Tại sao chọn huế là kinh đô

Kinh đô Huế ban đầu là thủ phủ của các chúa Nguyễn từ năm 1687 - 1774, tương ứng với vị trí TP.Huế và tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện nay. Tiếp đến là thủ đô của triều đại Tây Sơn năm 1788 khi hoàng đế Quang Trung lên ngôi. Đến khi Nguyễn vương chiến thắng nhà Tây Sơn và lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long, ngài cũng chọn nơi đây làm kinh đô của nhà Nguyễn, và đã cho xây dựng lại từ năm 1805 - 1832 với rất nhiều công trình kiến trúc.

Tại sao chọn huế là kinh đô

Mặt trời trên nghi môn trước điện Thái Hòa

Thế nhưng cho đến nay, các biểu tượng trên những công trình kiến trúc của triều Nguyễn vẫn là điều bí ẩn, như biểu tượng mặt trời, hồ lô…, trong khi các biểu tượng đó lại là thông điệp mạnh mẽ của vương triều, đặc biệt là biểu tượng mặt trời với số lượng bao trùm hơn tất cả (hồ lô là số ít).

Hiện tượng độc đáo

Theo thống kê sơ bộ của ông Nguyễn Phúc Bảo Minh (hậu duệ của nhà Nguyễn, đang công tác tại Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế): Số lượng mặt trời trên các di tích kiến trúc và bia ký trực thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế là 212 cá thể (trong đó tại TP.Huế là 182, còn ngoài TP như lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Hiệp Hòa, Khải Định có tổng là 30). Tôi được biết đó là chỉ tính mặt trời được trang trí trên bờ nóc kiến trúc, trên nghi môn, trên bình phong và bia ký, không tính mặt trời trang trí trong nội thất của các di tích. Xin được bổ sung thêm, nếu tính cả hình ảnh mặt trời trang trí ở các bảo vật hoàng cung (đang lưu giữ tại 2 bảo tàng là Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế) và các hiện vật như sắc phong, kiệu, trang sức như khánh vàng, tiền vàng, tiền bạc, huân chương Đại Nam Long Tinh, trên đồ pháp lam, đồ sứ ký kiểu, các tủ thờ, án thờ… của triều Nguyễn thì số lượng mặt trời sẽ là hàng chục nghìn, vì tất cả hiện vật hiện tồn đa phần đều có sự hiện diện của mặt trời, ngoại trừ ấn tín.

Trong kiến trúc, bắt đầu từ Ngọ Môn, đây là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế chỉ dành riêng cho vua đi lại hoặc đón tiếp các sứ thần. Cổng không chỉ là của hoàng thành mà còn là một lễ đài hướng về quảng trường lớn, nơi cử hành các cuộc lễ lớn của triều đình. Tiếp đến là điện Thái Hòa là nơi thiết triều và cũng là nơi tiếp sứ giả các nước. Chỉ riêng hai nơi này đã có hơn 10 hình tượng mặt trời được trang trí trên các bờ nóc kiến trúc và nghi môn (phường môn), trông cũng tương tự trang trí quốc huy ở các cơ quan công quyền như ngày nay. Mỗi lần đi điền dã ở Huế, nhiều nhà nghiên cứu đều không bỏ qua nơi này, bởi mỗi lần đến đều có cảm giác giống như lạc vào thủ phủ của vương quốc mặt trời. Ấn tượng nhất là hình ảnh mặt trời trên các nghi môn, bởi nó chẳng khác gì như đang chào đón mọi người đến với vương quốc.

Dạo bước qua các khu như Tả - Hữu vu, Duyệt Thị Đường, Nhật Thành lâu, Trường lang Tử Cấm thành, Thái Bình lâu, Thiệu Phương viên, Thái Tổ miếu, Triệu Tổ miếu, cổng Hiển Nhân, cổng Chương Đức, phủ Nội Vụ, Ngự Tiền văn phòng, cổng Hòa Bình, Tứ Phương Vô Sự lầu, cung Trường Sanh, cung Diên Thọ, Đông - Tây Khuyết đài, Hưng Tổ miếu, Thế Tổ miếu (hết hoàng thành). Nghinh Lương đình, Phu Văn lâu, Nhà bia khuyến học, Minh Trưng các, Cơ mật viện, Quốc Tử Giám, điện Long An, lăng vua Tự Đức…, chúng ta thấy tất cả đều được trang trí hình ảnh mặt trời ở trên bờ nóc, bình phong…, chưa kể các phủ thờ, đền chùa ở Huế và tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng xuất hiện biểu tượng này. Ngoài ra, còn nhiều đền chùa ở mọi miền đất nước đa phần được trang trí hình ảnh mặt trời.

Vì sao vậy?

Chính sử triều Nguyễn có ghi: Ngay từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, tên ngự và tên tôn thất đã được sử dụng các chữ trong bộ Nhật (nhật: mặt trời). Tiếp đến thời vua Gia Long thì được chuyên dùng, nhưng phải đến thời vua Minh Mạng mới được cụ thể bằng bài Đế hệ thi gồm 20 chữ trong bộ Nhật, dùng để cho người nối nghiệp về sau đến ngày nối ngôi có thể lấy một chữ làm tên, lấy theo nghĩa Nhật (mặt trời) là tượng trưng ngôi vua (Đại nam thực lục tập 2, tr.275 - 277, NXB Giáo dục).

Đi cùng với ghi chép trong chính sử, qua nhiều phát hiện cho thấy mũ mão thời chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho dùng hoa cúc (biểu tượng của mặt trời) để trang trí. Đến thời vua Gia Long thì trong điển chế về mũ miện tuy chỉ nói là hoa và ngọn lửa cháy, nhưng thực tế qua các mũ miện hiện tồn đã cho biết đó là hoa cúc và vừa là hoa cúc vừa là mặt trời. Loại hoa này còn phủ kín hệ thống mũ miện của triều Nguyễn. Không những thế, hoa cúc và mặt trời còn thay nhau xuất hiện trong nhiều lĩnh vực như đã được nêu ở trên. Nhưng thú vị nhất là mặt trời và hoa cúc còn ở trên thanh kiếm Thái A của vua Gia Long (lưu giữ tại Bảo tàng Quân sự Paris), rồi trên ngai vàng và thậm chí cả ở trên long sàng của vua Khải Định (lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế).

Như vậy, việc nhà Nguyễn chọn chữ trong bộ Nhật và lấy tên theo nghĩa Nhật tượng trưng cho ngôi vua là lời giải thích cho số lượng mặt trời nêu trên, đồng thời đó cũng chính là thông điệp của biểu tượng hoàng đế, vì thế mà Huế xứng danh kinh đô mặt trời.

Tin liên quan

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Tại sao chọn huế là kinh đô

Trong Chiếu dời đô, Lý Thái Tổ nói rằng:

"Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.  Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?"

Nhưng nghiên cứu lịch sử sau này lại nói:

"Thăng Long tuy là nơi bằng phẳng, mà có núi dựa, có biển ngăn, thực là nơi hình thắng. Nhưng đất này lại là nơi đồng bằng ở nội rộng, không có cái thế hiểm trở, núi cao, sông to. Nếu thế ở ngoài ngẫu nhiên không được vững thì kẻ địch thừa thắng tiến vào, không đầy năm sáu ngày đã đến thẳng được dưới thành, trong thành lại không có viện binh, tiến không đánh được, lui không giữ được tất phải ngồi mà chịu chết"

Nhận xét về Phú Xuân:

"Đặt quốc đô ở Phú Xuân là một mảnh đất gầy, dân thưa, của ít về phương diện quân sự nơi này là một vị trí chiến lược bất lợi cả về thủy lẫn bộ. Trái lại Bắc Hà là cội rễ của dân tộc, nói gần là từ hai chục thế kỷ trở về đây ruộng đất phù nhiêu, dân cư đông đảo, anh hùng hào kiệt đời nào cũng sẵn chống xâm lăng nhiều phen như trúc chẻ, ngói tan. Vậy mà vua Gia Long bỏ thật là uổng."

Và so sánh Phú Xuân với Thăng Long:

"Quyết định của Gia Long xây dựng kinh thành mới thay vì quay trở lại trị vì trên kinh đô truyền thống ở Thăng Long có ý nghĩa lớn về mặt chính trị và văn hóa.

Thứ nhất, bởi vì Thăng Long ở quá xa về phía Bắc, sẽ khiến cho tân triều khó lòng cai trị được vùng này và miền Nam.

Thứ hai, Thăng Long là cơ sở chính trị lâu đời của họ Trịnh, việc này có thể gây bất ổn cho quyền lực của nhà Nguyễn.

Thứ ba, dời đô về Huế sẽ dẫn đến việc kết thúc thế độc tôn về văn hóa và giáo dục của Thăng Long, nơi từ lâu là trung tâm học thuật Nho giáo và nơi tu tập của giới sĩ phu: vào thế kỷ thứ 19, ở Việt Nam số quan lại và sĩ phu đến từ các vùng miền Trung và miền Nam tăng lên."

Còn ý kiến của bạn? Bạn sẽ chọn Hà Nội hay nơi nào khác? Vì sao? 

Tại sao chọn huế là kinh đô

Và đừng quên đặt câu hỏi cho mình tại Sự kiện Hỏi khó chuyên gia.