Cơ thể thiếu máu là do thiếu cái gì

Thiếu máu là tình trạng thiếu oxy đến các mô của các tế bào trong cơ thể do giảm  lượng huyết sắc tố và/hoặc số lượng hồng cầu có trong máu ngoại vi.
Những triệu chướng thường gặp của thiếu máu

  • Da xanh, niêm mạc nhạt màu. 
  • Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, các triêu chứng này tăng lên trong kì kinh đối với nữ giới. 
  • Ăn kém, rối loạn tiêu hóa. 
  • Mệt mỏi, hồi hộp, kém tập trung, hay buồn ngủ nhưng ngủ không sâu giấc. 
  • Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít hoặc vô kinh đối với nữ giới. 

Nguyên nhân thiếu máu

  • Do thiếu sắt: Đây là nguyên nhân gây thiếu máu mà mọi người thường nghĩ đến. Tuy nhiên không phải ai thiếu máu cũng do thiếu sắt. Những trường hợp thiếu sắt dẫn tới thiếu máu là do bị giun móc, viêm dạ dày, trĩ, kinh nguyệt xuất hiện nhiều lần trong một kỳ kinh, rong kinh, u chảy máu, ăn kém. 
  • Do giảm sản xuất tại tủy xương: Rối loạn sinh tủy, suy tủy. 
  • Do thiếu acid folic: Thường gặp ở những người nghiện rượu, người kém hấp thu. 
  • Do thiếu vitamin B12: Gặp do cắt dạ dày, thiểu năng tuyến tụy, viêm hay cắt đoạn hồi tràng. 
  • Do bất thường nhiễm sắc thể: Bất thường trong cấu tạo chuỗi Hemoglobin hồng cầu trong bệnh Thalassemia*.
  • Do tán huyết miễn dịch: Trong cơ thể tồn tại kháng thể bất thường chống lại hồng cầu, làm hồng cầu bị vỡ gây nên hiện tượng thiếu máu.
  • Do suy thận mạn: Suy thận mạn gây ra hiện tượng giảm tế bào cạnh cầu thận, làm cho lượng Erythropoietin giảm thấp.

Phòng ngừa thiếu máu như thế nào?

  • Nên ăn đa dạng thức ăn, đúng giờ, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, không nên ăn thức ăn nhanh và quá nhiều gia vị, các loại đồ ăn có nhiều hương liệu và dầu mỡ,…
  • Không thức khuya tránh căng thẳng thần kinh kèm theo vận động thể dục thường xuyên. 
  • Sổ giun định kỳ, 6 tháng 1 lần. 
  • Nên đi khám Bác sỹ khi có bất thường trong cơ thể và dùng thuốc theo đơn, không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của Bác sỹ. 
  • Phụ nữ có thai, cho con bú, rối loạn kinh nguyệt nên đi khám để kiểm tra công thức máu. 
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân để phát hiện người lành mang gen Thalassemia vì khi hai người mang gen này lấy nhau thì sinh con dễ mắc bệnh Thalassemia hơn. 
  • Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/ năm để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Phát hiện thiếu máu bằng cách nào?

  • Khi có các triệu chứng lâm sàng của bệnh thiếu máu, người bệnh nên đến Bệnh viện để làm các xét nghiệm cơ bản như công thức máu, sắt huyết thanh, ferritin, acid folic, vitamin B12. Hay các cận lâm sàng chuyên sâu hơn như huyết đồ, tủy đồ, điện di hemoglobin,…để chẩn đoán xác định. 
  • Ngoài ra Bác sỹ có thể chỉ định người bệnh xét nghiệm thêm chức năng gan, thận, xét nghiệm giun sán, soi dạ dày đại tràng,… để tìm ra nguyên nhân thiếu máu chính xác. 

Điều trị thiếu máu: Điều trị tùy theo nguyên nhân.  

  • Nếu thiếu máu mức độ nặng: Truyền máu và dùng thuốc điều trị tùy theo nguyên nhân. 
  • Thiếu máu do bệnh tự miễn: Sử dụng corticosteroid, các thuốc ức chế hệ miễn dịch. 
  • Thiếu máu do thiếu sắt: Bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic và các loại vitamin, khoáng chất khác. 

Tại Bệnh viện Quốc tế Vinh, gói khám sức khỏe tổng quát được thiết kế dành riêng cho mỗi đối tượng khách hàng với những hạng mục chuyên sâu nhằm tầm soát, phát hiện sớm các nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, các Bác sỹ chuyên khoa sẽ tư vấn, đưa ra phương pháp điều trị kết hợp lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng người bệnh.

Chú thích:
* Thalassemia [còn được gọi là bệnh tan máu bẩm sinh], là một bệnh lý huyết học di truyền liên quan đến sự bất thường của hemoglobin [một cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy].

------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ: •    Bệnh viện Quốc tế Vinh •    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73

Thiếu máu là sự giảm về số lượng hồng cầu, hematocrit [Hct], hoặc lượng hemoglobin [Hb]. Ở nam giới, thiếu máu khi Hb

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề