Chó bị lây bệnh dại bao lâu thì chết

Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao vì hiện không có thuốc đặc hiệu để điều trị khi đã lên cơn dại. Bệnh dại có mặt ở tất cả các châu lục [ngoại trừ Nam Cực] với hơn 95% trường hợp tử vong ở người xảy ra ở khu vực Châu Á và Châu Phi. Trên toàn cầu, mỗi năm có hơn 59.000 người chết vì bệnh dại. Do đó, tiêm vắc-xin phòng dại trước phơi nhiễm hay khi bị phơi nhiễm [có thể phối hợp tiêm kháng huyết thanh dại trong trường hợp có chỉ định] là biện pháp dự phòng bệnh dại có hiệu quả nhất. Trong khoảng thời gian 2 tháng của năm 2020, Nghệ An đã có 2 trường hợp tử vong thương tâm do bị chó dại cắn. Trường hợp thứ 1, thầy giáo H.V.T [45 tuổi, giáo viên dạy môn thể dục của trường THCS ] ở xã Công Thành, Huyện Yên Thành. Trường hợp thứ 2, cháu bé 7 tuổi tên H.D.Đ ở xã Mã Thành, Yên Thành. Cả 2 trường hợp này đều không đi tiêm phòng sau khi bị chó cắn.

Để không xảy ra những cái chết thương tâm như vậy chúng ta cần phải có những hiểu biết đúng về bệnh dại.

1. Nguyên nhân 

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây ra, bệnh chủ yếu của vật nuôi [chó, mèo…] hoặc động vật hoang dã [dơi, cáo…] lây sang người qua vết cắn, cào ở da và niêm mạc. Trong một số ít trường hợp, bệnh dại có thể lây lan khi nước bọt bị nhiễm trùng xâm nhập vào vết thương hở hoặc màng nhầy, như miệng hoặc mắt. Điều này có thể xảy ra nếu một con vật bị nhiễm bệnh liếm một vết cắt hở trên da .

2. Triệu chứng bệnh dại

Biểu hiện của bệnh chủ yếu là trạng thái kích thích tâm thần vận động hoặc liệt. Khi phát bệnh thì 100% tử vong. Sau khi bị chó dại cắn thì trong khoảng thời gian từ 10 ngày đến 1 năm tùy theo vị trí vết cắn gần hay xa, trung bình từ 20 ngày đến 60 ngày sẽ có biểu hiện bệnh. Nếu số vết cắn nhiều, sâu, vị trí cắn gần thần kinh trung ương và giàu mạng lưới thần kinh [đầu, mặt, cổ…] thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn. Trước khi phát bệnh có thể có tiền triệu: Lo lắng, thay đổi tính tình, có cảm giác ngứa, đau ở nơi bị cắn. Trường hợp điển hình: Người bệnh nuốt khó, đau họng, co cứng cơ vùng cổ, vai, lưng, sau đó lan đến các nhóm cơ khác: Bụng, chi. Co cứng cơ mặt gây nên kiểu “cười nhăn”, co cứng cơ lưng, làm lưng cong ưỡn. Cường độ co cơ với tần suất cao sẽ đe dọa ngừng thở. Khi bị phát bệnh thường có biểu hiện: Co cứng, run rẩy tứ chi, co giật, co thắt họng và thanh quản gây nên triệu chứng sợ nước, khát không dám uống, chỉ nhìn thấy hoặc nghe tiếng nước cũng gây co thắt họng và rất đau.  Tình trạng co thắt này tăng lên mỗi khi có có kích thích dù rất nhỏ vào các giác quan: Luồng gió nhẹ, mùi vị, ánh sáng … nét mặt luôn căng thẳng hoảng hốt, mắt sáng và đỏ, tai thính, có thể có tình trạng kích thích sinh dục. Sốt tăng dần, vã mồ hôi, tăng tiết đờm giãi, rối loạn tim mạch và hô hấp, xuất hiện nhiều ảo giác. Tất cả các triệu chứng trên xuất hiện thành từng cơn, ngày càng dày hơn, mạnh hơn. Người bệnh có thể có lúc tỉnh táo. Các triệu chứng nặng dần lên và tử vong trung bình từ 3-5 ngày do ngừng hô hấp và ngừng tim. Phòng ngừa Hiện nay, chưa có thuốc để cứu sống người bệnh khi đã lên cơn dại. Chỉ điều trị triệu chứng: An thần để nơi yên tĩnh, riêng biệt. Vì vậy, phòng bệnh trước và sau khi phơi nhiễm rất quan trọng. 

3. Tiêm phòng vắc xin phòng dại được sử dụng trong hai tình huống khác nhau:

    Để bảo vệ những người có nguy cơ tiếp xúc với bệnh dại.     Để ngăn chặn sự phát triển của bệnh dại trên lâm sàng sau khi phơi nhiễm.

4. Dự phòng trước phơi nhiễm:

    Nên tiêm vắc xin trước phơi nhiễm được chỉ định cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao như nhân viên làm việc tại các phòng thí nghiệm chẩn đoán, nghiên cứu và sản xuất huyết thanh dại. Những đối tượng này nên làm huyết thanh chẩn đoán sau mỗi 6 tháng. Nếu nồng độ kháng thể dưới 0.5 UI/ml thì phải tiêm nhắc lại.     Những đối tượng sau nên tiêm phòng dại vì có nguy cơ nhiễm virus dại: Bác sĩ thú y, người canh giữ và chăm sóc thú, thợ săn, nhân viên kiểm lâm, người làm ở lò mổ, người nghiên cứu về hang động, người làm nghề nhồi bông thú.     Người đi du lịch hoặc di chuyển đến vùng có dịch bệnh trên súc vật. Tiêm vắc-xin bệnh dại trước phơi nhiễm bao gồm: Tiêm bắp 3 liều [0,5 ml/liều] vào các ngày thứ 7 và 21 hoặc 28. Lưu ý: Đối với người lớn, vắc-xin được tiêm ở vùng cơ Delta của cánh tay. Đối với trẻ nhỏ [trẻ dưới 1 tuổi], nên tiêm vào mặt trước - bên đùi. Không tiêm ở vùng mông.

5. Dự phòng sau phơi nhiễm     

    Rửa ngay vết thương bằng xà phòng và nước trong khoảng 10 - 15 phút, nếu không có xà phòng thì rửa bằng nước sạch.      Rửa sạch vết thương bằng cồn 70% hoặc dung dịch sát khuẩn iodine [nếu có].      Đến ngay trung tâm y tế để được điều trị dự phòng càng sớm càng tốt.

    Tiêm phòng Vắc-xin và huyết thanh                                                                                                                                                                                                                                      

  • Bảng phân độ phơi nhiễm và chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm [WHO]:

a Phơi nhiễm với động vật gặm nhấm, thỏ hoặc thỏ rừng không cần phải điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại. 
b Nếu chó mèo ở những vùng nguy cơ thấp, có thể quan sát được thì có thể trì hoãn việc điều trị dự phòng. 
c Việc theo dõi tình trạng con vật chỉ áp dụng đối với chó và mèo. Ngoại trừ các loài nguy hiểm, những loài động vật nuôi và động vật hoang dã khác nghi ngờ bệnh dại có thể lấy mẫu chẩn đoán phòng thí nghiệm xác định sự hiện diện của kháng thể dại. 
d Những vết cắn đặc biệt là vết cắn ở đầu, mặt, cổ, tay và bộ phận sinh dục là phân loại độ III vì có rất nhiều đầu dây thần kinh ở khu vực này. 
e Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cần được cân nhắc khi người tiếp xúc với dơi.

Ngoài vấn đề tiêm phòng dại cho người, để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, chủ vật nuôi cần tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo, tiêm nhắc lại định kì hàng năm, không thả rông chó mèo, chó ra đường phải được đeo rọ mõm.
Hiện tại, Việt Nam đang có 3 vắc xin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành, phổ biến trong số đó là vắc xin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab [Pháp], Abhayrab và Indirab [Ấn Độ]. Các vắc xin này đều là vắc-xin thế hệ mới nuôi cấy tế bào hoặc nguồn gốc trứng-phôi [trước đây là vắc-xin mô thần kinh] là an toàn và hiệu quả. Nếu tiêm sớm và đủ liều thì hiệu quả bảo vệ gần như 100%. 

Tài liệu tham khảo 1. //www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/rabies 2. //www.who.int/ith/vaccines/rabies/en/ 3. //www.who.int/vietnam/health-topics/rabies 4. //vnvc.vn/verorab-vac-xin-phong-dai/ 5. //vnvc.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-tiem-phong-dai/ 6. Bùi Đại - Bệnh học Truyền Nhiễm 2009, Bệnh Dại, Trang 441-446

Rhabdovirus là một loại virus bệnh dại có tính truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm và có tốc độ tiến triển rất nhanh. Như vậy, chó bị dại sống được bao lâu? Xin mời các bạn cũng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Virus bệnh dại sống bao lâu?

Bệnh dại thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở động vật chưa được tiêm ngừa, hay đi ra bên ngoài nhiều và tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc chó, mèo mang mầm bệnh. Virus bệnh dại chủ yếu lây qua vết cắn và thông qua nước bọt tại vết thương.

Virus bệnh dại có khả năng tồn tại trong cơ thể 2- 8 tuần trước khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài. Ngoài ra, nếu virus được truyền nhiễm từ nước bọt qua vết cắn thì có thể rút ngắn  thời gian phát bệnh còn 10 ngày.

Chó bị dại sống được bao lâu?

Đặc điểm của bệnh dại là virus sẽ tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não làm cho vật nuôi trở nên điên dại[ hoảng loạn] và chết. Nguồn mang bệnh dại chủ yếu là ở chó là [90%], mèo là [5%] và số còn lại ở động vật hoang dã là [5%]. Dấu hiệu bệnh dại ở vật nuôi thường biểu hiện qua 2 thể bệnh thường thấy đó là thể điên cuồng và thể dại câm.

Hàng năm, căn bệnh dại này đã gây ra cái chết cho hơn 50 nghìn người và hàng triệu loài động vật trên toàn thế giới. Virus bệnh dại cực kỳ nguy hiểm và gây ám ảnh cho nhiều động vật và con người nói chung, đối với chủ và thú nuôi nói riêng

Bệnh dại thường được biểu hiện qua 2 giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc loài động vật, độc lực của virus và vị trí vết cắn. Đa phần bệnh sẽ phát tán trong vòng 21 đến 30 ngày sau khi vật nuôi nhiễm bệnh. Đối với chó thời gian phát tán trung bình là 10 ngày. Những triệu chứng bệnh thường khó phát hiện hoặc dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các loại bệnh khác, đó là lý do vì sao việc phát hiện bệnh cho vật nuôi của bạn trong giai đoạn này là cực kì khó khăn và cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ thú y có chuyên môn và kinh nghiệm.

Thời kỳ phát bệnh

Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm. Như trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 thể này xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi thời gian sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt. 

Ở thể dại điên cuồng, vật nuôi chết trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi có các triệu chứng đầu tiên, còn ở thể dại câm phát triển nhanh hơn thể dại điên cuồng như thông thường thì chỉ từ 2 đến 3 ngày sau khi phát bệnh.

Chó bị dại sống được bao lâu?

 Quy trình chẩn đoán bệnh dại ở chó

Bước đầu, nếu vật nuôi của bạn bị nghi là đã nhiễm virus bệnh dại thì nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để được theo dõi, tại nơi khám vật nuôi sẽ được cho cách ly trong lồng khoảng 10 ngày và sau đó tiến hành chẩn đoán và kết hợp với theo dõi các triệu chứng, lịch sử thói quen, thái độ của vật nuôi đối với chủ và cả với những con vật khác.

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định cho vật nuôi như:

  • Xét nghiệm máu ELISA: Đây cũng là một phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh dại, nhưng xét nghiệm lại là phương pháp không được sử dụng nhiều cho lắm.
  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp là thử nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán virus bệnh dại tuy nhiên, cần đòi hỏi phải có mô não, vì lý do đó mà phương pháp này chỉ có thể được thực hiện sau khi vật nuôi đã chết.

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi chó bị dại sống được bao lâu? Hy vọng bài viết giúp cho bạn đọc có thêm một số thông tin về bệnh dại ở vật nuôi để có thể chăm sóc vật nuôi của các bạn một cách tốt nhất.

[Đọc Thêm]  Nguyên nhân gây sốt xuất huyết và sốt rét?

Video liên quan

Chủ Đề