Trimelan muốn biết loại thuốc này là loại thuốc gì năm 2024

Thuốc Tangelan là một loại thuốc được chỉ định để điều trị chóng mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thuốc làm cắt đứt mọi kích thích đến tiền đình, từ đó giúp giảm tình trạng chóng mặt. Vậy thuốc Tangelan nên sử dụng thế nào?

Thành phần chính của thuốc Tangelan là N-Acetyl-D hay L-Leucin 500mg, được bào chế dưới dạng viên nén.

Thuốc L-Leucin là dẫn xuất của leucine, đây là một trong các thuốc làm cắt cơn chóng mặt mạnh nhất hiện nay. Khi mắc bệnh, người bệnh có những biểu hiện như mất thăng bằng, đi loạng choạng, đi không vững, có cảm giác bồng bềnh, chóng mặt khi thay đổi tư thế hay quay đầu, hoa mắt, ù tai và thường có thể kèm theo buồn nôn, nôn. Dùng thuốc Tangelan công dụng giúp làm giảm các triệu chứng này. Cơ chế tác dụng của thuốc là làm tái cực hóa màng, làm tăng phân cực màng của tế bào lông chuyển trong tiền đình và các tế bào thần kinh của cơ quan tiền đình. Do đó, cơ quan tiền đình sẽ không bị kích thích bởi tác nhân bên ngoài. Tiền đình ổn định sẽ giúp khống chế được cơn chóng mặt.

Thuốc được dùng dưới cả dạng viên và dạng tiêm. Thường thì khi chóng mặt mức độ nhẹ và vừa nên dùng dạng viên.

Thuốc Tangelan được chỉ định dùng trong trường hợp: Chóng mặt ở bất kỳ trạng thái nào, chóng mặt vị trí, chóng mặt kích thích, chóng mặt do nguyên nhân tăng huyết áp, do ngộ độc, do thuốc, nhức nửa đầu, chóng mặt phản xạ.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Tangelan

Cách dùng: Thuốc Tangelan được dùng bằng đường uống, nên uống thuốc vào các bữa ăn.

Liều lượng:

  • Người lớn: Uống từ 3-4 viên/ngày, chia làm 2 lần sáng và tối, thời gian điều trị trung bình là từ 10 ngày đến khoảng 6 tuần.
  • Khi bắt đầu điều trị nếu tình trạng nặng hoặc khi điều trị không hiệu quả, có thể tăng liều lên đến 6-8 viên mỗi ngày, chia làm hai lần uống.

Quên liều và quá liều:

  • Quên liều: Nếu quên uống một liều thuốc nên bổ sung ngay sau khi bệnh nhân nhớ ra. Nếu khi nhớ ra việc uống Tangelan mà gần tới thời gian sử dụng liều tiếp theo hãy bỏ qua liều đã quên. Không được sử dụng 2 liều thuốc Tangelan cùng một lúc để bù cho liều đã quên.
  • Quá liều thuốc Tangelan: Không có biện pháp điều trị cụ thể cho quá liều thuốc Tangelan Trong trường hợp nghi ngờ quá liều nên ngừng dùng thuốc ngay và điều trị triệu chứng. Trong trường hợp nặng khẩn cấp, hãy gọi cấp cứu để đưa người bệnh tới viện.

3. Chống chỉ định của thuốc Tangelan

Không dùng thuốc Tangelan trong trường hợp sau:

  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc.
  • Dị ứng hay người bệnh không có khả năng dung nạp gluten, vì thuốc có chứa tinh bột sắn
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

4. Tác dụng phụ của thuốc Tangelan

Hiếm khi xảy ra các tác dụng phụ của thuốc như: phát ban, đôi khi việc dùng thuốc có liên quan đến ngứa, nổi mày đay. Ngoài ra, như tất cả các loại thuốc khác, khi dùng thuốc này cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu ở một số người.

Nếu thấy tác dụng phụ của thuốc kéo dài hay nghiêm trọng cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay.

5. Lưu ý khi dùng thuốc Tangelan

Bạn cần nói với bác sĩ về tiền sử dị ứng của bản thân trước khi dùng thuốc.

Không được dùng thuốc quá liều chỉ định, khi thấy không giảm thì nên tăng liều theo từng bước, chứ không tự uống quá nhiều.

Nếu sau khi dùng thuốc uống nhưng không mang lại hiệu quả bạn nên thăm khám để được chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Không dùng thuốc quá hạn sử dụng. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Tangelan. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc nên hỏi ý kiến bác sĩ để có thể hiểu rõ nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Đây là các loại thuốc dạ dày chứa hoạt chất domperidon và chất ức chế bơm proton, thuốc chống phù nề chứa hoạt chất phối hợp trypsin và bromelain.

Thuốc dạ dày chứa hoạt chất domperidon và chất ức chế bơm proton thường được dùng trong điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn do nhiễm trùng, thuốc, hóa/xạ trị, điều trị và dự phòng tái phát loét tá tràng, loét dạ dày và viêm thực quản do trào ngược dạ dày-thực quản.

Thuốc chống phù nề chứa hoạt chất phối hợp trypsin và bromelain thường được dùng trong những trường hợp phù nề, sưng tấy do chấn thương hay phẫu thuật, dùng phối hợp điều trị trong các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang...

Hai loại thuốc này hiện nay được bán ở nước ta với nhiều biệt dược phong phú.

Tuy nhiên, mới đây, căn cứ vào thông tin, khuyến cáo của cơ quan quản lý dược một số nước trên thế giới, cũng như kết luận của Hội đồng Tư vấn cấp số đăng ký lưu hành thuốc-Bộ Y tế, Cục Quản lý dược đã có quyết định rút số đăng ký lưu hành, đình chỉ lưu hành trên toàn quốc và thu hồi toàn bộ 42 loại thuốc dạ dày chứa hoạt chất domperidon và chất ức chế bơm proton, thuốc chống phù nề chứa hoạt chất phối hợp trypsin và bromelain.

Cụ thể: Thuốc sản xuất trong nước chứa dược chất phối hợp domperidon và chất ức chế bơm proton bao gồm các sản phẩm: Stomedon, trizodom, molingas, prazodom, bipando, defaton, lomerate, ausmezol-D, othevinco, domeloc, domprezil.

Thuốc nhập khẩu chứa dược chất phối hợp domperidon và chất ức chế bơm proton bao gồm các sản phẩm: Dompan forte, dompan, digazo, panido-D, omicap-D, L-Cid-D, G-Pandom, limzer, digazo, ulceburg D.

Thuốc sản xuất trong nước chứa dược chất phối hợp bromelain và trypsin bao gồm các sản phẩm: Protase tab, brosafe, pedonase, kimose.

Thuốc nhập khẩu chứa dược chất phối hợp bromelain và trypsin bao gồm các sản phẩm: Strikase, gimof, trimelan tab, belarosin, orzynase tablet, probilase tablet, berovase tablet, kotase tab, daeshinprotase, paticur, brotilase, kimoral S, bonxicam, phartino.

Cục Quản lý dược yêu cầu các công ty đăng ký phối hợp với các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phối thuốc thực hiện thu hồi và hủy toàn bộ 42 loại thuốc này theo đúng quy định tại Luật Dược 2016.

Cục Quản lý Dược khuyến cáo người dân khi đi mua thuốc cần chú ý để tránh mua nhầm phải những thuốc đã bị đình chỉ lưu hành và thu hồi nêu trên.