Câu 19 mỗi bước trượt của riboxom trên mARN tương ứng như thế nào

This preview shows page 1 - 4 out of 26 pages.

Subscribe to view the full document.

Subscribe to view the full document.

Unformatted text preview: BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ Mục tiêu Kiến thức + Trình bày được khái niệm phiên mã, dịch mã. + Phân biệt được 3 loại ARN trong tế bào về cấu trúc và chức năng. + Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế phiên mã và dịch mã. + Trình bày được hiện tượng pôlixôm và vai trò của nó. Kĩ năng + Rèn luyện được kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh; năng lực tư duy lôgic, năng lực tự học. Trang 1 I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Phiên mã 1.1. Cấu trúc và chức năng các loại ARN Hình 2.1. Các loại ARN a. mARN [ARN thông tin] * Cấu trúc: + Chiếm 5% - 10% hàm lượng ARN trong tế bào. + Có cấu trúc mạch thẳng, ở đầu 5’ có trình tự nuclêôtit đặc hiệu [không đ ược d ịch mã] n ằm gần mã mở đầu AUG để ribôxôm nhận biết và gắn vào. * Chức năng: + Được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm. + Chỉ làm khuôn tổng hợp một số chuỗi pôlipeptit sau đó bị enzim phân huỷ. b. tARN [ARN vận chuyển] * Cấu trúc: + Chiếm 10% - 20% hàm lượng ARN trong tế bào. + Với cấu trúc 1 mạch nhưng nhờ liên kết hiđrô tạo 3 thuỳ và 2 đầu; trong đó thuỳ ở gi ữa mang anti côđon [gồm 3 ribônuclêôtit] khớp bổ sung với côđon trên mARN; đầu 5’ tự do còn đầu 3’ gắn với axit amin. * Chức năng: tARN mang vai trò “một người phiên dịch” mang axit amin đến ribôxôm cho quá trình d ịch mã đ ể lắp thành chuỗi pôlipeptit dựa trên mARN khuôn mẫu. c. rARN [ARN ribôxôm] * Cấu trúc: + Chiếm 70% - 85% hàm lượng ARN trong tế bào. + Cấu trúc xoắn phức tạp. * Chức năng: rARN kết hợp với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm. Câu hỏi hệ thống: • ARN có cấu tạo hóa học như thế nào? + ARN là một loại axit hữu cơ được tổng hợp ở nhân/vùng nhân nhưng tồn tại ở tế bào chất. Trang 2 + ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, với đơn phân là 4 loại ribônuclêôtit [A - ađênin; U - uraxin; G - guanin; X- xitôzin]. 1.2. Cơ chế phiên mã a. Khái niệm phiên mã Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN, diễn ra trong nhân tế bào. b. Diễn biến Hình 2.2. Cơ chế phiên mã • Giai đoạn đầu: Enzim ARN pôlimeraza bám vào trình tự [P] của vùng điều hoà → làm gen tháo xo ắn đ ể l ộ ra m ạch gốc [có chiều 3’ - 5’] và enzim ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu. • Giai đoạn kéo dài mạch ARN: Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’ để t ổng h ợp nên mARN theo nguyên tắc bổ sung [A- U; G - X] theo chiều 5' → 3' . • Giai đoạn kết thúc: Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc → phiên mã k ết thúc, phân t ử mARN đ ược giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại. c. Kết quả Mỗi gen phiên mã một lần tổng hợp được một phân tử ARN [số phân tử ARN được tổng h ợp t ừ một gen bằng số lần phiên mã của gen đó]. d. Ý nghĩa • Là phương thức truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất. • Tổng hợp các loại ARN phục vụ quá trình dịch mã. Câu hỏi hệ thống: • Enzim ARN pôlimeraza có những vai trò cụ thể nào? Enzim ARN pôlimeraza có vai trò: + Nhận biết gen cần phiên mã, nhận biết vùng khởi động của gen và mạch gốc của gen. Trang 3 + Tháo xoắn gen. + Lắp các ribônuclêôtit thành mạch ARN. • Phân biệt quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ với sinh vật nhân thực Phiên mã ở sinh vật nhân sơ Phiên mã ở sinh vật nhân thực Cần một loại enzim ARN pôlimeraza để tổng Cần ba loại enzim ARN pôlimeraza để tổng hợp 3 hợp 3 loại ARN. loại ARN. Không cần tinh chế mARN → phiên mã là quá Cần tinh chế mARN: cắt các đoạn intron, nối các trình tổng hợp mARN trưởng thành. đoạn êxôn tạo mARN trưởng thành → phiên mã là quá trình tổng hợp mARN sơ khai. • Thế nào là phiên mã ngược? Là quá trình tổng hợp mạch ADN dựa trên mạch khuôn ARN. Quá trình này x ảy ra ở m ột s ố virut có vật chất di truyền là ARN. • Phân biệt mARN của sinh vật nhân thực với mARN của sinh vật nhân sơ Hình 2.3. Sơ đồ khái quát quá trình phiên mã mARN của sinh vật nhân sơ + mARN đa xitôn. mARN của sinh vật nhân thực + mARN đơn xitôn. + mARN trực tiếp dịch mã, vì không cần tinh chế + mARN phải tinh chế thành mARN trưởng thành và không cần chui qua màng nhân → có chiều dài và chui qua màng nhân ra tế bào chất để dịch mã bằng chiều dài của gen quy định. → có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen quy định. • Thế nào là đơn xitôn và đa xitôn? + Ở sinh vật nhân thực: mỗi gen có 1 vùng điều hòa do đó mỗi mARN chỉ quy định 1 lo ại pôlipeptit mARN đơn xitôn. + Ở sinh vật nhân sơ: nhiều gen cùng chung vùng điều hòa do đó mỗi mARN quy định nhiều loại pôlipeptit khác nhau mARN đa xitôn. 2. Cơ chế dịch mã 2.1. Khái niệm • Dịch mã là quá trình các mã di truyền trên mARN được dịch thành các axit amin trong chu ỗi pôlipeptit. • Xảy ra ở tế bào chất tại các ribôxôm. 2.2. Diễn biến Trang 4 Gồm 2 giai đoạn: a. Hoạt hóa axit amin Hình 2.4. Quá trình hoạt hóa axit amin Cung cấp năng lượng [kích hoạt] cho axit amin để nó liên kết với tARN → tạo phức hệ “axit amin tARN”. b. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit Hình 2.5. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit • Mở đầu: Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu [g ần b ộ ba m ở đầu] và di chuyển đến bộ ba mở đầu [AUG], axit aminmở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu [đối mã của nó khớp với mã mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung], sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh. • Kéo dài chuỗi pôlipeptit: Axit amin1 - tARN tiến vào ribôxôm [đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung], một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu v ới axit amin th ứ nh ất. Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Tiếp theo, axit amin2 - tARN tiến vào ribôxôm [đối mã của nó khớp với bộ ba thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung], hình thành liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và axit amin th ứ nhất. Ribôxôm chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Quá trình c ứ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN. • Kết thúc: Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc thì quá trình enzim đ ặc hi ệu loại b ỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi pôlipeptit. Câu hỏi hệ thống: • Quá trình dịch mã có những thành phần nào tham gia và vai trò của chúng? Trang 5 Dịch mã có các thành phần tham gia như: + Ribôxôm: nhà máy tổng hợp chuỗi pôlipeptit. + mARN: làm khuôn mẫu. + tARN: vận chuyển axit amin đến ribôxôm. + Axit amin: nguyên liệu tổng hợp chuỗi pôlipeptit. + Enzim và ATP. • Ribôxôm có cấu trúc và chức năng gì trong cơ chế dịch mã? + Là một bào quan nhỏ, không màng và là nơi diễn ra quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit. + Ribôxôm có 2 tiểu phần chỉ gắn với nhau khi tham gia dịch mã. Tiểu phần lớn có 3 vị trí, đó là: A — đón nhận axit amin; P — nơi hình thành liên kết peptit; E — gi ải phóng tARN. Tiểu phần nhỏ có một vị trí liên kết với mARN ở vị trí đặc hiệu. • Ribôxôm di chuyển như thế nào trên mARN? o Ribôxôm di chuyển theo kiểu nhảy cóc với mỗi bước nhảy là 10,2 A theo chiều 5’ - 3’ trên mARN. 2.3. Kết quả Mỗi ribôxôm trượt 1 lượt trên 1 phân tử mARN → tổng hợp được 1 chuỗi pôlipeptit. 2.4. Hiện tượng pôlixôm • Khái niệm: Hiện tượng pôlixôm là hiện tượng nhiều ribôxôm [5 - 20] cùng trượt trên 1 mARN v ới v ận t ốc và khoảng cách như nhau. • Ý nghĩa: Trong một thời gian ngắn có thể tổng hợp nhiều chuỗi peptit cùng loại → hiệu suất dịch mã. • Lưu ý: o + Trên mỗi mARN: các ribôxôm trượt cách nhau 50-100 A . + Mỗi ribôxôm được trượt lặp lại nhiều lần trên một phân tử mARN → do đó t ổng h ợp nhi ều chuỗi pôlipeptit cùng loại. + Mỗi ribôxôm có thể trượt trên các mARN khác nhau để tổng hợp nhiều loại prôtêin khác nhau. Hình 2.6. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit Trang 6 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA Trang 7 II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1: Câu hỏi lí thuyết cơ bản Phương pháp giải * Để làm được dạng câu hỏi lí thuyết cơ bản này, phải phát biểu/trình bày/mô tả đcL 1. Cấu trúc, chức năng của ba loại ARN. 2. Các giai đoạn chính của cơ chế phiên mã. 3. Các giai đoạn chính của cơ chế dịch mã và hiện tượng pôlixôm. 4. Kết quả và ý nghĩa của cơ chế phiên mã, dịch mã. * Các cơ chế phiên mã, dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc một chiều. + Trong quá trình phiên mã: nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất các các nuclêôtit trên mạch g ốc c ủa gen. + Trong quá trình dịch mã: nguyên tắc bổ sung không diễn ra ở bộ ba kết thúc. Trang 8 Ví dụ mẫu Ví dụ 1: Phân tích vật chất di truyền của một chủng gây bệnh cúm gà th ấy v ật chất di truy ền đó là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A, U, G, X v ới t ỉ l ệ t ương ứng là 23% : 26% : 25% : 26%. Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định dưới đây? [1] Phân tử axit nuclêic này là ADN có cấu trúc 2 mạch. [2] Phân tử axit nuclêic này là ARN có cấu trúc một mạch. [3] Phân tử axit nuclêic này là vật chất di truyền của virut. [4] Phân tử axit nuclêic này là vật chất di truyền của vi khuẩn. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Hướng dẫn giải • Axit nuclêic có 2 loại ARN và ADN. Phân tử axit nuclêic này được cấu tạo từ 4 loại đ ơn phân A, U, G, X chứng tỏ nó là ARN chứ không phải ADN → [1] sai. • Phân tử ARN này, số lượng nuclêôtit loại A không bằng số lượng nuclêôtit loại U và s ố lượng nuclêôtit loại G không bằng số lượng nuclêôtit loại X chứng tỏ phân tử phân tử ARN này có cấu trúc một mạch → [2] đúng. • Chỉ có virut mới có vật chất di truyền là ARN mạch đơn. Vậy chủng gây bệnh này không phải là vi khuẩn → [3] đúng và [4] sai. Chọn B Ví dụ 2: Cấu trúc nào tham gia dịch các bộ ba mã sao [côđon] trên phân tử mARN đ ể hình thành chu ỗi pôlipeptit? A. mARN. B. tARN. C. Chuỗi pôlipeptit. D. Gen Hướng dẫn giải Ở câu hỏi này, đòi hỏi học sinh hiểu để dịch các mã sao trên mARN c ần có các b ộ ba đ ối mã c ủa tARN tương ứng với axit amin mà tARN đó mang theo để dịch nghĩa, cấu trúc đề cập tới trong câu hỏi là tARN. Chọn B Ví dụ 3: Ở sinh vật nhân sơ, trong quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit từ một phân t ử mARN có th ể hình thành cấu trúc gọi là pôliribôxôm. Nhận định chính xác nhất khi nói về vai trò của pôliribôxôm là A. Làm tăng năng suất tổng hợp các chuỗi pôlipeptit cùng loại trong một đơn vị thời gian. B. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục trên phân tử mARN. C. Tăng số lượng các prôtêin khác loại trong một đơn vị thời gian. D. Tăng năng suất tổng hợp prôtêin khác loại trong cùng một đơn vị thời gian. Hướng dẫn giải Quá trình dịch mã trên cùng 1 mARN sẽ cho các chuỗi pôlipeptit giống nhau. Nhiều ribôxôm cùng dịch mã sẽ tạo ra nhiều chuỗi pôlipeptit giống nhau, làm tăng năng su ất t ổng hợp chuỗi pôlipeptit chứ không phải tăng năng suất tổng hợp prôtêin khác loại. Trang 9 Chọn A Ví dụ 4: Từ một hỗn hợp 3 loại ribônuclêôtit có tỉ lệ G : A : U = 5 : 4 : 1 được sử dụng để tổng hợp một chuỗi mARN nhân tạo. Xác suất xuất hiện bộ mã chứa đủ cả 3 loại đơn phân kể trên trong phân tử mARN tạo ra là A. 12% B. 15,5% C. 2% D. 16% Hướng dẫn giải • Tỉ lệ các loại ribônuclêôtit là: G = 50%; A = 40%, U = 10%. Tỉ lệ bộ ba mang cả ba loại đơn phân = 50% 40% 10% 3! = 12%. Chọn A Các học sinh cần chú ý, từ ba loại đơn phân có thể tạo ra 3!=6 lo ại b ộ ba khác nhau ch ứa c ả 3 lo ại đơn phân. Đây là kiến thức toán tổ hợp. Bài tập tự luyện dạng 1 Câu 1: Cấu trúc nào trong tế bào vi khuẩn E.coli đảm nhận chức năng tổng hợp chuỗi pôlipeptit? A. Ribôxôm. B. Nhân tế bào. C. Bộ máy Gôngi. D. Miền nhân. Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây của phân tử mARN? A. Cấu trúc mạch kép gồm 2 mạch đơn liên kết với nhau nhờ liên kết hiđrô. B. Cấu trúc mạch kép không hoàn chỉnh, phần không tạo mạch kép hình thành thùy. C. Cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X liên kết với nhau nhờ liên kết peptit. D. Cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X có chiều 5’ → 3’. Câu 3: Đối mã đặc hiệu nằm trên phân tử tARN tham gia quá trình dịch mã gọi là A. côđon. B. triplet. c. anticôđon. D. liên kết hiđrô. Câu 4: Đặc điểm nào chỉ ra dưới đây không phải của rARN? A. Có cấu trúc mạch kép 1 phần, một số vị trí duy trì mạch đơn. B. Liên kết với prôtêin hình thành nên ribôxôm - nơi tổng hợp prôtêin của tế bào. C. Có chứa các đơn phân ribônuclêôtit bao gồm A, U, G, X. D. Không có liên kết hiđrô trong cấu trúc của phân tử. Câu 5: ở tế bào nhân thực, đoạn trình tự không mã hóa trên mARN sơ khai bị cắt bỏ để hình thành mARN trưởng thành gọi là A. intron. B. êxôn. C. trình tự điều hòa. D. trình tự khởi động. Câu 6: Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc bổ sung xuất hiện trong các cơ chế di truyền A. chỉ trong quá trình tự sao của ADN và quá trình phiên mã. B. chỉ trong quá trình phiên mã. C. ở cả quá trình tự sao, phiên mã, dịch mã. D. ở cả tự sao, phiên mã và quá trình nguyên phân. Trang 10 Câu 7: Thành phần nào dưới đây không trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã? A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. ribôxôm. Câu 8: Khẳng định nào dưới đây là chính xác khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ? A. ARN pôlimeraza tương tác với vùng khởi động, phá vỡ liên kết hiđrô giữa 2 mạch. B. Cả hai mạch đơn của gen đều được sử dụng làm khuôn cho quá trình tổng hợp. C. Quá trình phiên mã kết thúc khi gặp bộ ba kết thúc nằm trên vùng kết thúc của gen. D. Sau quá trình phiên mã, tất cả các mARN tạo ra là mARN sơ khai, phải trải qua quá trình c ắt b ỏ intron. Câu 9: Nhận định nào dưới đây là chính xác khi nói về phân tử ARN trong tế bào? A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch đơn, thẳng. B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin đến nơi tổng hợp chuỗi pôlipeptit. C. mARN có trình tự giống hệt trình tự mạch khuôn trên gen. D. Các phân tử tARN đều có anticôđon giống nhau. Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã? [1] Chỉ một trong hai mạch của gen làm khuôn cho phiên mã. [2] ARN pôlimeraza trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’. [3] Sợi mARN luôn được tổng hợp mới theo chiều từ 3’ → 5’. [4] Khi biết tỉ lệ % các loại đơn phân trên mARN luôn suy ra đ ược t ỉ l ệ % các lo ại đ ơn phân trên gen. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 11: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về vai trò của enzim ARN pôlimeraza trong quá trình phiên mã? [1] Phá vỡ liên kết hiđrô giữa 2 mạch đơn của gen. [2] Xúc tác liên kết các đơn phân với mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. [3] Nối các đoạn Okazaki lại với nhau để hình thành mARN hoàn chỉnh. [4] Cắt bỏ các intron và nối các êxôn lại với nhau. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 12: Trật tự đúng của các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã là trật tự nào dưới đây? [1] ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu [khởi đầu phiên mã]. [2] ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ mạch gốc 3’ - 5’. [3] ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ - 5’. [4] ARN pôlimeraza di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì phiên mã dừng lại A. 1 → 4 → 3 → 2. B. 2 → 3 → 1 → 4. C. 2 →1 → 3 → 4. D. 1 → 2 → 3 → 4. Trang 11 Câu 13: Cho các thông tin sau đây: [1] mARN sau phiên mã đã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. [2] Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất. [3] Nhờ một loại enzim đặc biệt axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit v ừa đ ược t ổng hợp. [4] mARN được tổng hợp phải cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn êxôn thành mARN trưởng thành. Các thông tin về quá trình phiên mã và dịch mã đúng với các tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là A. 2 và 4. B. 3 và 4. c. 2 và 3. D. 1 và 4. Câu 14: Cho các sự kiện trong quá trình dịch mã của tế bào nhân thực [1] Bộ ba đối mã của phức hệ Met - tARN gắn bổ sung với côđon mở đầu AUG trên mARN. [2] Tiểu phần lớn của ribôxôm khớp với tiểu phần nhỏ tạo ribôxôm hoàn chỉnh. [3] Tiểu phần bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. [4] Côđon thứ 2 của mARN gắn với anticôđon của phức hệ axit amin thứ nhất - tARN. [5] Ribôxôm di chuyển 1 côđon trên mARN theo chiều 5’ - 3’. [6] Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu Mêtiônin với axit amin thứ nhất. Sự kiện đúng ở giai đoạn mở đầu và kéo dài chuỗi pôlipeptit trong quá trình dịch mã là A. 5 → 2 → 1 → 4 → 6 → 3. B. 2 → 1 → 3 → 4 → 6 → 5. C. 3 → 1 → 2 → 4 → 6 → 5. D. 1 → 3 → 2 → 4 → 6 → 5. Câu 15: Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng về ARN? [1] Là vật chất di truyền của tất cả các dạng chưa có cấu trúc tế bào. [2] Là sản phẩm của quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào. [3] Có cấu trúc hai mạch đi song song với nhau. [4] Chỉ tồn tại ở tế bào chất của sinh vật nhân thực. [5] Cấu tạo đa phân gồm các ribônuclêôtit liên kết hóa trị với nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16: Nói đến chức năng của ARN phát biểu nào sau đây không đúng? A. tARN có vai trò hoạt hoá axit amin tự do và vận chuyển đến ribôxôm. B. mARN là bản phiên mã từ mạch gốc của gen cấu trúc hoặc gen điều hoà. C. rARN cùng với prôtêin cấu thành nên ribôxôm. D. Trong tế bào rARN có hàm lượng cao nhất. Câu 17: Một gen cấu trúc được bắt đầu bằng trình tự các cặp nuclêôtit như sau: … ATX – GAT – XAT …. [1] Trang 12 … TAG – XTA – GTA …. [2] Trình tự các ribônuclêôtit trong mARN tương ứng là A. 3’ AUG – AUX – GUA 5’. B. 3’ UAX – GAU – XAU 5’. C. 5’ UAX – GAU – XAU 3’. D. 5’ AUG – AUX – GUA 3’. Câu 18: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã mà không có ở quá trình tái bản ADN A. Có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza. B. Mạch pôlinuclêôtit được tổng hợp theo chiều 5’ - 3’. C. Sử dụng nuclêôtit làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp. D. Chỉ diễn ra trên mạch gốc của từng gen. Câu 19: Quá trình dịch mã kết thúc khi A. ribôxôm di chuyển đến côđon AUG. B. ribôxôm rời khỏi mARN. C. ribôxôm tiếp xúc với 1 trong ba bộ ba sau: UAA, UAG, UGA. D. ribôxôm gắn axit amin Metiônin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlipeptit. Câu 20: Hai tiểu phần của ribôxôm sẽ liên kết với nhau vào thời điểm nào của quá trình dịch mã? A. Sau khi tiểu phần bé tiếp xúc với vị trí đặc hiệu của mARN. B. Sau khi liên kết peptit giữa Met - axit amin thứ nhất được hình thành. C. Sau khi anticôđon của phức hệ Met - tARN khớp bổ sung với côđon mở đầu. D. Trước khi tiểu phần bé tiếp xúc với mARN ở vị trí đặc hiệu. Câu 21: Nguyên tắc bổ sung trong phiên mã được thực hiện là A. A - T; T - U; X - G và G - X. B. A - U; T - A; X - G và G - X. C. A- U; T - U; X - G và G - X. D. U - T; A- T; X - G và G - X. Câu 22: Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cấu trúc của tARN là A. A - U; G - X; T - A; X - G. B. A- U; T - A; X - G; G - X. C. A - U; U - A; X - G; G - X. D. U - T; A - T; X - G; G - X. Câu 23: Bộ ba mở đầu trên mỗi phân tử mARN A. có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mở đầu. B. mARN chỉ có một bộ ba AUG nằm ở đầu 3’ làm nhiệm vụ mã hóa axit amin mở đầu. C. mARN chỉ có một bộ ba AUG nằm ở đầu 5’ làm nhiệm vụ mã hóa axit amin mở đầu. D. mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba mã hóa axit amin mở đầu. Câu 24: Trong quá trình dịch mã ở tế bào chất của sinh vật nhân thực, không có sự tham gia của loại tARN mang bộ ba đối mã nào sau đây? A. 5’AUG3' B. 3’AUX 5’. C. 5’UAA3’. D. 3’GAX 5’. Trang 13 Câu 25: Trong quá trình dịch mã côđon 5’AUG 3’ sẽ khớp đối bổ sung với bộ ba nào dưới đây? A. 5’ UAX 3’. B. 3’ UAX 5’. C. 5’AUG3' D. 3’ GUA 5’. Câu 26: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực trong điều kiện không có đột biến. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong dịch mã, sự kết hợp của nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN. B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm tạo nhiều đơn vị tái bản. C. Trong phiên mã, sự kết hợp của nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất c ả các nuclêôtit trên mạch gốc của gen. D. Trong quá trình tái bản ADN, sự kết hợp của nuclêôtit theo nguyên tắc b ổ sung x ảy ra ở t ất c ả các nuclêôtit trên trên mỗi mạch đơn. Câu 27: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về ribôxôm? [1] Là bào quan không màng, kích thước nhỏ [2] Là vi thể được cấu trúc từ rARN và prôtêin. [3] Bào quan nằm rải rác ở lưới nội chất. [4] Được bắt gặp ở lưới nội chất, ti thể, lạp thể [thực vật]. [5] Là nơi diễn ra quá trình dịch mã. [6] Gồm 2 tiểu phần, tiểu phần lớn gồm 33 phân tử prôtêin và 3 phân tử rARN, ti ểu ph ần nh ỏ g ồm 11 prôtêin và 1 phân tử rARN. A. 2. B. 3. c. 5. D. 6. Câu 28: Nội dung nào sau đây không thuộc bước mở đầu của quá trình dịch mã? A. Tiểu phần nhỏ của ribôxôm tiếp xúc với mARN ở vị trí đặc hiệu tại đầu 5’. B. tARN mang axit amin mở đầu v...
View Full Document

Video liên quan

Chủ Đề