Ví dụ về suy nghĩ tích cực và tiêu cực

10 Lối Tư Duy Tiêu Cực Thường Gặp

Có 10 lối tư duy tiêu cực mà bạn thường mắc phải. Một số sẽ tạo ra nhiều rắc rối hơn, tùy vào cách bạn áp dụng và mục tiêu mà bạn đang nhắm đến.

Khi xem qua từng lối tư duy tiêu cực, có lẽ bạn sẽ nhận ra một vài điểm tương đồng. Thực ra thì có một vài lối tư duy về bản chất rất giống nhau. Tuy nhiên, những lối tư duy đó thường xuất hiện trong cuộc sống của bạn theo những cách hơi khác nhau. Do đó, mục đích là xác định được xu hướng, cách biểu hiện của những lối tư duy này và tác động tiêu cực của nó đối với bạn.

Trong lối tư duy này, bạn thường sàng lọc các chi tiết và dữ kiện khỏi nhận thức của mình. Đây là một dạng tư duy “phiến diện” – chỉ tập trung vào một phần và bỏ qua những phần còn lại của một vấn đề. Chẳng hạn như bạn có thể lọc ra tất cả những điểm tiêu cực trong một tình huống cụ thể, nên bạn chỉ thấy được những điểm tiêu cực mà thôi. Quan điểm thực tế của bạn sẽ dựa trên cái nhìn sai lệch chỉ tập trung vào điểm tiêu cực trong mỗi tình huống.

Trong lối tư duy này, bạn thường vội vàng đưa ra kết luận không chính đáng. Bạn đưa ra giả định nhanh về sự việc và tương lai (tư duy dự đoán), hoặc bạn cho rằng mình biết người khác nghĩ gì (đọc ý nghĩ). Những kết luận và giả định này không dựa trên thực tế hoặc bằng chứng mà lại dựa trên cảm xúc và suy nghĩ cá nhân. Do đó, nó thường khiến bạn đi sai hướng.

  1. Tư Duy Xem Mình Là Nguyên Nhân

Trong lối tư duy này, bạn thường xem mình là nguồn cơn của mọi vấn đề không suôn sẻ trong cuộc sống. Chẳng hạn như bạn có thể liên tục đổ lỗi cho bản thân khi gặp xui xẻo cho dù bạn có trách nhiệm một phần hay toàn bộ cho vấn đề hoặc chuyện không may đó. Có tinh thần trách nhiệm là điều đáng quý, nhưng nó có thể trở thành một thói quen tư duy rất phiền toái, dẫn đến cảm giác day dứt và ân hận rất lớn.

Trong lối tư duy này, bạn thường chỉ nhìn thấy một trong hai cực của một vấn đề. Do đó lối tư duy này được gọi là Tư Duy Trắng–Đen. Chẳng hạn bạn sẽ nhận ra điều tốt hoặc xấu, đúng hoặc sai, vui hoặc buồn, trái hoặc phải, v.v. Và vì bạn có quan điểm theo hướng cực đoan như vậy nên sẽ không có điểm giữa nào cả, thế là bạn hiếm khi nào nhìn nhận sự việc theo hướng khách quan và trung lập.

Trong lối tư duy này, bạn thường làm chuyện bé xé to. Tình huống thực tế có thể khá nhỏ nhặt và không quan trọng. Nhưng vì có thói quen bi kịch hóa, bạn luôn phóng đại vấn đề và hành động này khiến vấn đề trở nên khó giải quyết hơn nữa.

Trong lối tư duy này, bạn thường dùng quá khứ để đưa ra giả định về hiện tại. Chẳng hạn như bạn có thể đem một tình huống trong quá khứ làm thước đo cho một tình huống hiện tại hoặc tương lai. Bất kỳ khi nào bạn sử dụng cụm từ “Anh ấy luôn luôn… Cô ấy luôn luôn… Mọi người… Bạn chẳng bao giờ… Người ta chẳng bao giờ… Mình không bao giờ…” tức là bạn đang rơi vào lối tư duy khái quát hóa quá mức.

Trong lối tư duy này, bạn thường đưa ra đòi hỏi vô lý và tạo áp lực phải làm điều gì đó lên bản thân và người khác. Bạn có xu hướng nói những câu như, “Mình phải… Mình nên… Anh phải… Chị nên…”. Những câu này cho thấy tiêu chuẩn của bạn cùng những điều bạn kỳ vọng ở bản thân và người khác. Dĩ nhiên những tiêu chuẩn này đôi khi sẽ hữu ích, nhưng vào những lúc khác, áp đặt “nên” và “phải” sẽ tạo ra những kỳ vọng vô lý mà bạn và người khác phải rất chật vật để cố đạt được.

Trong lối tư duy này, bạn thường dán nhãn cho mình và người khác dựa trên hành vi trong những tình huống rất cụ thể. Những nhãn dán này tạo thành hệ thống niềm tin của bạn. Do đó, càng dùng những nhãn dán này, niềm tin của bạn sẽ càng trở nên mạnh mẽ. Đây có thể là điều tốt, tuy nhiên, sẽ không tốt chút nào nếu bạn có một xu hướng dán nhãn nhất định cho dù thực tế và bằng chứng không tương đồng với nhãn dán đó.

Trong lối tư duy này, bạn thường phóng to điểm tốt của người khác, đồng thời thu nhỏ điểm tốt của mình. Về cơ bản, bạn đang hạ thấp bản thân – tự xem thường mình và đồng thời nâng giá trị của người khác lên. Trong tình huống này, bạn có xu hướng biện minh là tất cả những điểm tốt của mình – bao gồm tính cách, đặc điểm tích cực và thành tích – là không quan trọng và không đáng đề cập.

Trong lối tư duy này, bạn dùng cảm xúc làm cơ sở cho quan điểm của mình về một tình huống cụ thể. Vì vậy cảm xúc của bạn chi phối cách bạn nhìn nhận một tình huống cho dù có bằng chứng chứng minh điều ngược lại. Bạn có thể cảm thấy tiêu cực về một việc đang diễn ra chỉ vì lúc đó bạn đang buồn. Bạn sử dụng trạng thái cảm xúc hiện tại của mình làm thước đo chi phối cách mình nhìn nhận cuộc sống và hoàn cảnh.

Trong các phần kế tiếp, ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về 10 lối tư duy tiêu cực. Trong mỗi phần, bạn sẽ có một nhóm câu hỏi tự phân tích. Những câu hỏi này nhằm mục đích giúp bạn xác định được cách thức, hoàn cảnh và lý do bạn áp dụng lối tư duy tiêu cực đó.

Khi hiểu rõ hơn xu hướng tư duy của mình, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn và từ đó tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Tư duy sàng lọc là quá trình lọc thông tin khỏi ý thức. Khi đó, bạn chỉ tập trung vào những điều rất cụ thể và bỏ qua mọi điều khác. Lối tư duy này thường lọc bỏ tất cả những điểm tích cực và chỉ chú ý vào những điểm tiêu cực trong một tình huống. Kết quả là bạn thường chăm chăm vào các vấn đề, sự kiện tiêu cực và hậu quả. Ngược lại, bạn thường bỏ qua những điểm tích cực và cơ hội trước mắt.

Chẳng hạn như bạn có thể có thói quen tập trung vào những chi tiết nhỏ và không quan trọng của tình huống. Những chi tiết này có thể tuy không tốt nhưng lại không quan trọng. Do đó, bạn không có lý do gì phải tập trung vào đó cả. Nhưng bạn vẫn làm vậy vì bạn nghĩ việc phàn nàn và/hoặc chỉ ra điểm tiêu cực sẽ đem lại cho bạn một vài giá trị và lợi ích. Bạn bị cuốn vào lối tư duy này đến nỗi thậm chí không cân nhắc những khả năng khác có thể thuận lợi và tích cực hơn. Kết quả là bạn cảm thấy cực kỳ khốn khổ.

Tư duy sàng lọc cũng xuất hiện khi bạn ngẫm lại những trải nghiệm quá khứ. Chẳng hạn như bạn có thể có những ký ức tuyệt vời về các sự kiện hoặc tình huống trong quá khứ. Tuy nhiên, khi tâm trạng không tốt, bạn có xu hướng chỉ nhớ những trải nghiệm tiêu cực và đau khổ đã xảy ra. Đây chính là cách suy nghĩ của người mắc chứng trầm cảm. Chuyện cũng xảy ra tương tự khi bạn cảm thấy thất vọng, giận dữ, bị tổn thương hoặc khi lòng tự trọng bị hạ thấp – đây cũng là dấu hiệu rõ ràng của lối tư duy sàng lọc.

Câu Hỏi Chẩn Đoán

Hãy ngẫm lại những suy nghĩ của mình một chút và xem xét cách bạn dùng lối tư duy sàng lọc. Hãy tự hỏi:

  • Khi nào mình hay sử dụng lối tư duy sàng lọc?
  • Cụ thể là trong hoàn cảnh nào?
  • Lúc đó mình nghĩ gì? Tại sao mình lại nghĩ như vậy?
  • Mình thường tự nhủ gì?
  • Suy nghĩ theo hướng này khiến mình cảm thấy thế nào?
  • Tại sao mình lại hay tư duy sàng lọc kiểu này? Mình được lợi gì từ nó?

Mục tiêu chính ở đây là hiểu rõ cách bạn thường sử dụng lối tư duy sàng lọc trong cuộc sống. Ý thức là bước đầu tiên trong quá trình thay đổi.

Câu Hỏi Giúp Tìm Ra Giải Pháp

Để vượt qua lối tư duy tiêu cực này, bạn cần phải tìm được cơ hội trong mọi tình huống. Hãy cố gắng tìm nhiều điểm tích cực hơn tiêu cực. Tập trung vào những điểm tích cực và bạn sẽ thay đổi thành công cách suy nghĩ của mình về tình huống. Bạn nên tự hỏi những câu sau:

  • Mình có đang nhìn toàn cảnh không? Có thiếu điều gì không?
  • Người khác sẽ nhìn nhận tình huống này ra sao? Họ sẽ diễn giải tình huống như thế nào?
  • Cơ hội ở đây là gì?
  • Có gì tích cực về tình huống này mà mình chưa nhận ra không?
  • Điểm tích cực nhiều hơn điểm tiêu cực ra sao?
  • Nhìn nhận tình huống này theo hướng tích cực sẽ đem lại lợi ích gì?

Kết luận vội vàng nghĩa là bạn giả định vấn đề theo một hướng nhất định mà không có dữ kiện hoặc bằng chứng chứng minh giả định đó là đúng. Không giống với việc có khái niệm mơ hồ về một điều gì đó, đây là vấn đề phán xét tình huống hấp tấp trước khi có đủ thông tin cần thiết để rút ra kết luận hợp lý. Lối tư duy này đặc biệt gây hại khi bạn đưa ra kết luận tiêu cực về con người, sự kiện hoặc tình huống trong cuộc sống.

Chẳng hạn như bạn có thể có giả định tiêu cực về chuyện sẽ xảy ra trong tương lai nếu bạn đưa ra quyết định nào đó. Những giả định này có thể khiến bạn tránh xa những cơ hội mà lẽ ra bạn có thể tận dụng trước khi đưa ra kết luận. Hoặc trong một tình huống khác, bạn có thể có giả định tiêu cực về ý định của người khác. Hiểu sai người khác theo cách đó sẽ gây xích mích không đáng có trong mối quan hệ.

Ta thường vội vàng kết luận theo 2 cách cụ thể. Thứ nhất là đọc ý nghĩ và thứ hai là tư duy dự đoán. Ta hãy cùng xem kỹ từng cách ở đây:

Đọc Ý Nghĩ

Trong lối tư duy này, bạn giả định rằng bạn biết người khác đang nghĩ gì hoặc nguyên nhân đằng sau hành động của họ là gì. Chẳng hạn như người yêu của bạn gửi cho bạn một tin nhắn bảo rằng họ muốn nói một chuyện rất quan trọng với bạn khi bạn về nhà. Chuông báo động trong đầu lập tức vang lên và bạn vội vàng kết luận về ý nghĩa của tin nhắn này. Anh ấy muốn chia tay sao? Cô ấy có người mới sao? Anh ấy bị mất việc ư? Vân vân.

Trong một trường hợp khác, bạn đang trò chuyện với một người liên tục đổi chân. Họ tỏ vẻ bồn chồn nhấp nhỏm và bạn lập tức kết luận rằng họ không muốn nói chuyện với bạn. Có thể họ nghĩ bạn hơi nhàm chán. Tuy nhiên, bạn không nhận ra rằng chỉ là họ đã đứng cả ngày và chân họ rất mỏi rồi.

Một ví dụ khác có thể là trường hợp một người bạn đi ngang qua mặt bạn trên đường mà không mở lời chào. Bạn lập tức kết luận rằng họ đang có ác cảm với mình. Tuy nhiên, chỉ là họ không thấy bạn mà thôi. Hoặc khi một người bạn cùng phòng đi làm về vào một tối nọ, bạn cố trò chuyện với họ nhưng họ lại có vẻ hằn học và giận dữ. Bạn vội vàng kết luận rằng họ giận bạn và bắt đầu tự hỏi mình đã làm gì khiến họ phật lòng. Bạn không biết rằng hôm đó người này đã nhận được tin xấu về một trong những thành viên trong gia đình.

Vội vàng kết luận kiểu này không hữu ích vì bạn sẽ bị căng thẳng về những việc không đáng. Tuy nhiên, những kết luận này cho bạn những thông tin quan trọng về cảm giác bất an của bản thân. Chẳng hạn như bạn vội vàng kết luận rằng người yêu của bạn muốn chia tay chỉ vì bạn không cảm thấy mình xứng đáng với họ. Hoặc bạn vội vàng kết luận rằng người khác xem bạn là người nhàm chán vì bạn thực sự tin rằng mình nhàm chán. Khi đó, bạn tự dán nhãn “nhàm chán” cho mình và dùng thông tin này để lý giải cho hành vi của người khác. Cách này rõ ràng không tốt và sẽ thường làm cho bạn đau khổ quá mức cần thiết.

Tư Duy Dự Đoán

Trong lối tư duy này, bạn dự đoán về một điều xấu sẽ xảy ra vào một thời điểm trong tương lai. Bạn quá tập trung vào mặt tiêu cực của tình huống đến nỗi bị căng thẳng và lo lắng quá mức cần thiết.

Chẳng hạn như bạn cần thuyết trình cho một bộ phận sắp được tạo ra của công ty. Đây là lần đầu tiên bạn thuyết trình kiểu này và bạn cảm thấy bất an và lo lắng. Bạn vội vàng kết luận là mọi thứ sẽ tiêu tùng, dù bạn là một người thuyết trình khá giỏi. Suy nghĩ kiểu này làm bạn cảm thấy lo sợ và gây thêm áp lực (không cần thiết) lên chính mình.

Câu Hỏi Chẩn Đoán

Hãy ngẫm lại những suy nghĩ của mình một chút và xem xét cách bạn thường vội vàng đưa ra kết luận. Hãy tự hỏi:

  • Mình hay vội vàng kết luận như thế nào?
  • Khi nào mình hay tư duy theo hướng đọc ý nghĩ?
  • Khi nào mình hay tư duy theo hướng dự đoán?
  • Cụ thể là mình vội vàng kết luận trong hoàn cảnh nào?
  • Mình thường bỏ qua bằng chứng hay dữ kiện thực tế nào?
  • Lúc đó mình nghĩ gì? Tại sao mình lại nghĩ như vậy?
  • Mình thường tự nhủ điều gì?
  • Suy nghĩ theo hướng này khiến mình cảm thấy thế nào?
  • Tại sao mình lại hay vội vàng kết luận? Mình được gì từ việc này?

Mục tiêu chính ở đây là hiểu rõ cách bạn thường vội vàng đưa ra kết luận trong cuộc sống. Ý thức là bước đầu tiên trong quá trình thay đổi.

Câu Hỏi Giúp Tìm Ra Giải Pháp

Để xóa bỏ thói quen đọc ý nghĩ, trước hết bạn phải xóa bỏ nhu cầu muốn được người khác ủng hộ. Bạn sẽ không thể nào làm hài lòng tất cả mọi người trong mọi tình huống được. Không phải lúc nào mọi người cũng đồng tình với bạn. Cuộc sống là vậy, và bạn phải chấp nhận điều đó. Mặt khác, trừ khi bạn có bằng chứng vững chắc chứng minh điều ngược lại, còn không thì hãy tin tưởng vào ý định tốt đẹp của đối phương. Luôn cởi mở và sẵn sàng tiếp thu ý tưởng mới sẽ giúp bạn có thái độ cầu tiến. Để thực hiện quá trình này, hãy tự hỏi:

  • Làm sao mình biết điều này là đúng? Có bằng chứng xác thực nào không?
  • Làm sao mình kiểm tra xem những suy nghĩ của mình có đúng không?
  • Nếu sự việc không như những bề ngoài của nó thì sao?
  • Nếu có một cách lý giải khác cho hành vi này thì sao?
  • Nếu sự việc giống những gì mình tưởng tượng thì sao? Tại sao mình lại bận tâm đến nó?
  • Mình có trở nên tồi tệ hơn vì hành vi hay suy nghĩ của người này không?
  • Trải nghiệm này hữu ích thế nào? Nó có thể là một cơ hội không?

Để xóa bỏ thói quen tư duy dự đoán, bạn phải luôn chất vấn những dự đoán của mình. Ví dụ, hãy tự hỏi:

  • Lo lắng về việc này có bảo vệ hay chuẩn bị cho mình không? Nó có hữu ích không?
  • Làm sao mình biết sự việc sẽ diễn ra như thế này?
  • Mình đã dự đoán sai bao nhiêu lần rồi?
  • Mình có bằng chứng gì minh chứng cho dự đoán đó?
  • Mình suy nghĩ như thế nào để đưa ra nhận định này?
  • Tư duy theo hướng này có thể tổn thương mình về lâu dài ra sao?
  • Đâu là bằng chứng bác bỏ cách suy nghĩ này?
  • Nếu dự đoán của mình đúng thì sao? Làm sao mình xử lý tình huống được tốt nhất?
  • Hệ quả xấu nhất, tốt nhất và có khả năng xảy ra nhất là gì?
  • Một kết quả tích cực có thể xảy ra là gì? Làm sao mình đảm bảo kết quả này sẽ xảy ra?
  1. Tư Duy Xem Mình Là Nguyên Nhân

Tư duy này là một dạng ân hận tự trách và thường dẫn đến cảm giác bất tài và day dứt. Đó là khi có điều không may xảy ra và bạn có xu hướng đổ lỗi cho mình. Chẳng hạn như bạn mời một người bạn đi leo núi chung. Trong chuyến đi, họ ngã và trặc cổ chân. Bạn cho rằng tại mình mời họ đi nên mới gặp tai nạn.

Đây là một ví dụ khác: Bạn mua sữa trong siêu thị nhưng đã quá hạn sử dụng. Thay vì trách siêu thị bán sữa hỏng, bạn lại đổ lỗi cho mình vì không kiểm tra hạn sử dụng dưới đáy hộp. Hoặc trong trường hợp con bạn phạm lỗi lớn khi chơi bóng rổ trong trường và kết quả là đội của con thua, bạn kết luận là tại mình không huấn luyện cho con chơi tốt hơn.

Đây không phải là vấn đề chịu trách nhiệm mà là xu hướng nhận lỗi cho những việc thường không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của bạn. Dĩ nhiên là trong cuộc sống thì ta phải chịu trách nhiệm cho lựa chọn, quyết định và hành động của mình. Nhưng nhận trách nhiệm cho mọi chuyện tiêu cực xảy ra trong khi nó không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của mình lại là một hành vi tự chuốc lấy thất bại rất đáng tiếc. Một mặt, bạn nhận trách nhiệm, nhưng mặt khác, bạn đã bỏ qua những yếu tố rất quan trọng. Kết quả là bạn nhận lỗi cho mọi việc không diễn ra thuận lợi. Lối tư duy này hạ thấp lòng tự trọng của bạn, làm bạn thấy cực kỳ đau khổ và nản chí.

Hãy chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình. Chịu trách nhiệm cho những vai trò của mình. Chịu trách nhiệm cho suy nghĩ của mình. Chịu trách nhiệm cho lựa chọn và quyết định của mình. Nhưng đồng thời phải nhớ rằng không phải chuyện nào cũng là lỗi hoặc trách nhiệm của bạn. Bạn không phải là nguyên nhân gây ra tất cả những chuyện tiêu cực trong cuộc sống. Bạn cũng không phải là nguyên nhân gây ra thất bại và sai lầm của người khác. Đôi khi, chỉ đơn giản là sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Bạn phải chấp nhận điều đó.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng và sẽ có những chuyện tiêu cực xảy ra. Đôi khi là lỗi của bạn, nhưng đôi khi không ai có lỗi cả. Cuộc sống là vậy đấy. Hãy chấp nhận thực tế, nỗ lực hết mình trong mọi tình huống và tiến bước.

Câu Hỏi Chẩn Đoán

Hãy ngẫm lại những suy nghĩ của mình một chút và xem xét cách bạn thường xem mình là nguyên nhân. Hãy tự hỏi:

  • Mình hay tư duy theo hướng xem bản thân là nguyên nhân như thế nào?
  • Cụ thể là mình hay làm vậy trong hoàn cảnh nào?
  • Lúc đó mình nghĩ gì? Tại sao mình lại nghĩ như vậy?
  • Mình thường tự nhủ điều gì?
  • Tư duy theo hướng này khiến mình cảm thấy thế nào?
  • Tại sao mình lại hay tư duy theo hướng này? Mình được gì từ việc này?

Mục tiêu chính ở đây là hiểu rõ cách bạn thường tư duy theo hướng xem mình là nguyên nhân trong cuộc sống. Ý thức là bước đầu tiên trong quá trình thay đổi.

Câu Hỏi Giúp Tìm Ra Giải Pháp

Để xóa bỏ lối tư duy tiêu cực này, bạn cần xác định được căn nguyên của vấn đề. Thay vì đổ lỗi cho mình vì những việc nằm ngoài kiểm soát và cảm thấy day dứt, hãy tìm cách giải quyết vấn đề nảy sinh trước mắt.

Bạn cũng cần phải phân biệt giữa hành vi tự phê bình và tự sửa chữa. Quan trọng là không phê bình hoặc đổ lỗi cho bản thân mà phải học hỏi và tiến bộ từ trải nghiệm này để sửa chữa những tình huống tương tự trong tương lai. Do đó, bạn nên tự hỏi:

  • Làm sao mình biết đây là lỗi của mình?
  • Đổ lỗi cho mình vì những gì vừa xảy ra có thực tế không?
  • Vấn đề này có bao nhiêu phần trăm thật sự nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của mình? [tìm chứng cứ]
  • Người nào hoặc yếu tố nào khác có thể đã gây ra vấn đề này?
  • Mình thực sự chịu trách nhiệm cho bao nhiêu phần của vấn đề này? Cụ thể là phần nào?
  • Nguyên nhân cụ thể gây ra vấn đề này là gì?
  • Làm sao mình giải quyết được vấn đề này?
  • Ý định của tất cả những người liên quan là gì?
  • Vấn đề này có bao nhiêu phần trăm xảy ra vì những nguyên nhân hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của tất cả mọi người?
  • Nếu không ai có lỗi trong vấn đề này thì sao? Mình cảm thấy thế nào về tình huống này?
  • Làm sao mình giúp giải quyết những trường hợp tương tự của vấn đề này trong tương lai?

Tư duy trắng–đen là kiểu tư duy “tất cả hoặc không có gì”. Trong lối tư duy này, bạn chỉ thấy một thái cực thôi. Không có gì ở giữa và cũng không có sắc xám nào cả. Hoặc là đen, hoặc là trắng. Không tồn tại ý nghĩ trung lập và bạn sẽ không chấp nhận bất kỳ lý giải nào khác.

Chẳng hạn như bạn có thể đặt ra một vài kỳ vọng cực đoan cho bản thân rằng bạn sẽ không bao giờ phạm sai lầm khi làm việc gì đó. Tuy nhiên, khi phạm sai lầm, bạn xem mình là một thất bại hoàn toàn và tuyệt đối. Hoặc chẳng hạn như bạn tranh cãi với đồng nghiệp và tự nhủ rằng nếu đôi bên không nhất trí được thì cũng không nên làm việc với nhau nữa làm gì. Hoặc khi bạn không bán được hàng trong một tuần lễ, bạn lập tức cho rằng mình không giỏi bán hàng.

Suy nghĩ theo cách này rất có hại vì nó lập tức làm bạn thấy mình là kẻ bất tài vô dụng. Thực tế thì sự “tuyệt đối” không tồn tại. Tuy nhiên, nếu liên tục nhìn đời bằng con mắt “tuyệt đối”, bạn sẽ luôn thấy mình vô giá trị vì bạn hoàn toàn không thể đạt được kỳ vọng thái quá của mình.

Câu Hỏi Chẩn Đoán

Hãy ngẫm lại những suy nghĩ của mình một chút và xem xét cách bạn hay tư duy theo hướng trắng–đen. Hãy tự hỏi:

  • Mình hay tư duy theo hướng trắng–đen như thế nào?
  • Cụ thể là mình hay làm vậy trong hoàn cảnh nào?
  • Lúc đó mình nghĩ gì? Tại sao mình lại nghĩ như vậy?
  • Mình thường tự nhủ điều gì?
  • Tư duy theo hướng trắng–đen khiến mình cảm thấy thế nào?
  • Tại sao mình lại hay tư duy theo hướng trắng–đen? Mình được gì từ việc này?

Mục tiêu chính ở đây là hiểu rõ cách bạn thường tư duy theo hướng trắng–đen trong cuộc sống. Nhận thức là bước đầu tiên trong quá trình thay đổi.

Quan trọng là bạn phải tự nhắc mình nhớ rằng không có gì là tuyệt đối cả. Không ai hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu, và cuộc sống không phải chỉ có thắng và thua. Có nhiều cấp độ, mức độ và sắc thái trải nghiệm khác nhau làm phong phú cuộc sống của bạn theo những cách diệu kỳ. Đôi khi mọi chuyện là như thế này; đôi khi nó là như thế khác; rồi vào lúc khác thì mọi chuyện lại trở nên khác hơn. Do đó, quy tắc nào cũng có ngoại lệ.

Câu Hỏi Giúp Tìm Ra Giải Pháp

Để xóa bỏ thói quen tư duy theo hướng trắng–đen, hãy tự hỏi:

  • Tư duy theo hướng này có thúc đẩy mình không? Tại sao?
  • Tư duy theo hướng này có thực tế và hữu ích không?
  • Có bao giờ mọi chuyện không theo hướng này mà theo hướng khác chưa?
  • Ngoại lệ cho quy tắc này là gì?
  • Có bằng chứng nào bác bỏ quan điểm của mình về tình huống này không?
  • Làm sao mình chứng minh được rằng suy nghĩ của mình là sai?
  • Còn tình huống nào tệ hơn không? Còn tình huống nào tốt hơn không?
  • Người khác có quan điểm giống mình không? Tại sao có? Tại sao không?
  • Nói “không bao giờ” có hợp lý không?
  • Nói “luôn luôn” có hợp lý không?

Tư duy bi kịch hóa là xu hướng thổi phồng sự việc một cách không cần thiết – phóng đại tầm quan trọng của sai lầm, nỗi sợ và những điểm không hoàn hảo của bạn. Về cơ bản, bạn biến một chút bi quan thành cơn ác mộng khủng khiếp nhất.

Chẳng hạn như khi gặp một trở ngại nhỏ, bạn biến nó thành một chướng ngại to lớn, kinh khủng và không thể vượt qua vì bạn có thói quen bi kịch hóa. Hoặc bạn đau ngực và lập tức nghĩ rằng mình lên cơn đau tim. Hoặc bạn hơi bất đồng ý kiến với người yêu và lập tức cho rằng sự bất đồng này sẽ phá hoại mối quan hệ. Hoặc bạn nghĩ rằng có lẽ mình đã quên tắt bếp và lập tức hình dung nhà mình bị cháy rụi.

Khi tư duy bi kịch hóa, bạn đang tạo ra những tình huống tồi tệ nhất trong tưởng tượng từ những việc nhỏ và không quan trọng lắm. Bạn đang tạo ra vấn đề ở những chỗ không có vấn đề. Tệ hơn là bạn đang phóng đại vấn đề theo hướng phi thực tế.

Bạn có thể có xu hướng tư duy bi kịch hóa để tự thấy mình quan trọng, hoặc để chiếm được sự cảm thông của người khác, hoặc chỉ vì bạn muốn cuộc sống của mình thú vị hơn. Có thể có nhiều lý do khiến bạn đắm chìm trong lối tư duy bi kịch hóa. Tuy nhiên, nguyên nhân là gì không quan trọng. Quan trọng là tư duy kiểu này sẽ dẫn đến những vấn đề “ảo” lớn (chỉ hiện hữu trong trí tưởng tượng của bạn) dần dần xâm chiếm toàn bộ cuộc sống của bạn. Những vấn đề đó không có thật nhưng bạn cảm thấy nó thật. Rồi mọi thứ sẽ nhanh chóng trở nên quá sức chịu đựng và bạn sẽ sớm mất kiểm soát.

Câu Hỏi Chẩn Đoán

Hãy ngẫm lại những suy nghĩ của mình một chút và xem xét cách bạn hay tư duy bi kịch hóa. Hãy tự hỏi:

  • Mình hay tư duy bi kịch hóa như thế nào?
  • Cụ thể là mình hay làm vậy trong hoàn cảnh nào?
  • Lúc đó mình nghĩ gì? Tại sao mình lại nghĩ như vậy?
  • Mình thường tự nhủ điều gì?
  • Tư duy bi kịch hóa khiến mình cảm thấy thế nào?
  • Tại sao mình lại hay tư duy bi kịch hóa? Mình được gì từ việc này?

Mục tiêu chính ở đây là hiểu rõ cách bạn thường tư duy bi kịch hóa trong cuộc sống. Ý thức là bước đầu tiên trong quá trình thay đổi.

Câu Hỏi Giúp Tìm Ra Giải Pháp

Để xóa bỏ lối tư duy tiêu cực này, quan trọng là bạn phải liên tục chất vấn những vấn đề/sự việc mà bạn thổi phồng. Hãy tự hỏi:

  • Lo lắng về việc này có bảo vệ hay chuẩn bị cho mình? Nó có cần thiết không?
  • Nói một cách thực tế thì khả năng xảy ra tình huống này là bao nhiêu phần trăm?
  • Có bằng chứng gì ủng hộ suy nghĩ bi kịch hóa của mình không?
  • Mình có bằng chứng hay dữ kiện thực tế nào chứng minh rằng suy nghĩ này khó xảy ra không?
  • Nếu mọi việc không như mình nghĩ thì sao?
  • Nếu điều ngược lại với điều mình nghĩ có khả năng xảy ra cao hơn thì sao?
  • Mình đã dự đoán sai bao nhiêu lần rồi?
  • Nếu đây không phải là một vấn đề thì sao? Nếu nó chỉ là một vấn đề “ảo” thì sao?
  • Nếu suy nghĩ của mình về việc này đúng thì sao?
  • Cụ thể là chuyện gì phải xảy ra thì suy nghĩ này thành hiện thực?
  • Tỷ lệ thực tế khi chuyện diễn ra theo đúng hướng này là bao nhiêu?
  • Nếu chuyện xảy ra theo hướng này, mình sẽ cảm thấy ra sao vào tuần sau? Tháng sau? Năm sau?
  • Làm sao mình chuẩn bị cho bản thân tốt nhất để đối mặt với tình huống tệ nhất?
  • Có điều gì tích cực từ trải nghiệm này không? Có cơ hội nào ở đây không?
  • Người khác sẽ nhìn nhận sự việc khác với tưởng tượng của mình ra sao?

Khái quát hóa quá mức là lối tư duy đem một bằng chứng đơn lẻ hoặc những trường hợp cá biệt áp lên toàn bộ tình huống hiện tại hoặc tương lai. Nói cách khác, nếu có điều gì xảy ra với bạn một lần thì có khả năng nó sẽ tiếp tục xảy ra với bạn lần nữa. Chẳng hạn như bạn nhớ lại một sự cố nào đó trong quá khứ và đưa ra nhận định sau:

Chẳng có gì tốt xảy ra cho mình cả. Mình chưa bao giờ may mắn. Đời mình định sẵn là sẽ thất bại…

Trong lối tư duy này, bạn đang biện minh cho cảm nhận của mình về hiện tại dựa trên một sự cố trong quá khứ. Nếu bạn dùng nó làm phương tiện học hỏi hoặc rút kinh nghiệm từ sai lầm trong quá khứ thì sẽ rất tốt. Nhưng nếu bạn bỏ qua tất cả những trường hợp mà mọi việc diễn ra thuận lợi và bạn thành công thì sẽ rất rắc rối.

Sau đây là một số ví dụ:

  • Anh/chị luôn luôn làm vậy…
  • Lúc nào mọi người cũng như vậy…
  • Mình chưa bao giờ được như ý…
  • Mọi việc luôn kết thúc một cách tồi tệ với mình…

Đưa ra những kết luận khái quát về hiện tại dựa trên rất ít bằng chứng trong quá khứ có thể khiến bạn cảm thấy như thể mình không có chút kiểm soát nào trong cuộc sống cả. Bạn cảm thấy bất lực và nản chí, cho rằng cuộc sống không nằm trong tay mình.

Câu Hỏi Chẩn Đoán

Hãy ngẫm lại những suy nghĩ của mình một chút và xem xét cách bạn hay khái quát hóa quá mức. Hãy tự hỏi:

  • Mình hay khái quát hóa quá mức như thế nào?
  • Mình hay làm vậy khi nào?
  • Lúc đó mình nghĩ gì? Tại sao mình lại nghĩ như vậy?
  • Mình thường tự nhủ điều gì?
  • Khái quát hóa quá mức khiến mình cảm thấy thế nào?
  • Tại sao mình lại hay khái quát hóa quá mức? Mình được gì từ việc này?

Mục tiêu chính ở đây là hiểu rõ cách bạn thường khái quát hóa quá mức trong cuộc sống. Ý thức là bước đầu tiên trong quá trình thay đổi.

Câu Hỏi Giúp Tìm Ra Giải Pháp

Để xóa bỏ lối tư duy tiêu cực này, quan trọng là bạn phải thoát khỏi thói quen xây dựng toàn bộ tương lai của mình quanh những sự kiện tiêu cực cá biệt trong quá khứ. Bạn cũng cần tránh dùng những từ như “luôn luôn” và “không bao giờ”. Hãy tự hỏi:

  • Mình có thực tế khi khái quát hóa quá mức không?
  • Mình có bằng chứng gì cho thấy mọi việc sẽ luôn thế này mà không phải thế khác không?
  • Chỉ vì một người đã hành động thế này trước đây, thì có nghĩa là họ sẽ luôn hành động như vậy về sau không?
  • Mọi việc còn có thể như thế nào khác nữa? Những khả năng khác là gì? Mình chưa cân nhắc điều gì?
  • Có những trường hợp nào khác từ quá khứ cho thấy mọi việc trong hiện tại có thể khác suy nghĩ của mình không?
  • Người khác có khái quát hóa quá mức như mình trong tình huống này không? Tại sao có? Tại sao không?
  • Nếu mình khái quát hóa quá mức theo hướng ngược lại thì sao? Thay vì tập trung vào một điểm tiêu cực, nếu mình tập trung vào một điểm tích cực và dựa vào đó để dự đoán tình huống tương lai thì sao?

Lối tư duy này thể hiện qua những câu thường bắt đầu bằng cụm từ “Mình nên…” hoặc “Mình phải…”. Những câu này chỉ tiêu cực khi bạn đặt ra những đòi hỏi và áp lực vô lý lên mình hoặc người khác.

Những câu kiểu này thường bắt nguồn từ một danh sách những quy tắc khắt khe bạn đặt ra cho mình và cho người khác. Những quy tắc này định rõ cách bạn hành xử và mong muốn của bạn về cách người khác hành xử trong những tình huống khác nhau. Khi những quy tắc này bị xâm phạm, bạn cảm thấy thất vọng và giận dữ.

Suy nghĩ “luôn phải” làm đúng, “luôn phải” tập thể dục hoặc “không được” phạm sai lầm sẽ khiến bạn bị áp lực quá mức, buộc bạn phải gồng mình để đạt được kỳ vọng do chính mình đặt ra. Và khi không đạt được kỳ vọng đó, bạn cảm thấy thất vọng và chán nản. Hơn nữa, bạn còn cảm thấy day dứt vì đã làm chính mình thất vọng.

Những kiểu câu này cũng có thể được dùng khi nói chuyện với người khác. Chẳng hạn như bạn có thể muốn bạn mình “nên” làm điều gì đó hoặc “phải luôn luôn” giữ lời hứa.

Có kỳ vọng tích cực về bản thân và người khác là tốt; nhưng những kỳ vọng đó có thực tế không? Nó có thực tế trong mọi tình huống không? Có lẽ bạn đang đưa ra những đòi hỏi vô lý. Nếu đúng là vậy thì bạn sẽ dễ bị thất vọng, giận dữ và chán nản. Hơn nữa, dùng những câu này để áp đặt người khác có thể tạo ra cảm giác oán giận và xáo trộn trong các mối quan hệ.

Câu Hỏi Chẩn Đoán

Hãy ngẫm lại những suy nghĩ của mình một chút và xem xét cách bạn hay áp đặt bằng những câu có từ “nên” hoặc “phải”. Hãy tự hỏi:

  • Mình hay nói những câu “nên” hoặc “phải” nào?
  • Mình hay làm vậy khi nào?
  • Mình đặt ra đòi hỏi vô lý gì cho bản thân?
  • Mình đặt ra kỳ vọng vô lý gì cho người khác?
  • Lúc đó mình nghĩ gì? Tại sao mình lại nghĩ như vậy?
  • Mình thường tự nhủ điều gì?
  • Suy nghĩ theo hướng này khiến mình cảm thấy thế nào?
  • Tại sao mình lại có những kỳ vọng kiểu này?

Mục tiêu chính ở đây là hiểu rõ cách bạn thường áp đặt bằng những câu có từ “nên” hoặc “phải” trong cuộc sống. Ý thức là bước đầu tiên trong quá trình thay đổi.

Câu Hỏi Giúp Tìm Ra Giải Pháp

Để xóa bỏ lối tư duy tiêu cực này, điều quan trọng là bạn phải liên tục chất vấn giá trị của việc áp đặt bản thân hoặc người khác “nên” hoặc “phải” làm gì. Hãy tự hỏi:

  • Tư duy theo hướng này có thúc đẩy mình không? Hay nó làm mình nản lòng?
  • Tại sao thúc đẩy bản thân theo cách này lại tiêu cực?
  • Nghiêm khắc và đòi hỏi cao có giúp thúc đẩy người khác không?
  • Mình buộc phải làm như vậy hay có lựa chọn nào khác?
  • Người khác nhìn nhận ra sao về việc này? Họ sẽ nói gì?
  • Nếu mình không làm vậy thì sao? Sẽ có chuyện gì xảy ra?
  • Nếu mình chọn làm điều khác thì sao?
  • Điều gì đang ngăn mình làm vậy?
  • Quy tắc nào nói mình phải làm vậy?
  • Quy tắc nào nói rằng người khác phải làm vậy?
  • Mình có đặt ra những đòi hỏi này cho người khác ở dạng chỉ trích hoặc phán xét không? Tại sao?
  • Mình có đặt ra những đòi hỏi này cho một số người nhưng lại không cho những người khác không? Tại sao?
  • Nếu mình dùng cách nói “Mình chọn” hoặc “Mình muốn… hơn” thì sao? Làm vậy có thay đổi cách tư duy của mình không?
  • Tại sao mình nên làm vậy? Nếu mình không làm thì sao?
  • Tại sao mình phải làm vậy? Nếu mình không làm thì sao?
  • Tại sao họ nên làm vậy? Nếu họ không làm thì sao?
  • Tại sao họ phải làm vậy? Nếu họ không làm thì sao?
  • Còn có những lựa chọn nào khác nữa không?

Dán nhãn là đưa ra những nhận định khái quát về bản thân hoặc người khác dựa trên hành vi trong những tình huống rất cụ thể. Khi đó, thay vì mô tả và cân nhắc riêng hành vi cụ thể đó, bạn lại tạo ra những nhãn dán tiêu cực và tuyệt đối. Trong những tình huống như vậy, vấn đề không liên quan đến hành vi vào lúc đó mà liên quan đến phán xét về tất cả những hành vi tương lai dựa trên những gì bạn vừa quan sát được. Có thể bạn nhận ra mình hay nói những câu sau:

  • Mình thật là ngu ngốc… Thay vì nói:Mình đã phạm sai lầm…
  • Cô ấy thật không đáng tin… Thay vì nói:Hôm nay cô ấy đã làm mình thất vọng…
  • Hắn là tên ngớ ngẩn… Thay vì nói: Hôm nay anh ấy làm hỏng việc…

Khi dán nhãn cho mình, bạn lập tức tạo ra hình ảnh tiêu cực và thiếu sót của bản thân dựa trên những lỗi lầm cá nhân. Hình ảnh bản thân này ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn, từ đó tác động đến lựa chọn và quyết định bạn đưa ra hoặc không đưa ra. Do đó, dán nhãn cho mình theo cách tiêu cực và hạn chế (dựa trên “một điều” nào đó bạn làm) sẽ tác động rất lớn lên cuộc đời bạn. Làm vậy là sai và vô lý. Bạn không phải là bất kỳ điều gì bạn làm cả. Cuộc sống của bạn là một dòng chảy suy nghĩ và cảm xúc luôn thay đổi; nó cho bạn vô vàn khả năng và cơ hội để tiến bộ và phát triển.

Dán nhãn bản thân hoặc người khác dựa trên một hành vi nào đó không bao giờ hữu ích vì nó không cân nhắc đến những trường hợp khác của cùng hành vi đó. Chẳng hạn như bạn gọi mình là “ngu ngốc” khi phạm sai lầm. Tuy nhiên, bạn không thật sự “ngu ngốc”. Bạn có thể có rất nhiều kiến thức, có bằng đại học và sự nghiệp đầy triển vọng, nhưng việc dán nhãn mình là kẻ “ngu ngốc” sẽ ảnh hưởng đến cả những khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn. Chẳng hạn như có chuyện xảy ra trong công việc và bạn lại gọi mình là “ngu ngốc”. Khi làm rớt một đĩa thức ăn đầy lên cái thảm mới toanh ở nhà, bạn lại gọi mình là “ngu ngốc”. Khi có chuyện không hay xảy ra, bạn lại tiếp tục dán nhãn. Bạn càng dán nhãn “ngu ngốc” cho mình thì bạn càng tin rằng nhãn dán đó là thật. Càng tin rằng nhãn dán đó là thật, bạn càng có xu hướng làm những việc “ngu ngốc” hơn, và cứ thế mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn sẽ thay đổi theo.

Một sự cố đơn lẻ không định nghĩa con người bạn. Tương tự, một sự cố, một hành động hoặc một hành vi không định nghĩa con người một ai cả. Vì vậy, quan trọng là bạn phải rất cẩn thận với việc dán nhãn. Đừng đưa ra những nhận định khái quát không xác đáng về bản thân hoặc người khác dựa trên tình huống nào đó.

Câu Hỏi Chẩn Đoán

Hãy ngẫm lại những suy nghĩ của mình một chút và xem xét cách bạn hay dán nhãn cho bản thân và người khác. Hãy tự hỏi:

  • Mình hay dán nhãn gì cho mình?
  • Mình hay dán nhãn gì cho người khác?
  • Lúc đó mình nghĩ gì? Tại sao mình lại nghĩ như vậy?
  • Mình thường tự nhủ điều gì?
  • Suy nghĩ theo hướng này khiến mình cảm thấy thế nào?
  • Tại sao mình lại dán những nhãn hiệu này?

Mục tiêu chính ở đây là hiểu rõ cách bạn thường dán nhãn cho mình và người khác. Ý thức là bước đầu tiên trong quá trình thay đổi.

Câu Hỏi Giúp Tìm Ra Giải Pháp

Để xóa bỏ lối tư duy tiêu cực này, điều quan trọng là bạn phải thoát khỏi thói quen đưa ra nhận định chung về những hành vi đơn lẻ mà không cân nhắc đến hoàn cảnh hoặc những trường hợp khác. Hãy tự hỏi:

  • Nhãn dán này có đúng trong mọi tình huống không?
  • Mình đang dán nhãn cho một hành vi cụ thể này hay cho chính người này? Việc này có ý nghĩa gì?
  • Có bằng chứng gì chứng minh nhãn dán này đúng?
  • Có bằng chứng gì bác bỏ nhãn dán đó không?
  • Có tình huống và/hoặc hành vi nào khác bác bỏ nhãn dán này?
  • Cái nhãn trái với cái mình đang dán là gì? Có thể nào cái này lại đúng không?
  • Những người khác có dán những chiếc nhãn giống như vậy không? Tại sao có? Tại sao không?

Lối tư duy tiêu cực này phóng to những điểm tích cực của người khác, đồng thời thu nhỏ những điểm tích cực của bạn. Nói cách khác, bạn đang xem nặng những điểm “tiêu cực” (điểm yếu), đồng thời xem nhẹ những điểm “tích cực” (điểm mạnh) của mình. Bên cạnh đó, bạn có xu hướng làm điều ngược lại với người khác. Chẳng hạn như bạn có thể nói những câu sau:

  • Họ không thực sự có ý đó. Họ thực ra có ý tốt mà…
  • Tôi không thể nào làm lại điều bạn đã làm đâu. Lần này là tôi gặp may thôi…

Đây không chỉ là vấn đề bỏ qua đặc điểm hoặc trải nghiệm tích cực mà còn là biến sự tích cực thành tiêu cực, từ đó ảnh hưởng xấu lên tâm trạng của bạn.

Trong lối tư duy này, bạn không thể chấp nhận được bất kỳ điều gì tích cực trong đời mình và còn cố hết sức để biến nó thành tiêu cực. Càng tập trung vào tiêu cực, bạn càng ít trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Dĩ nhiên khiêm tốn thì không có gì sai cả. Nhưng rõ ràng là nếu bạn biến những trải nghiệm tích cực thành tiêu cực (như trong những ví dụ trên) thì hoàn toàn không tốt chút nào. Xem thường mình và phủ nhận hoàn toàn những điểm mạnh của bản thân là điều không tốt và có thể ảnh hưởng rất lớn đến lòng tự trọng về lâu dài. Tự trọng thấp kéo dài có thể dẫn đến cảm giác bất tài, cuối cùng có thể gây ra trầm cảm.

Câu Hỏi Chẩn Đoán

Hãy ngẫm lại những suy nghĩ của mình một chút và xem xét cách bạn phóng to và thu nhỏ sự việc. Hãy tự hỏi mình những câu sau:

  • Mình thường phóng to những đặc điểm và trải nghiệm tích cực của người khác ra sao?
  • Mình thường thu nhỏ những đặc điểm và trải nghiệm tích cực của mình ra sao?
  • Mình biến những đặc điểm và trải nghiệm tích cực của mình thành tiêu cực như thế nào?
  • Lúc đó mình nghĩ gì? Tại sao mình lại nghĩ như vậy?
  • Mình thường tự nhủ điều gì?
  • Suy nghĩ theo hướng này khiến mình cảm thấy thế nào?
  • Tại sao mình thường đắm chìm trong lối suy nghĩ này?

Mục tiêu chính ở đây là hiểu rõ cách bạn thường phóng to điểm tốt của người khác và thu nhỏ điểm tốt của mình. Nhận thức là bước đầu tiên trong quá trình thay đổi.

Câu Hỏi Giúp Tìm Ra Giải Pháp

Để xóa bỏ lối tư duy tiêu cực này, bạn cần phải bắt đầu tập trung hơn vào việc tự công nhận và khen ngợi xứng đáng những thành tích và ưu điểm của mình. Hãy bắt đầu bằng việc trả lời những câu hỏi sau:

  • Tại sao mình cảm thấy nhất thiết phải thu nhỏ những điểm tích cực trong tình huống này? Chính xác là vì sao mình lại làm như vậy?
  • Lối tư duy này để lại hậu quả gì?
  • Mình đang giả định điều gì về bản thân, người khác hoặc tình huống này?
  • Những giả định đó cản trở mình nhìn thấy sự thật ra sao? Và điều này đang gây hại cho mình thế nào?
  • Phóng to điểm tích cực của tình huống này đem lại giá trị gì? Làm vậy sẽ làm mình cảm thấy ra sao?
  • Nếu đối phương cố ý nói như vậy thì sao? Có bằng chứng gì chứng minh điều này không?
  • Nếu mình đáng được khen ngợi thì sao? Có bằng chứng gì chứng minh điều này không?
  • Nếu mình xứng đáng với những kết quả mình đạt được thì sao? Có bằng chứng gì chứng minh điều này không?
  • Nếu đó không phải may mắn mà là sự kết hợp của kiến thức, kinh nghiệm và tài năng thì sao? Bằng chứng chứng minh điều này là gì?
  • Nếu mình tin rằng mình xứng đáng và có tài thì sao? Làm thế nào để mình phóng to những điểm đó?
  • Liệu người khác có thu nhỏ những điểm tích cực như mình đang làm không? Tại sao có? Tại sao không?

Tư duy dựa trên cảm xúc nghĩa là ra quyết định dựa trên cảm xúc thay vì thực tế khách quan. Khi đó, bạn nhận định tình huống, bản thân hoặc người khác theo hướng phản ánh cảm xúc của mình. Nói cách khác, tâm trạng hiện tại của bạn ảnh hưởng lên cách bạn nhìn nhận một tình huống cho dù có bằng chứng chứng minh điều ngược lại.

Bạn tự động tin rằng cảm xúc của mình phản ánh sự thật. Tuy nhiên, nó chỉ đúng với bạn thôi và cảm xúc của người khác có thể rất khác. Và chính những khác biệt này quyết định cách nhìn nhận của bạn về một tình huống, quyết định bạn đưa ra và hành động bạn chắc chắn thực hiện.

Chẳng hạn như nếu bạn cảm thấy day dứt, có lẽ vì bạn đã làm gì sai hoặc tổn thương người khác. Ở một tình huống khác, bạn có thể cảm thấy choáng ngợp và nản lòng, có lẽ vì bạn không thể giải quyết được vấn đề của mình. Hoặc bạn cảm thấy buồn có lẽ vì hôm nay sẽ lại là một ngày vô vọng nữa. Hoặc bạn có tâm trạng tệ, do đó bạn sẽ không dọn nhà vì việc dọn nhà có vẻ quá khó khăn. Hoặc bạn đang cảm thấy lo lắng và điều đó rõ ràng có nghĩa là có điều gì xấu sắp xảy ra.

Trong những ví dụ trên, bạn đang “cảm nhận” theo một hướng nhất định và điều đó có nghĩa là cuộc sống của bạn cũng đi theo hướng phù hợp với cảm xúc đó. Bạn cho phép cảm xúc của mình dẫn lối cho các lựa chọn và quyết định hàng ngày. Điều này sẽ gây hại cho bạn vì đôi khi bạn có thể không cảm thấy thích làm một điều gì đó, nhưng chỉ cần bị “kích thích” thì bạn sẽ muốn làm nó. Một khi bạn còn tiếp tục cho phép cảm xúc chi phối hành vi của mình, bạn sẽ tiếp tục rơi vào cái bẫy xu hướng tư duy tiêu cực.

Câu Hỏi Chẩn Đoán

Hãy ngẫm lại những suy nghĩ của mình một chút và xem xét cách bạn thường sử dụng lối tư duy dựa trên cảm xúc trong ngày. Hãy tự hỏi:

  • Mình thường ra quyết định dựa trên cảm xúc và cảm nhận của mình ra sao?
  • Mình thường dự đoán tương lai bằng lối tư duy dựa trên cảm xúc ra sao?
  • Mình thường đưa ra phán xét bằng lối tư duy dựa trên cảm xúc ra sao?
  • Mình hay làm vậy vào lúc nào?
  • Lúc đó mình nghĩ gì? Tại sao mình lại nghĩ như vậy?
  • Mình thường tự nhủ gì?
  • Suy nghĩ theo hướng này khiến mình cảm thấy thế nào?
  • Tại sao mình thường đắm chìm trong lối tư duy dựa trên cảm xúc?

Câu Hỏi Giúp Tìm Ra Giải Pháp

Để vượt qua lối tư duy tiêu cực này, bạn cần phải bắt đầu phân biệt giữa cảm xúc và thực tế. Hãy tự hỏi:

  • Mình đang diễn giải trải nghiệm này dựa trên cảm xúc của mình hay dựa trên dữ kiện thực tế của tình huống?
  • Đâu là những dữ kiện thực tế của tình huống này? Mình nhìn và nghe thấy những gì? Tại sao điều này lại quan trọng?
  • Có bằng chứng nào cho thấy cách mình suy nghĩ không chính xác không?
  • Những người khác diễn giải trải nghiệm này ra sao? Diễn giải của họ là dựa trên cảm xúc hay thực tế?
  • Sử dụng tư duy dựa trên cảm xúc để dự đoán tương lai chính xác đến mức nào? Lúc nào mình đoán đúng? Lúc nào mình đoán sai?
  • Sử dụng tư duy dựa trên cảm xúc để phán xét về sự việc, người khác và bản thân có giá trị không?
  • Dựa trên những gì mình đã biết, cảm xúc của mình định hướng tốt hay gây hại cho mình?

Thách Thức Những Suy Nghĩ Tiêu Cực Của Bạn

Chúng ta sẽ xem xem làm thế nào để thách thức tất cả những suy nghĩ tiêu cực của bạn bằng phương pháp đặt câu hỏi liên quan đến những niềm tin hạn chế gắn liền với suy nghĩ đó. Khi đó, bạn có thể sử dụng quá trình này để thách thức những lối tư duy tiêu cực thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống của bạn.

Khi trả lời những câu hỏi này, hãy nhớ rằng đắm chìm trong những lối tư duy tiêu cực sẽ trực tiếp ảnh hưởng lên cảm xúc mà bạn trải qua hàng ngày. Hơn nữa, những cảm xúc này sẽ ảnh hưởng cách bạn nhìn nhận thực tế, dẫn đến tác động lên lựa chọn, hành vi và hành động của bạn, cuối cùng là lên kết quả mà bạn có khả năng đạt được trong cuộc sống. Do đó, khi liên tục đắm chìm trong lối tư duy tiêu cực, bạn chẳng làm gì ngoài việc duy trì hiện trạng cả. Bạn không thay đổi, không tiến bộ và cuộc sống của bạn bị trì trệ. Bạn cảm thấy mình mắc kẹt trong những xu hướng hành vi hạn chế cũ kỹ và thấy mình không thể làm được gì để thay đổi những xu hướng đó cả.

Để thay đổi, bạn cần phải lập trình lại cho bộ não. Và điều này  nghĩa là nỗ lực có chủ đích để thoát khỏi tất cả những xu hướng tư duy tiêu cực đang thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống của bạn. Nhiệm vụ lớn thế này yêu cầu sự thay đổi trong tư duy, và điều đó chỉ xảy ra khi bạn bắt đầu thách thức những suy nghĩ tiêu cực và những niềm tin gắn liền với nó. Về cơ bản, bạn phải trở thành một thám tử, điều tra xem những suy nghĩ và niềm tin của bạn có hữu ích và phù hợp với những kết quả bạn muốn đạt được không.

Để biến đổi suy nghĩ, bạn cần phải xác định được tất cả những thực tế và bằng chứng giúp bạn xóa bỏ những xu hướng tư duy tiêu cực này. Một khi bạn đã nhìn nhận tình huống rõ ràng rồi, bước tiếp theo là thách thức những suy nghĩ này như luật sư trên tòa. Tuy nhiên, trước khi đến bước đó, nhiệm vụ đầu tiên của bạn là phát hiện những xu hướng tư duy tiêu cực này khi nó xuất hiện trong ý thức của bạn.

Phát Hiện Những Suy Nghĩ Tiêu Cực

Những suy nghĩ tiêu cực thường xuất hiện cùng với sự thay đổi mạnh và đột ngột trong cảm xúc. Ngay khi nhận ra một trong những thay đổi này, hãy cố xác định chính xác nguyên nhân gây ra cảm xúc. Hãy tự hỏi:

  • Cảm xúc của mình ra sao vào lúc này?
  • Chính xác là điều gì đã gây ra cảm xúc này? Tại sao?
  • Mình nghĩ gì về tình huống này?
  • Mình đang tự nhủ điều gì?
  • Những gì mình suy nghĩ và nói ra ảnh hưởng ra sao đến cảm xúc của mình?
  • Có những niềm tin hạn chế tiềm ẩn nào đang khiến mình có cảm xúc như thế này?

Kèm theo suy nghĩ tiêu cực và cảm giác khó chịu là niềm tin hạn chế ảnh hưởng lên cách nhìn của bạn về tình huống. Khi thách thức thành công suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ làm suy yếu sự chi phối của niềm tin hạn chế này lên cuộc sống của bạn. Để làm vậy, hãy dành thời gian thực hiện quá trình 6 bước sau đây. Quá trình này sẽ giúp bạn thách thức thành công những xu hướng tư duy hạn chế.

Bước 1: Hiểu Rõ Kết Quả Mình Muốn

Bước đầu tiên là xác định những kết quả bạn muốn đạt được. Nếu không biết mình muốn đạt được gì và vì sao mình lại muốn như vậy thì bạn sẽ khó mà tạo ra thay đổi tích cực và lâu dài được. Hãy tự hỏi:

  • Mình muốn đạt được những kết quả cụ thể gì?
  • Tại sao mình muốn đạt được những kết quả đó?
  • Cụ thể là tại sao mình lại muốn thay đổi? [suy nghĩ hoặc niềm tin]
  • Thay đổi giúp mình làm được gì?
  • Thay đổi giúp mình có được gì?
  • Thay đổi giúp mình có trải nghiệm gì?
  • Sau khi thay đổi, mình muốn trở thành người như thế nào?
  • Tại sao mình muốn trở thành người như vậy? Lý do thực sự là gì?
  • Tại sao mình muốn đạt được những mục tiêu đó?

Bước 2: Mở Khóa Động Lực

Sau khi đã hiểu rõ hơn về điều bạn muốn và lý do, bước tiếp theo là tạo ra động lực cần thiết để bạn thực hiện thay đổi đến cùng. Bước này yêu cầu kích hoạt nguyên tắc đau khổ và sung sướng.

Đầu tiên, hãy liên hệ sự sung sướng với việc thay đổi tích cực trong cuộc sống của bạn. Hãy tự hỏi:

  • Mình sẽ được gì khi thay đổi?
  • Đâu là lợi ích của việc đạt được kết quả mình muốn?
  • Đạt được kết quả đó giúp mình làm được gì?
  • Đâu là lợi ích ngắn hạn?
  • Đâu là lợi ích dài hạn?
  • Tất cả những điều này sẽ làm mình cảm thấy thế nào?

Bây giờ hãy liên hệ với sự đau khổ. Đây là nỗi đau mà bạn phải trải qua nếu không thay đổi được. Hãy tự hỏi:

  • Mình sẽ mất gì nếu không thay đổi?
  • Đâu là những hậu quả khi mình không đạt được kết quả mình muốn?
  • Đâu là những hậu quả ngắn hạn khi cứ giữ những suy nghĩ tiêu cực?
  • Đâu là những hậu quả dài hạn khi cứ giữ những suy nghĩ tiêu cực?
  • Nếu không thay đổi, mình sẽ không thể làm được điều gì? Không thể có được gì? Không thể trải nghiệm được gì? Và không thể trở thành người như thế nào?
  • Tất cả những điều này sẽ làm mình cảm thấy thế nào?

Sau khi đã trải qua quá trình này, bạn sẽ cảm thấy có thêm động lực hành động tích cực để đạt được kết quả mình mong muốn.

Bước 3: Làm Thám Tử Điều Tra

Đây là lúc thu thập những dữ kiện thực tế và bằng chứng cần thiết để tạo ra một nền tảng vững chắc chống lại những suy nghĩ tiêu cực. Hãy chọn một suy nghĩ tiêu cực mà bạn đã xác định trong phần trước và đặt cho mình những câu hỏi sau:

  • Mình có bằng chứng và dữ kiện thực tế gì chứng minh rằng những suy nghĩ, niềm tin, giả định và/hoặc kỳ vọng của mình là đúng?
  • Những dữ kiện này đúng đắn đến mức nào? Có dựa trên thực tế không? Làm sao mình biết nó đúng?
  • Mình có bằng chứng gì có thể bác bỏ những suy nghĩ, niềm tin và/hoặc giả định đó không?
  • Có dữ kiện thực tế hoặc bằng chứng nào khác mà mình có thể đã bỏ sót không?
  • Dựa trên kết quả mình muốn, suy nghĩ, niềm tin, giả định và/hoặc kỳ vọng của mình thực tế đến mức nào?
  • Khả năng mình đạt được kết quả mong muốn là bao nhiêu?

Mục tiêu ở đây là xây dựng một nền tảng vững chắc chống lại những suy nghĩ tiêu cực của bạn. Bạn phải thu thập đủ chứng cứ và dữ kiện thực tế để chứng minh những suy nghĩ tiêu cực đó không đúng đắn.

Bước 4: Thách Thức Suy Nghĩ Tiêu Cực

Bây giờ là lúc thách thức suy nghĩ tiêu cực của bạn. Tuy nhiên, quan trọng là bạn phải luôn khách quan. Đây không phải là vấn đề bạn thích gì hoặc điều gì được chấp nhận, mà là vấn đề tư duy hợp lý hơn dựa trên quá trình đánh giá của bạn.

Để thách thức suy nghĩ của mình, hãy tự hỏi:

  • Mình có thể nhìn nhận tình huống này theo cách nào khác nữa? Có những khả năng nào khác ở đây?
  • Người khác có thể nhìn nhận ra sao về tình huống này? Quan điểm của họ thế nào?
  • Mình có thể nhìn nhận tình huống này trong một ngữ cảnh khác như thế nào?
  • Mình có thể nhìn nhận tình huống này ra sao nếu mình có tâm trạng khác? [trải qua một cảm xúc khác]
  • Có cách nào khác để nhìn nhận tình huống này mà mình chưa cân nhắc không? Cách đó là gì?

Ở phần cuối của quá trình đặt câu hỏi này, bạn đã đặt đủ sự nghi vấn cho những suy nghĩ/niềm tin của mình để nó không còn kiểm soát chặt chẽ cuộc sống của bạn được nữa.

Bước 5: Thay Thế Những Suy Nghĩ Tiêu Cực

Bước tiếp theo là tìm một suy nghĩ mới cân bằng và hữu ích hơn để thay thế suy nghĩ tiêu cực cũ. Quan trọng là suy nghĩ mới này phải thực tế và phù hợp với bằng chứng bạn đã tìm ra trong Bước 3 của quá trình này. Nói cách khác, suy nghĩ mới của bạn phải được dựa trên thực tế và bằng chứng vững chắc hỗ trợ cho lối tư duy mới này. Ngoài ra, suy nghĩ mới của bạn cũng phải phù hợp với kết quả bạn đã xác định trong Bước 1 của quá trình này.

Để xác định được suy nghĩ mới này, hãy tự hỏi:

  • Đâu là suy nghĩ mới bổ ích và cân bằng hơn mà mình có thể sử dụng?
  • Suy nghĩ mới này có nhất quán với bằng chứng và dữ kiện thực tế mà mình đã xác định trước đó không?
  • Suy nghĩ mới này có phù hợp với kết quả mà mình muốn đạt được không?
  • Mình cảm thấy ra sao về suy nghĩ mới này? Đó có phải là suy nghĩ đúng chưa hay có suy nghĩ nào tốt hơn?

Hãy cân nhắc trả lời những câu hỏi này cho đến khi bạn cảm thấy suy nghĩ mình chọn là đúng.

Bước 6: Tiến Về Phía Trước

Bước cuối cùng của quá trình này là đặt ra một lộ trình hiệu quả dẫn đến sự thay đổi mong muốn này. Trước hết, bạn cần phải lập kế hoạch hành động để hiểu chính xác những gì bạn phải làm để thay đổi. Thứ hai, bạn cần tự hỏi mình 4 câu hỏi có thang điểm để xác định xem đây có phải là thời điểm tối ưu để thay đổi không.

4 câu hỏi này dựa trên mức độ lo lắng, quyết tâm, tự tin và động lực của bạn. Trên thang điểm từ 1 đến 10, hãy trả lời những câu sau:

  • Mình có lo lắng gì về thay đổi này không?
  • Mình quyết tâm thay đổi đến mức nào?
  • Mình tự tin mình thay đổi được đến mức nào?
  • Mình có động lực thay đổi đến mức nào?

Nếu có lo lắng gì về thay đổi này thì bạn cần phải giải quyết những mối lo đó trước khi tiếp tục. Với 3 câu hỏi còn lại, ít nhất bạn phải chọn mức 8/10 để thực hiện thay đổi thành công. Do đó, bạn phải hoàn toàn quyết tâm thay đổi, nghĩa là chấp nhận hy sinh một số thứ. Bạn cũng cần phải tự tin rằng mình sẽ thay đổi được. Nếu không, bạn sẽ không đủ quyết đoán để tiến hành đến cùng những hành động nhất định. Và cuối cùng, bạn cũng cần phải có động lực cần thiết để vượt qua những thời điểm khó khăn mà bạn sẽ gặp trong suốt cuộc hành trình. Nếu thiếu động lực, bạn sẽ cần phải tìm thêm lý do để thực hiện thay đổi này. Khi đó, bạn cần phải trải qua quá trình đau khổ và sung sướng một lần nữa.

Dĩ nhiên là thay đổi cần có thời gian. Những suy nghĩ mới này phải được tích hợp vào hệ thống niềm tin của bạn. Để điều này xảy ra, bạn phải tạo thói quen áp dụng những suy nghĩ mới này hàng ngày. Bạn phải cố rèn luyện lại não của mình, việc này cần sự luyện tập có ý thức và sự quyết tâm. Dĩ nhiên là bạn cần phải tập đi tập lại. Và việc lặp lại cần bạn phải tập trung, quyết tâm và có động lực.

Một cách giúp bạn khắc sâu những xu hướng tư duy mới vào tâm trí mình là viết những suy nghĩ tích cực ra những thẻ nhỏ để đem theo trong túi. Cách này sẽ giúp bạn xem lại những suy nghĩ đó trong ngày.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn có thể cần phải thay đổi cuộc sống của mình để dọn chỗ cho những suy nghĩ tích cực mới. Việc này đòi hỏi bạn thay đổi những việc bạn làm hoặc cách bạn làm. Có thể bạn cũng phải tạo những thói quen và cách nhìn mới. Cho dù thế nào thì nó cũng phải phù hợp với suy nghĩ mới. Nếu không, bạn sẽ tiếp tục gây hại cho mình bằng việc tiếp tục rơi vào những xu hướng suy nghĩ tiêu cực cũ.

Điều Chỉnh Những Niềm Tin Cốt Lõi

Nếu sau khi đi qua quá trình thách thức những suy nghĩ tiêu cực rồi mà bạn vẫn chật vật với việc thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình thì có thể là có một nhóm niềm tin cốt lõi (đức tin) đang cản trở bạn. Thường đây là những niềm tin bạn có từ thuở ấu thơ, nghĩa là nó đã bám rễ trong tâm trí của bạn và hậu quả là rất khó thay đổi.

Nếu rơi vào tình huống này, bạn có thể sẽ cần thực hiện quá trình 4 bước sau:

Bước 1

Để xác định những niềm tin cốt lõi của mình, bạn cần phải tìm những chủ đề chung khơi gợi cảm nhận của bạn về những vấn đề nhất định. Ví dụ như hãy dành thời gian để hoàn tất những câu sau:

  • Mình… [luôn cảm thấy bất lực.] HOẶC [luôn phạm sai lầm.]
  • Người ta … [luôn tìm cách hại mình.] HOẶC [luôn từ chối mình.]
  • Thế giới này … [chống lại mình.] HOẶC [không cho mình cơ hội nào cả.]
  • Tương lai … [thật ảm đạm và vô vọng.] HOẶC [sẽ thật vất vả.]

Trong những ví dụ trên, tôi đã hoàn tất những câu này trong ngoặc vuông. Khi đọc những câu đó, có lẽ bạn đã nhận ra nó có một xu hướng về cách tôi nhìn nhận về bản thân mình, người khác, thế giới và tương lai của tôi. Khi làm bài tập này, bạn sẽ nhận thấy chính những xu hướng này sẽ cho bạn hiểu được niềm tin cốt lõi đang cản trở bạn thực hiện thay đổi mong muốn trong đời. Và đây là những niềm tin hạn chế mà bạn phải vượt qua để xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực của mình.

Bạn nên viết 4 câu này ra thành hơn 20 phiên bản để có tổng cộng trên 80 câu. Việc này rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn xác định được xu hướng trong cấu trúc niềm tin của bạn mà trước đó có thể chưa rõ ràng.

Bước 2

Bây giờ hãy kết nối những xu hướng mà bạn đã xác định được lại với nhau thành một chủ đề gồm những câu nói có liên quan và có vẻ có vấn đề nhất. Đây là những khía cạnh mà bạn phải tập trung để xác định chính xác những niềm tin cốt lõi ẩn giấu đang cản bạn tiến về phía trước.

Bước 3

Nhiệm vụ tiếp theo của bạn là lấy ra một câu và xác định ý nghĩa thực sự của nó. Hãy tự hỏi:

  1. Câu này có nghĩa là gì?
  2. Câu này thực sự có nghĩa là gì?
  3. Câu này có gì không tốt?
  4. Câu này cho biết điều gì về mình?
  5. Điều đó nghĩa là sao?

Ví dụ như câu “Người ta luôn luôn từ chối mình.” Câu trả lời cho 5 câu hỏi của bạn có thể như sau:

  • Nghĩa là mình không giỏi giao tiếp xã hội lắm…
  • Nghĩa là mình nhút nhát…
  • Không tốt vì mình không tự tin giao tiếp với người khác…
  • Nó cho thấy rằng mình sợ bị từ chối…
  • Nghĩa là mình bất tài, mình tin rằng mình bất tài và không đủ khả năng… [đây là niềm tin cốt lõi của bạn]

Trong ví dụ trên, niềm tin cốt lõi của bạn đã xuất hiện sau 5 câu hỏi liên tiếp. Đây chỉ là ví dụ thôi. Có thể bạn sẽ cần nhiều câu hỏi hơn để khám phá được niềm tin cốt lõi của mình. Trong trường hợp đó, hãy tiếp tục đặt những câu hỏi này cho đến khi nào bạn tìm được nó.

Bước 4

Bước cuối cùng là thách thức niềm tin cốt lõi này. Bạn cần chất vấn giá trị của niềm tin này. Ví dụ như bạn có thể đặt ra cho mình những câu hỏi sau:

  • Có bằng chứng nào cho thấy niềm tin này là đúng không?
  • Mình có trải nghiệm nào chứng minh rằng niềm tin này không hoàn toàn đúng không?
  • Mình có bằng chứng nào chứng minh rằng niềm tin này chỉ là do mình tưởng tượng ra không?

Bạn càng đặt ra nhiều nghi vấn về niềm tin hạn chế này thì bạn càng dễ thay đổi hoặc thay thế nó bằng một niềm tin tích cực hơn. Tuy nhiên, quá trình này cần bạn dành thời gian giải thích và thực hiện đến cùng.