vệ nền độc lập của quốc gia rất hữu hiệu, nhất là những quốc gia nhỏ bé như Singapore không theo đuổi sức mạnh của quân đội và vũ khí.

Chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ phổ biến để đảm bảo sự bình đẳng dân tộc, sự đoàn kết xã hội

Với thành phần dân cư là người Hoa, người Mã Lai, người Ấn Độ và một số cộng đồng người Á – Âu khác, khiến việc chọn ngôn ngữ của cộng đồng dân cư nào cũng sẽ tạo ra sự bất bình đẳng. Từ đó sẽ hình thành mâu thuẫn giữa các dân tộc, hình thành mâu thuẫn xã hội, thậm chí có nguy cơ trở thành mầm mống của xung đột xã hội, theo The New York Times ngày 26/6/1994.

Có lẽ, ngoài việc nhìn nhận việc lựa chọn tiếng Anh đảm bảo nền độc lập cho đất nước, ông Lý Quang Diệu còn nhận thấy, việc lựa chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ phổ biến sẽ khiến cho đất nước ổn định, đảm bảo sự bình đẳng giữa các cộng đồng dân cư, từ đó hình thành nên cộng đồng dân tộc Singapore dựa trên nên tảng văn hóa đa sắc tộc.

Nếu chọn tiếng Mã Lai làm ngôn ngữ giao dịch chính thì chắc chắn cộng đồng người Hoa sẽ không phát huy hết khả năng và tâm huyết cho việc xây dựng đất nước Singapore cường thịnh. Vì họ có thể bị mặc cảm là cư dân hạng hai, sống trên đất khách.

Lúc đó dù chính phủ có bao nhiêu chính sách ưu đãi cho cộng đồng người Hoa thì cũng không thể bù đắp được sự phân biệt đối xử qua lựa chọn ngôn ngữ.

Còn những cộng đồng dân cư khác sẽ co cụm với tâm lý là cư dân hạng ba, hạng tư trong xã hội Singapore. Điều đó khiến cho sức mạnh của đất nước Singapore bị phân tán, cộng đồng dân tộc Singapore sẽ khó được hình thành, tứ đây làm cho chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc trở nên khác biệt, xã hội chia rẽ và luôn chứa dựng bất ổn.

Ngược lại, nếu chọn tiếng tiếng Hoa thì chắc chắn đất nước Singapore sẽ dậy sóng, bởi dù không chiếm số đông nhưng cộng đồng người Mã Lai lại là cộng đống đóng vai trò quyết định trong việc định hình nên nền tảng của chủ quyền quốc gia, bởi Singapore tách ra từ Liên bang Malaysia.

Chắc chắn đất nước sẽ bất ổn nếu người Mã Lai đứng sau người Hoa trong sự ưu tiên lựa chọn sử dụng ngôn ngữ.

Như vậy, yêu cầu đặt ra là phải phát huy sức mạnh của đoàn kết xã hội cho xây dựng đất nước nhưng điều ấy chỉ có được khi các cộng đồng dân cư sống bình đẳng và chan hòa.

Đó có thể là yếu tố khiến ông Lý Quang Diệu và những nhà lãnh đạo buổi đầu lập quốc quyết định chọn tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trong giao tiếp xã hội tại Singapore.

Ngày nay, ai cũng nhận ra trong đất nước Singapore có cộng đồng dân cư chiếm đa số, có cộng đồng dân cư thiểu số, có bất đồng chính kiến, có phe phái, đảng phái chính trị đối lập, nhưng không thấy mâu thuẫn về lợi ích chính trị giữa các cộng đồng dân cư tại đảo quốc này.

Người viết cho rằng, điều đó bắt nguồn từ sự bình đẳng được tạo ra bởi việc lựa chọn ngôn ngữ của chính phủ Singapore thời lập quốc.   

Việc kết nối cộng đồng dân cư, những nét riêng biệt của văn hóa các dân tộc thông qua một ngôn ngữ phổ biến không bị chi phối bởi lợi ích cục bộ của các thành phần dân cư trong cộng đồng dân tộc Singapore là một quyết định cực kỳ sáng suốt của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.

Và có thể khẳng định đây là một trong những yếu tố quyết định nhất tạo nên sự thành công của Singapore. Đó là tạo ra sự ổn định xã hội tại đảo quốc này trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ phổ biến giúp Singapore khai thác tốt nhất tài nguyên con người

Singapore là một quốc gia có diện tích hết sức nhỏ bé và tài nguyên thiên nhiên cũng hết sức nghèo nàn, nếu không muốn nói là không có gì đáng kể, ngay cả đất đai cũng là “của hiếm” tại đảo quốc này. Vì vậy, tài nguyên duy nhất mà Singapore có được để khai thác phục vụ cho việc phát triển đất nước chỉ là tài nguyên con người.

Nhưng ngay cả tài nguyên con người của Singapore cũng không phải là nhiều nên việc khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất thứ nguyên khí quốc gia này là một bài toán đặt ra với người lèo lái Singapore trong thời kỳ đầu sau khi giành độc lập. Và đồng thuận trong suy nghĩ, thống nhất trong hành động luôn là cách khai thác hiệu quả nhất sức mạnh của tập thể, cộng đồng.

Khai thác tài nguyên con người hiệu quả là một trong những nguyên nhân tạo nên thành công của Singapore. Ảnh: The Straits Times.

Có lẽ, ông Lý Quang Diệu đã nhìn ra rào cản, làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong việc khai thác tài nguyên con người của Singapore, đó là ngôn ngữ.

Thứ nhất, bất đồng ngôn ngữ thường gây ra tình trạng “ông nói gà bà nói vịt”, từ đó làm giảm sự cộng hưởng trong tập thể, cộng đồng, thậm chí có thể triệt tiêu sức mạnh từ sự cộng sinh bởi sự lệch pha trong giao thoa ngôn ngữ tạo ra.

Thứ hai, bất đồng ngôn ngữ sẽ khiến hình thành nên lợi ích cục bộ trong cộng đồng dân cư, bởi sự ưu tiên trong sử dụng ngôn ngữ sẽ phụ thuộc vào số người sử dụng ngôn ngữ, từ đó gây nên chia rẽ trong cộng đồng dân tộc, mâu thuẫn trong xã hội. Điều đó làm cho lợi ích dân tộc bị ảnh hưởng bởi lợi ích của vùng, miền, phe phái.

Bên cạnh đó, những ngôn ngữ của các cộng đồng dân cư tại Singapore thời kỳ này đều không phải là những ngôn ngữ thông dụng trong hoạt động thông thương và giao lưu quốc tế. Trong khi đó lại là những hoạt động được xem là nền tảng cho phát triển kinh tế, xây dựng đất nước mà nhà nước Cộng hòa Singapore đã xác định.

Trước những yêu cầu đặt ra cho một chính phủ Singapore non trẻ, có lẽ ông Lý Quang Diệu nhận thấy việc lựa chon ngôn ngữ thống nhất cho Singapore là một phương cách tốt nhất trong việc phát huy sức mạnh của quốc gia kết hợp với sức mạnh của thời đại. Và đó cũng là cách đưa Singapore ra khỏi khó khăn nhanh nhất, bền vững nhất.

Cũng nên nhắc lại rằng, trong giao dịch và thông thương quốc tế, nhất là sau Thế chiến thứ Hai, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ phổ biến nhất. Trong khi Singapore vốn là thuộc địa của Anh nên việc người dân học tập và sử dụng tiếng Anh có nhiều thuận lợi.

Thậm chí việc học tiếng Anh còn là một lợi thế của Singapore với các quốc gia lân cận trong khu vực Đông Nam Á, theo U.S. Library of Congress.

Và tiếng Anh đã được chính phủ của ông Lý Quang Diệu lựa chọn là ngôn ngữ phổ biến trong giao dịch xã hội tại Singapore. Ông Lý Quang Diệu đã sử dụng tiếng Anh để tạo ra lợi thế tuyệt đối của Singapore so với các quốc gia trong khu vực. Qua đó giúp cho Singapore tận dụng tốt nhất những gì trong hoạt động thương mai – dịch vụ, phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước.

Như vậy, có thế thấy rằng nếu tiếng Anh không phải là ngôn ngữ phổ biến tại Singapore thì đảo quốc này sẽ không thể có được sự thịnh vượng như ngày hôm nay.

Từ những khó khăn mang tính đặc thù của đất nước Singapore, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã có nhiều quyết định mang tính đặc biệt cho quốc gia này, trong đó có việc lựa chọn tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trong giao dịch xã hội.

Ngày nay, người dân Singapore có một cuộc sống phồn vinh, đất nước Singapore trở thành hình mẫu cho nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là thành quả của một quá trình xây dựng và phát triển của Singapore, trong đó có sự góp công rất lớn của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu với những suy nghĩ và hành động thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của ông.

Ông Lý Quang Diệu đã giúp cho đất nước Singapore giàu mạnh và từ sự giàu mạnh của Singapore, ông Lý Quang Diệu đã bước vào ngôi nhà của những huyền thoại chính trị thế giới với sự ngưỡng mộ của nhiều người trước tài năng xuất chúng của mình.

Ngọc Việt

Video liên quan

Chủ Đề