Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia bảo vệ giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp đó

Câu hỏi Giáo dục Quốc phòng - An ninh mới nhất

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 [Ngắn Gọn]

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Lời giải:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần [những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…] hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Lời giải:

Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung…

Lời giải:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Lời giải:

Quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, vận động các bạn cùng làm chung, xây dựng ý thức mọi người cùng bảo về các truyền thống tại địa phương…

A. Tìm hiểu truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

B. Không thích các kiểu trang phục dân tộc.

C. Tham gia các lễ hội truyền thống.

D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.

E. Lên án, ngăn chặn các hành vi làm tổn hại truyền thống dân tộc.

G. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử – văn hoá.

H. Làm theo các tấm gương ứng xử thể hiện thuần phong mĩ tục Việt Nam.

G. Cho rằng trong thời đại công nghiệp hoá, lao động chân tay không còn quan trọng nữa.

K. Cúng bái, xem bói để biết trước sự việc sẽ xảy ra và tránh điểu xấu.

L. Thờ cúng tổ tiên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, D, E, H, L

A. Lan không thích các kiểu trang phục dân tộc vì cho là đã lỗi thời.

B. Tâm rất thích tìm hiểu về các danh nhân văn hoá của dân tộc và kể cho các bạn nghe.

C. Bình không thích xem các loại hình nghệ thuật dân tộc.

D. Vân cho rằng Việt Nam không có truyền thống nào đáng tự hào, vì là đất nước nghèo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi?

1/ Hãy nêu cảm nghĩ của em trước việc sử dụng trang phục áo dài của một số bạn nữ.

2/ Nếu chứng kiến việc đó, em sẽ góp ý với các bạn như thế nào ?

Lời giải:

1/ Áo dài là biểu tượng cho nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Vì vậy, cần phải được gìn giữ chứ không nên làm nó xấu đi trong hoàn cảnh trên.

2/ Nếu chứng kiến cảnh đó, em sẽ khuyên các bạn không nên làm như vậy, vì sẽ làm xấu đi hình ảnh của áo dài.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó không? Vì sao ?

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn như thế nào ?

3/ Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc ?

Lời giải:

1/ Em không tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó, bởi vì đó là lối sống tiêu cực, không có tự tôn dân tộc.

2/ Em sẽ giải thích và giới thiệu cho accs bạn về nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Sau đó, khuyên các bạn nên tìm hiểu và phát huy.

3/ Tuổi trẻ là thế hệ tương lai của đất nước nên cần: tìm hiểu nền văn hóa, truyền thống dân tộc; không được bị dụ dỗ, lôi kéo vào các phản văn hóa…

Câu hỏi

Theo em, ý kiến trên là đúng hay sai ? Vì sao ?

Lời giải:

Em không đồng tình với ý kiến trên. Theo em, đó là những hủ tục, gây hao phí, tốn tiền của của xã hội nên cần được chấm dứt.

Lời giải:

Những biểu hiện chưa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong học sinh: học thói ăn chơi, đua đòi, khinh thường những nét văn hóa của dân tộc, tiếp thu các phản văn hóa; quen lối sống hưởng thụ, cá nhân; ích kỉ.

Các bạn cần chăm tìm hiểu về truyền thống dân tộc, đọc sách, báo viết về thời oanh hùng. Bên cạnh đó, cần cảm thấy tự hào, bảo vệ các giá trị truyền thống của dân tộc…

Lời giải:

Em hãy tìm hiểu về các truyền thống: yêu nước, dũng cảm, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam… và kể lại cho các bạn của em nghe.

Lời giải:

– Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.

– Phấn đấu là con ngoan, trò giỏi.

– Hăng say lao động.

– Có tình yêu nước chân chính, không để bản thân sa ngã hay bị dụ dỗ, lôi kéo….

Trả lời câu hỏi trang 37 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

Câu chuyện trên nói về truyền thống gì của dân tộc Việt Nam? Truyền thống đó được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

Câu chuyện trên gợi nhớ về truyền thống ngày Tết, vừa là Tết về mặt xã hội vừa là Tết để tri ân thầy cô. Truyền thống đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay và rất được trân trọng. Vào các ngày tết, ngoài việc tết ông bà, bố mẹ, thì ngày tết cũng là ngày để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo của mình.

Trả lời câu hỏi trang 38 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Truyền thống hiếu học của dân tộc ta được thể hiện như thế nào trong thông tin trên ?

2/ Em cần phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta? Em cần phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta ?

Lời giải:

1/ Từ thời Vua Lý Thánh Tông [1023 – 1072] là người đã đặt quốc hiệu Đại Việt, thành lập Văn Miếu [1070] và là vị vua có công khai sáng, đặt nền móng cho nền giáo dục Nho học khoa cử Việt Nam. Thời kì này, Phật phái Thảo đường ra đời, là sự dung hoà đẹp đẽ giữa Nho giáo và Phật giáo. Vua Lý Nhân Tông [1066 – 1127] là người mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, đó là khoa thi Minh Kinh bác học năm 1075, đồng thời cũng là người sáng lập Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước ta. Và rồi truyền thống đó như một sợi dây chỉ đỏ nối dài đến thế hệ ngày nay.

2/ Để phát huy truyền thống hiếu học của đất nước, em cần:

– Cố gắng học thật tốt, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

– Biết ước mơ chính đáng và thực hiện ước mơ đó.

– Biết chăm tìm hiểu để tìm ra phương pháp học tập hiệu quả.

– Tham gia các hoạt động xã hội để nâng cao kĩ năng, thêm hiểu biết về xã hội.

Trang chủ » Lớp 10 » Giải GDQP-AN 10

Câu 3: Trang 13 sgk GDQP-AN lớp 10

Trách nhiệm của học sinh đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bài làm:

Đã là một công dân của nước Việt Nam, dù lớn hay bé, mỗi cá nhân đều cố trách nhiệm bảo vệ, xây dựng đất nước. Trong đó, có thể nói, tầng lớp học sinh - là thế hệ măng non của đất nước cũng cần phải có những việc làm cụ thể để thể hiện sự xây dựng và bảo vệ dân tộc. Đó là:

  • Thứ nhất, chăm ngoan, học giỏi phấn đầu cùng nhau đưa dất nước trở thành một cường quốc về tri thức.
  • Thứ hai, phải am hiểu và biết về lịch sử, về những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta trong thời kì xây dựng và bảo vệ tổ quốc để tiếp nối và phát huy.
  • Thứ ba, luôn thể hiện sự biết ơn, sự quý trọng đối với những người đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước để thế hệ trẻ có được cuộc sống như ngày hôm nay.
  • Thứ tư, biết học hỏi và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa trên thế giới....

Lời giải các câu khác trong bài

Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá rất cao vai trò của thanh niên trong công cuộc góp phần xây dựng, phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc, đồng thời vận động thế hệ thanh niên tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Song để hiệu quả thì trong mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ được Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay? Vậy trách nhiệm đó là như thế nào? Chúng tôi mời Khách hàng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng Tổ quốc văn minh, vững đẹp, giàu mạnh

Từ rất lâu đảng và nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong việc góp phần bảo vệ, xây dựng non song đất nước.

Song nhận thức này qua hàng năm lại càng được đẩy mạnh hơn nữa, do nền kinh tế có nhiều thay đổi, thời kỳ hội nhập quốc tế mở rộng nên các cấp, ngành và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tuy nhiên để xây dựng thì biện pháp, vai trò từ các cấp,các ngành, các tổ chức, cơ quan thôi chưa đủ mà còn phải xuất phát từ nhận thức của thế hệ trẻ.

Muốn xây dựng, muốn trả lời được về Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là như thế nào? Thì trước tiên đối với công cuộc xây dựng tổ quốc thanh niên cần phải:

– Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.

– Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

– Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.

– Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…

– Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ Tổ quốc

Trải qua nhiều năm kháng chiến để bảo vệ tổ quốc thì Việt Nam ta càng thấy rõ Lòng yêu nước chính là vũ khí hàng đầu để dân tộc Việt Nam mới có thể chiến thắng được mọi ách của giặc ngoại xâm. Từ đó, chúng tôi nghĩ mỗi người cần có lòng tự tôn dân tộc, có lòng yêu nước.

Lòng yêu nước tại thời bình thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, có thể kể đến đó là:

– Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, điều này thể hiện qua việc bản thân mỗi chúng ta luôn hướng về cội nguồn, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, quê hương của mình và khi đi xa luôn hướng về quê hương, Tổ quốc.

– Là người con Việt nam thì phải có tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc, phải cảm thông sâu sắc nỗi đau của đồng bào, dân tộc, mong muốn đồng bào mình được sống ấm no, hạnh phúc.

– Bản thân mỗi người luôn có lòng tự hào về con người, quê hương, đất nước, anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hoá, về non sông gấm vóc, những sản vật phong phú.

– Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Trong bất kì thời đại hòa bình hay chiến tranh thì chúng ta luôn phải xây dựng, ý thức củng cố, vững mạnh hơn nữa về Đoàn kết dân tộc, về kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền, nền độc lập, không chịu làm nô lệ.

Ngày nay khi đất nước đã hòa bình lặp lại, chúng ta được sống trong môi trường tốt hơn, mọi thứ đầy đủ và sung túc. Càng như vậy chúng ta càng phải thấm nhuần, biết ơn những người đã hi sinh đi trước để Bảo vệ Tổ quốc mang lại cuộc sống bình yên. Để cảm ơn những vị cha, anh, chị đã hi sinh thì chúng ta phải sống ý nghĩa và phải gia sức bảo vệ Tổ quốc.

Mỗi chúng ta để làm tốt điều này thì phải coi đây là một nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của mỗi công dân. Từ đó chúng ta sẽ ý thức được Trách nhiệm của thanh niên, học sinh hiện nay là:

– Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.

– Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

– Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa…

– Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

– Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước

Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh.

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay? Thông tin bài viết đem lại, Khách hàng có gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề