Thị trường f&b là gì

Tổng quan về thị trường F&B năm 2022 và xu hướng năm 2023

Thị trường F&B là viết tắt của từ “Food and Beverage Service” là các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng thực phẩm và đồ uống trên thị trường. Đây được xem là một ngành hàng tiêu dùng rất có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Việc tái khôi phục, nắm được xu hướng thị trường và duy trì động lực cộng đồng là điều quan trọng đối với quá trình phục hồi của F&B, đặc biệt là trong giai đoạn bình thường mới như hiện nay.

Mới đây, iPOS.vn phối hợp cùng Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam – VIRAC và Cộng đồng chuyên trang F&B Việt Nam vừa công bố “Báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022”. Báo cáo cũng được xây dựng trên nguồn dữ liệu uy tín cả trong và ngoài nước, tiến hành khảo sát gần 3.000 nhà hàng/café và gần 4.000 thực khách trên toàn quốc.

Bối cảnh thị trường F&B năm 2022 có nhiều điểm sáng

Thị trường f&b là gì
Hình 1: Tổng quan thị trường F&B năm 2022

  • Quy mô doanh thu của thị trường F&B trong năm 2022 là gần 610.000 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2021. Trong năm 2022, cơ cấu doanh thu dịch vụ F&B trên cả nước đã có sự phân hóa mạnh mẽ. Cụ thể, 95% doanh số là đến từ dịch vụ ăn uống đơn lẻ như nhà hàng và quán ăn; trong khi 5% thị phần còn lại đến từ các chuỗi dịch vụ ăn uống.

Nhìn chung, thị trường F&B có mức độ tăng trưởng cao sau tết Nguyên Đán, với lần lượt quý 2 và quý 3 đạt 120% và 128% so với quý 1/2022. Tuy nhiên, quý 4 chỉ tăng trưởng chỉ 117%, thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước.

  • Đối với thị trường nội địa, các nhà hàng và quán ăn uống độc lập vẫn được người dân ưa chuộng hơn cả, bởi giá cả đồ ăn thức uống ở những chuỗi dịch vụ ăn uống vẫn khá cao so với thu nhập của người Việt. Tính đến thời điểm hết năm 2022 có khoảng 338.600 nhà hàng và quán café. Trong giai đoạn 2016-2022, tốc độ tăng trưởng hàng năm CAGR đạt 2%.

    Theo báo cáo, TP.HCM là tỉnh thành sở hữu nhiều hàng quán nhất cả nước, chiếm đến 39,78% số lượng trên toàn quốc và gấp gần 3 lần so với tỉnh thành ở vị trí thứ hai là Hà Nội. Trong số gần 3.000 nhà hàng cùng với quán café đã được khảo sát, có đến 46,5% doanh nghiệp F&B vẫn chưa tiến hành bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, có khoảng 82,8% doanh nghiệp F&B trong nước đã bắt đầu hành trình chuyển đổi số, chủ yếu ứng dụng trong hoạt động bán hàng cũng như quản lý kho, nguyên vật liệu,…

    “Với các thương hiệu lớn đặc biệt là thương hiệu chuỗi, bằng nguồn vốn tích lũy, đang tranh thủ chiếm lĩnh thị phần khi các đối thủ suy yếu. Các thương hiệu lớn như Golden Gate, Highlands Coffee, The Coffee House vẫn bền bỉ mở rộng chuỗi nhưng cạnh tranh ngày một tăng đến từ các thương hiệu mới, đang tạo nên tiếng vang như Phê La, Katinat… Năm 2023 hứa hẹn là một năm nhiều biến số thú vị trên thị trường” Báo cáo nhận định.

    Cũng theo báo cáo này, chỉ có 4,3% số đơn vị F&B được hỏi gặp phải vấn đề thiếu vốn trong thời kỳ hậu Covid-19, khó có thể chi trả chi phí trong ngắn hạn; khoảng 9% không dư dả về vốn và cần phải xoay vòng một cách cẩn thận. Còn lại đa số 86,6% doanh nghiệp không gặp vấn đề về vốn kinh doanh.

    Thông qua gần 4.000 khách được phỏng vấn, có hai tiêu chí quan trọng nhất trong quá trình lựa chọn quán ăn ngoài. Thứ nhất là đồ ăn và đồ uống ngon. Thứ hai là giá cả. Đáng chú ý, chi phí mà người Việt thường xuyên dùng để đi café là khoảng 40.000 đồng đến 70.000 đồng. Đồng thời, họ cũng sẵn sàng chi tiêu đến 500.000 VND cho những dịp ăn uống đặc biệt.

    Chưa kể, 77,16% thực khách vẫn giữ nguyên được mức chi tiêu, thậm chí sẽ tăng mức chi tiêu cho ẩm thực vào năm 2023. Vì thế, dù kinh tế năm 2023 được dự báo với nhiều khó khăn nhưng phần lớn các thực khách vẫn mong muốn dành thêm nhiều chi tiêu cho những trải nghiệm ẩm thực.

    Thị trường F&B sẽ tiếp tục xu hướng phát triển ổn định trong năm 2023

    Thị trường f&b là gì
    Hình 2: Thị trường F&B sẽ tiếp tục xu hướng phát triển ổn định trong năm 2023

    Sau khi trải qua 2 năm đại dịch, thị trường F&B đã trải qua rất nhiều biến động. Sau thời kỳ giãn cách, nhu cầu về ngành này đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ. Đến năm 2023, giá trị thị trường dự kiến sẽ tăng 18% so với năm 2022 và đạt 720 nghìn tỷ đồng. Sau khi hồi phục, thị trường F&B sẽ tiếp tục phát triển cùng tốc độ ổn định, dự kiến đến năm 2026 sẽ đạt giá trị lên đến 938,3 nghìn tỷ đồng.

    Theo dự báo của nhóm phân tích, mặc dù kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều sức ép, tuy nhiên, doanh thu thị trường F&B tại Việt Nam dự kiến tăng trưởng 18%, đạt 720.300 tỷ đồng. Sau khi hồi phục sau đại dịch, thị trường F&B sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định và dự kiến sẽ đạt giá trị gần 1 triệu tỷ đồng vào năm 2026.

    Những trở ngại doanh nghiệp trong thị trường F&B phải đối mặt

    Thị trường f&b là gì
    Hình 3: Những trở ngại doanh nghiệp trong thị trường F&B phải đối mặt

    Báo cáo cũng nêu rõ một loạt những trở ngại mà doanh nghiệp F&B đang phải đối mặt trong tiến trình phục hồi và phát triển.

    Cụ thể, một trong những điều doanh nghiệp lo ngại nhất là về vấn đề nhân sự, chiếm tới 99,1% doanh nghiệp được khảo sát. Trong đó, mối lo lớn nhất của các đơn vị F&B tham gia khảo sát là việc tìm kiếm nhân sự khó khăn, nhân sự thiếu chuyên nghiệp, chi phí lương nhân sự và khó giữ chân nhân sự.

    “Nhân viên thị trường F&B thường có tính kiêm nhiệm cao, một người nhưng phải làm 2-3 vị trí. Cơ hội thăng tiến cũng không rõ ràng. Chưa kể, phía doanh nghiệp sử dụng lao động cũng hiếm khi đóng bảo hiểm xã hội, triển khai chính sách lương tháng 13 và các phúc lợi khác. Điều này dẫn đến sức hấp dẫn công việc ngành này ngày càng suy giảm trong vài năm trở lại đây”, báo cáo nhận định.

    Bên cạnh đó, đặc thù là một ngành có nhân sự khá phức tạp, vì vậy, có 16,3% doanh nghiệp gặp khó khăn khi xếp lịch làm việc và 10,4% gặp sai sót khi tính lương nhân sự. Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng cách quản lý ca làm truyền thống qua Excel, Zalo, hoặc máy chấm công vân tay…

    Có đến 99% đơn vị kinh doanh F&B gặp vấn đề về vận hành trong năm 2022, gần 50% doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản lý thu chi và thất thoát nguyên vật liệu. Doanh nghiệp cũng lo ngại việc khách hàng thắt chặt hầu bao, chi tiêu ít hơn trong giai đoạn mới khi tình hình kinh tế năm 2023 đối diện nhiều khó khăn.

    Thông tin về tình hình thị trường và triển vọng ngành nước giải khát Việt Nam được tổng hợp từ “Báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022” do VIRAC phối hợp cùng iPOS.vn và Cộng đồng chuyên trang F&B Việt Nam thực hiện. Báo cáo này bao gồm 4 phần chính, cụ thể như sau.

    • Phần thứ nhất là giới thiệu tổng quan về thị trường F&B trong năm 2022, gồm có đánh giá về tỷ lệ tăng trưởng số lượng nhà hàng và café, ngoài ra còn có doanh thu của toàn ngành (bao gồm thị trường ăn ngoài cùng với bán hàng trực tuyến).
    • Phần hai là phân tích và đánh giá cũng như nhận định về tình hình thị trường cả năm 2022 cùng kết quả khảo sát của gần 3.000 nhà hàng và café cùng với gần 4.000 thực khách trên toàn quốc.
    • Phần ba dự báo về thị trường F&B trong ngắn hạn và cả dài hạn.
    • Phần cuối cùng là sự đánh giá về xu hướng nổi bật sẽ xuất hiện trong năm 2023.

    ĐĂNG KÝ BÁO CÁO NGÀNH THEO YÊU CẦU

    Ngoài ra, VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.

    VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến: