Ví dụ về định ngữ trong tiếng Việt

TRẠNG NGỮ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …

Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

VD:

– Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại.

“Tôi / lại về thăm Ngoại” là một cụm chủ – vị, được từ Thỉnh thoảng bổ nghĩa, làm rõ việc tôi về thăm Ngoại là không thường xuyên, do đó Thỉnh thoảng là trạng ngữ. Còn khi phân loại trạng ngữ thì Thỉnh thoảng là từ chỉ về thời gian nên Thỉnh thoảng trong câu trên là trạng ngữ chỉ thời gian.

– Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà.

Với giọng nói từ tốn là trạng ngữ chỉ cách thức.

– Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về.

Trước cổng trường là trạng ngữ chỉ địa điểm.

– Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.

Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ là trạng ngữ chỉ mục đích.

– Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm, vì muốn mẹ đỡ vất vả.

Vì muốn mẹ đỡ vất vả là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

2.2.2. Câu đơn mở rộng

Đây là loại câu đơn mà ngoài hai thành phần chính còn có các ‘thành phần phụ’. Thành phần phụ có thể phụ thuộc vào một thành phần chính nào đó của câu hoặc phụ thuộc vào cả câu. Căn cứ vào chức năng của thành phần phụ, ta có thể phân biệt các loại câu đơn mở rộng sau đây:

– Câu đơn có thành phần phụ bổ ngữ

‘Bổ ngữ’ là thành phần phụ có chức năng nêu lên đối tượng của hành động hay hoạt động nên là thành phần bổ nghĩa cho động từ. Có hai loại bổ ngữ là bổ ngữ gần và bổ ngữ xa. Bổ ngữ gần là đối tượng trực tiếp của hành động/hoạt động, còn bổ ngữ xa là đối tượng gián tiếp của hành động hay hoạt động. Ví dụ:

Hòa viết một bức thư cho thày giáo cũ.
một bức thư = BN gần
thày giáo cũ = BN xa

Vị trí của hai loại bổ ngữ nói chung không có tính bắt buộc, song nếu trước bổ ngữ xa không có kết từ thì vị trí của nó thường ở ngay sau động từ vị ngữ. Ví dụ:

Có thể nói: “Họ giao tiền cho chúng tôi.”
nhưng không thể nói:”Họ giao tiền chúng tôi.”
mà phải nói: “Họ giao chúng tôi tiền”.

– Câu đơn có thành phần phụ định ngữ

‘Định ngữ’ là thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ, dùng để nêu lên đặc điểm, tính chất của danh từ. Định ngữ có thể là một tính từ, số từ, danh từ hoặc đại từ nhưng cũng có thể là một cụm từ (cụm tính từ, cụm danh từ). Ví dụ:

1) Con đường mới rất rộng.
2) Anh ấy có vợ trẻ hơn mình tám tuổi.

– Câu đơn có thành phần phụ trạng ngữ

‘Trạng ngữ’ là thành phần phụ có thể bổ nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu (cả chủ ngữ và vị ngữ) hoặc chỉ bổ nghĩa cho một thành phần nào đó của câu. Trong thực tế, trạng ngữ cũng có thể là thành phần bổ nghĩa cho thành phần phụ.

Khi được dùng để bổ nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu, vị trí của trạng ngữ thường ở trước nòng cốt câu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó có thể được đặt sau nòng cốt hoặc đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ. Nếu được đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ, nó phải được nhấn mạnh tách rời bằng quãng nghỉ khi nói, bằng dấu phảy khi viết, và có thể kèm theo một kết từ thích hợp. Nếu chỉ là thành phần phụ của một thành phần câu thì nó thường không được nhấn mạnh, hoặc không được đọc hay viết tách rời. Ví dụ:

1) Mỗi ngày, tôi đến châm cứu hai lần.
2) Chị, bằng hai bàn tay khéo léo của mình, đã nuôi các con khôn lớn.
3) Họ rất tốt bụng, tuy nghèo.
4) Một tòa biệt thự thấp thoáng trong lùm cây.

– Câu đơn có thành phần phụ khởi ngữ

‘Khởi ngữ’ (cũng còn gọi là ‘đề ngữ’) là thành phần phụ dùng để nêu trước hay báo trước đối tượng hay nội dung sẽ được đề cập tới trong câu. Khởi ngữ cũng được dùng như là phương tiện để liên kết câu trước với câu sau.
Vị trí của ‘khởi ngữ’ là ở đầu câu. Ví dụ:

1) Thuốc thì tôi xin vái.
2) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
3) Cháu thì cháu chịu thôi.

– Câu đơn có thành phần phụ gia ngữ

‘Gia ngữ’ (cũng còn gọi là ‘giải ngữ’) là thành phần dùng để bổ sung thêm, làm sáng tỏ thêm nội dung của câu, hoặc dùng để bày tỏ sự đánh giá, quan điểm, tình cảm của người nói (người viết) đối với nội dung được nêu ra trong câu. ‘Gia ngữ’ có thể là một từ, một cụm từ, một câu, và thậm chí một chuỗi câu. Khi nói, gia ngữ được tách ra bằng quãng nghỉ; khi viết, nó được phân biệt bằng (các) dấu phảy, (các) dấu nối (dấu gạch ngang), hoặc dấu ngoặc đơn. Ví dụ:

1) Làm như vậy, theo ý tôi, là tốt rồi.
2) Chết thật, tôi không nhận ra ông ta.
3) Bà cười – cái cười nặng nề và chua xót.
4) Nói của đáng tội, mẹ con tôi cũng chẳng muốn đi.

Nói chung, ‘gia ngữ’ là thành phần độc lập về mặt ngữ pháp với các thành phần khác của câu.

Định ngữ trong tiếng Trung giữ một vị trí vô cùng quan trọng của câu, là thành phần có sự khác biệt về vị trí cơ bản với tiếng Việt. Nhiều bạn khi mới học tiếng Trung gặp không ít khó khăn với định ngữ, cũng như khi phiên dịch câu từ Trung sang Việt hay từ Việt sang Trung. Hiểu được điều đó, hôm nay trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt xin giới thiệu đến bạn ngữ pháp tiếng Trung về định ngữ để bạn có thể tự tin hơn khi giao tiếp hay khi phiên dịch nhé!

Xem thêm: Trải nghiệm khóa học tiếng Trung cùng giáo viên bản xứ chuyên môn cao.

Nội dung chính:
1. Khái niệm định ngữ trong tiếng Trung là gì?
2. Phân biệt 3 loại định ngữ cơ bản
3. Cách xác định, sắp xếp vị trí của định ngữ tiếng Trung
4. Kết cấu định ngữ chữ 的 / de / trong tiếng Trung

Ví dụ về định ngữ trong tiếng Việt
Định ngữ của tiếng Trung là gì

1. Khái niệm định ngữ trong tiếng Trung là gì?

  • Định ngữ là thành phần bổ nghĩa, giới hạn ý nghĩa đến danh từ trung tâm trong một cụm danh từ. Có thể hiểu đơn giản định ngữ là cấu trúc dịch ngược giữa tiếng Việt và tiếng Trung.
  • Định ngữ thường do danh từ, tính từ, đại từ, số lượng từ đảm nhiệm.
  • Giữa định ngữ và trung tâm ngữ có khi dùng “的”, có khi không sử dụng.

Xem ngay: Cách dùng de trong tiếng Trung.

2. Phân biệt 3 loại định ngữ cơ bản

Hãy phân biệt các định ngữ là

CÁC ĐỊNH NGỮ CƠ BẢN VÍ DỤ
Định ngữ hạn chế:

– Là định ngữ dùng để biểu thị sự hạn chế của danh từ trung tâm về các mặt như thời gian, nơi chốn, số lượng, phạm vi, sở hữu…

– Thường là do đại từ, danh từ, số lượng từ đảm nhiệm.

这是小雨的英语书。 / Zhè shì xiǎoyǔ de yīngyǔ shū. /

Đây là cuốn sách tiếng Anh của tiểu Vũ.

Định ngữ miêu tả:

– Là định ngữ biểu đạt sự hạn chế danh từ trung tâm về mặt tính chất, trạng thái, đặc trưng, chất liệu…

– Thường do hình dung từ đảm nhiệm, sau đó thường dùng trợ từ liên kết “的”.

这是一个很大的房间。 / Zhè shì yīgè hěn dà de fángjiān. /

Đây là một căn phòng lớn.

Định ngữ kết cấu động từ:

Nếu định ngữ là kết cấu động từ hoặc là một số động từ, kết cấu chủ vị, hình dung từ mang trạng nghĩa thì khi ấy nhất định không được bỏ 的.

他们都是从上海来的学生。 / Tāmen dōu shì cóng Shànghǎi lái de xuéshēng. /

Mấy người kia đều là sinh viên đến từ Thượng Hải.

3. Cách xác định, sắp xếp vị trí của định ngữ tiếng Trung

Nếu như bạn chưa biết định ngữ đứng vị trí ở đâu trong câu thì mục này sẽ hướng dẫn cho bạn cách biết được định ngữ một cách dễ dàng.

Ví dụ về định ngữ trong tiếng Việt
Vị trí định ngữ khi ở trong câu Trung Quốc

Cách xác định định ngữ:

  • Ở tiếng Trung định ngữ luôn đứng trước danh từ trung tâm, giữa định ngữ và danh từ trung tâm có thể được liên kết bằng trợ từ kết cấu “的”.
  • Trong tiếng Hoa, định ngữ có thể được cấu tạo bởi: Danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ, tính từ, cụm từ mang tính từ hoặc cụm chủ vị.

Sắp đặt vị trí, thứ tự của câu có định ngữ:

  • Định ngữ thường đứng trước trung tâm ngữ mà nó làm thành phần tu sức, giữa các thành phần thường có trợ từ “的” kết nối.
  • Vị trí định ngữ trong câu tiếng Việt khác với trong câu tiếng Trung. Định ngữ ở câu tiếng Việt vừa có thể đứng trước vừa có thể đứng sau trung tâm ngữ.
  • Danh từ, đại từ chỉ quan hệ sở hữu luôn đặt ở trước, tính từ, danh từ chỉ quan hệ tu sức đặt gần với trung tâm ngữ nhất.
  • Đại từ chỉ định phải đặt trước số lượng từ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

4. Kết cấu định ngữ chữ 的 / de / trong tiếng Trung

Định ngữ bổ nghĩa cho trung tâm ngữ (danh từ trung tâm hay danh từ chính). Trợ từ 的 / de / được đặt ở giữa 2 thành phần này để liên kết tạo thành cụm danh từ, hãy cùng trung tâm tiếng Trung tìm hiểu chi tiết nhé!

Ví dụ về định ngữ trong tiếng Việt
Định ngữ chữ 的

Cấu trúc

Định ngữ + 的 + Trung tâm ngữ.

TÌM HIỂU NGAY: Cách học tiếng Trung hiệu quả cho người mới.

Các trường hợp làm định ngữ thông dụng trong ngôn ngữ Trung Quốc

TH 1: Danh từ làm định ngữ

(Danh từ + 的 + Trung tâm ngữ).

  • Biểu thị quan hệ sở thuộc, địa điểm, sau nó thường cần có chữ “的”. Thường có nghĩa là “của”.

Ví dụ:

这是他的眼镜。 / Zhè shì tā de yǎnjìng. /

Đây là mắt kính của anh ta.

这是我的手机。 / Zhè shì wǒ de shǒujī. /

Đây là điện thoại của tôi.

XEM NGAY: Ngữ pháp tiếng Trung.

  • Nếu như định ngữ danh từ là quan hệ thân thiết, chỉ địa danh, thời gian thì thường không dùng 的 mặc dù trong câu có thể mang nghĩa là “của”.

Ví dụ:

越南北部。 / Yuènán běibù. /

Miền bắc Việt Nam.

我姐姐。 / Wǒ jiějie. /

Chị tôi.

TH 2: Đại từ làm định ngữ

Khi đại từ nhân xưng làm định ngữ biểu đạt quan hệ sở thuộc, sau nó có “的”.

Ví dụ:

她的事情让他自己干吧。 / Tā de shìqíng ràng tā zìjǐ gàn ba. /

Việc của cô ấy hãy để cô ấy tự mình làm.

他的词典是新的。 / Tā de cídiǎn shì xīn de. /

Cuốn từ điển anh ta cầm mới là cuốn mới nhất.

XEM NGAY: Phương pháp học tiếng Trung sơ cấp cho người mới bắt đầu.

TH 3: Tính từ làm định ngữ

  • Dùng để miêu tả danh từ trung tâm.
  • Tính từ một âm tiết làm định ngữ thường có thể lược bỏ “的”.

Ví dụ:

好孩子。 / Hǎo háizi. /

Đứa trẻ ngoan.

Ví dụ:

聪明的姑娘。 / Cōngmíng de gūniáng. /

Cô gái thông minh.

TH 4: Động từ làm định ngữ

Động từ làm định ngữ thông thường phải có “的”. Và “的” ở đây có nghĩa là “để” (Chỉ mục đích).

Ví dụ:

我想去超市买点吃的东西。 / Wǒ xiǎng qù chāoshì mǎidiǎn chīde dōngxī. /

Tôi muốn đi siêu thị để mua một ít đồ ăn.

Ví dụ về định ngữ trong tiếng Việt
Các TH định ngữ phổ biến

TH 5: Kết cấu động từ là định ngữ

Như ở mục 2 đã nói, trong trường hợp này hoàn toàn không được bỏ “的”.

Ví dụ:

大叻是越南最美的地方。 / Dà lè shì yuènán zuìměi dì dìfāng. /

Đà Lạt nơi đẹp nhất Việt Nam.

TH 6: Từ chỉ phương vị làm định ngữ

Trong câu này phải dùng “的”.

Ví dụ:

公园里的空气。 / Gōngyuán lǐ de kōngqì. /

Không khí trong công viên.

TH 7: Số từ, lượng từ làm định ngữ

  • Số từ làm định ngữ phải có “的”.

Ví dụ:

八十岁的老人。 / Bāshí suì de lǎorén. /

Ông già tám mươi tuổi.

  • Lượng từ trong tiếng Trung làm định ngữ không thêm “的”.

我要买一件毛衣。 / Wǒ yāomǎi yī jiàn máoyī. /

Tôi muốn mua 1 cái áo len.

TH 8: Khi cụm động – tân làm định ngữ 

Ví dụ:

不动脑筋的人。 / Bù dòng nǎojīn de rén. /

Anh ta có dùng não không vậy.

TH 9: Khi cụm giới từ làm định ngữ 

Ví dụ:

关于自然知识 的概括。 / Guānyú zìrán zhīshì de gàikuò. /

Khái quát về kiến thức tự nhiên.

TH 10: Khi cụm chính phụ làm định ngữ 

Ví dụ:

越南 人民 的 生活。 / Yuènán rén mín de shēnghuó. /

Đời sống của nhân dân Việt Nam.

Trên đây là bài viết chia sẻ một số kiến thức ngắn gọn mà trung tâm muốn gửi đến các bạn học về kiến ​​thức phiên dịch định nghĩa trong câu tiếng Trung và tiếng Việt. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn đặc biệt cho người mới bắt đầu học tiếng Trung có một tài liệu hữu ích. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian xem tài liệu, chúc bạn học tiếng Trung thật tốt.

Liên hệ trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt ngay để tham khảo các khóa học tiếng Trung giao tiếp, online… giáo trình từ cơ bản đến nâng cao cho học viên nhé!

Ví dụ về định ngữ trong tiếng Việt

Elizabeth Ngo ( Ngô Thị Lấm )
Đồng sáng lập Ngoại Ngữ Tầm Nhìn Việt. Mang hoài bão giúp thế hệ trẻ Việt Nam có thể mở ra cánh cửa về nghề nghiệp và tiếp thu những tri thức của bạn bè trên thế giới. Ngoài phụ trách việc giảng dạy, cô Elizabeth Ngo còn là chuyên gia tư vấn hướng nghiệp cho các bạn trẻ theo đuổi các ngành ngôn ngữ Anh, Trung, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha.