Dạy tập đọc bài học trò của cô chim khách năm 2024

Chim Chích Chòe và Chim Sẻ được đưa đến nhà cô giáo Chim Khách để học cách làm tổ. Chim Tu Hú mẹ không biết làm tổ, xưa nay vẫn đẻ nhờ vào tổ Chim Sẻ, bây giờ cũng đưa con đến xin học. Các chim mẹ đều dặn con phải chăm chỉ học cho thật giỏi và nghe lời cô giáo. Khi học trò đến đông đủ, cô giáo Chim Khách hỏi: - Các con có thích làm tổ không? Chích Chòe con lễ phép thưa: - Thưa cô, con rất thích ạ! Con xin hứa sẽ cố gắng học tốt. Sẻ con rụt cổ đáp khẽ: - Thưa cô con học thử thôi ạ! Tu Hú con nói: - Thưa cô con không thích nhưng mẹ con cứ bắt học. Cô giáo Chim Khách dạy làm tổ rất tỉ mỉ. Chích Chòe con chăm chú lắng nghe và ghi nhớ từng lời cô dạy. Sẻ con và tu Hú con chỉ ham chơi, bay nhảy lung tung. Chúng nhìn ngược, ngó xuôi, không chú ý nghe cô giảng. Sau buổi học, cô giáo dặn các học trò về phải tập làm tổ. Sau mười ngày, cô sẽ đến kiểm tra, ai làm tổ tốt, cô sẽ thưởng. Trên đường về, Tu Hú con vừa gặp mẹ đã nói ngay. - Mẹ ơi! Làm tổ khó quá, con chẳng học được đâu! Tu Hú mẹ đang bận việc nen chẳng nói gì. Chích Chòe con vui mừng khoe với mẹ. - Cô Chim Khách dạy rất kĩ mẹ ạ! Con sẽ làm cái tổ thật xinh cho mẹ coi! Đến tối Sẻ con nói với mẹ: - Làm tổ dễ lắm, con chẳng cần học cũng làm được mẹ ạ! Hôm sau, Chích Chòe con đi kiếm cành khô, cỏ khô về làm được cái tổ vừa bền vừa xinh ngay trên chạc cây. Sẻ con ham chơi, gần đến ngày cô giáo kiểm tra nó mới vội vàng đi cắp vài cọng cỏ khô nhét vào ống tre đầu hồi nhà, coi như làm xong tổ. Tu hú con cũng chỉ chơi đùa, không chịu làm tổ. Tu Hú mẹ mãi làm việc nên cũng chẳng nhắc nhở con. Ngày cô giáo Chim Khách đến kiểm tra, Tu Hú con ấp úng nói: - Thưa cô, làm tổ khó quá con chịu thôi! Cô Chim Khách lắc đầu nói: - Không khó đâu tại vì con không chịu học thôi! Cô tỏ vẻ buồn rầu và cất cánh bay đi. Khi kiểm tra tổ của Sẻ con, cô Chim Khách cũng không vui: - Sẻ con Đến tổ của Chích Chòe con, cô Chim Khách vui hẳn lên, cô khen: Chích Chòe giỏi lắm, tổ của Chích Chòe vừa chắc, vừa đẹp. Chích Chòe mẹ rất vui và cám ơn cô Chim Khách đã dạy dỗ Chich Chòe con. Cô giáo Chim Khách liền tặng cho Chích Chòe con một quyển sách cò nhiều tranh ảnh đẹp. Chích Chòe con vui lắm. Còn Tu Hú con và Sẻ con rất ân hận. chúng hứa với bố mẹ và cô giáo từ nay trở đi sẽ học hành chăm chỉ.

(Nguyễn Tiến Chiêm)

Sự tích tiếng kêu của Mèo

Mèo con suốt ngày chì biết ăn, ngủ rồi rong chơi. Bố mẹ của Mèo con là những tay săn chuột rất giỏi nên Mèo con nghĩ: “Lúc lớn lên, mình cũng sẽ giống như bố mẹ thôi. Bắt chuột là nghề của dòng họ, mình cần chi phải học”. Thế nhưng, đến khi bố mẹ mất đi, Mèo con tự mình không vồ bắt một chú chuột nào, Mèo con hối hận nghĩ: “Giá mà ngày còn bé, mình chịu học hành, tập tành bắt chuôt thì giờ này đâu đến nỗi đó meo.”. Mèo con tha thẩn đi khắp nhà, khắp vườn than thở: “Đói meo...đói meo...”. Đến khi mệt quá, Mèo con chỉ còn kêu: “Meo...meo...” để nhắc nhau phải siêng năng học hành, luyện tập.

(Phan Thị Thảo Quyên)

Ngựa đỏ và Lạc đà

Hôm ấy trên thảo nguyên tổ chức hội thi. Ngựa Đỏ và Lạc Đà đều ghi tên tham gia thi chạy hai nghìn mét. Bác trọng tài Dê giơ sung phát lệnh, “Đoành” một tiếng. Ngựa Đỏ và Lạc Đà nhắm về phía trước chạy như bay. Ngựa Đỏ chạy rất nhanh, chẳng mấy chốc nó bỏ xa Lạc Đà. Nó nghỉ: “Lạc Đà, mi đừng hòng giỏi hơn ta, cổ mi tuy dài nhưng làm được gì nào. Hãy xem bốn cẳng kìa, vừa gồ, vừa dẹt, vừa mập ú như bốn chiếc bánh thịt to, còn chân ta vừa nhỏ, gọn, cứng nên phóng nhanh như gió”. Ngựa Đỏ chiếm giải nhất nên xem Lạc Đà chẳng ra gì. Mấy ngày sau, thấy bên kia sa mạc mắc bệnh truyền nhiễm bác Dê Gấm nhờ Ngựa Đỏ và Lạc Đà đưa thuốc sang đó. Ngựa Đỏ kiêu ngạo nói: - Như vậy làm sao được. Chắc là tôi đến đó trước chờ cậu thôi. Lạc Đà chẳng nói gì, lặng lẽ chuẩn bị uống nước, ăn cỏ rồi chở mấy kiện thuốc lên đuờng. Nó đi trong sa mạc, từng bước vững vàng, mặt trời chiếu rọi những tia nắng nóng như lửa. Ngựa Đỏ mồ hôi dầm dề, vừa khát vừa đói, còn Lạc Đà càng đi càng khỏe. Lạc Đà nói: - Tại anh đang đi không thích hợp, mỗi bước mỗi lún, phí sức quá. Anh xem dấu chân ta này. Ngựa Đỏ đã kiệt sức, Lạc Đà ngoái chiếc cổ dài lại và nói: - Đừng lo, vòng qua thêm hai đụn cát nữa là có nước. Anh hãy bước theo dấu chân tôi cho đỡ mệt. Quả thật, khi bước theo dấu chân Lạc Đà, Ngựa Đỏ thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Qua khỏi hai đụn cát, dưới mấy gốc Liễu, xuất hiện một dòng suối nước trong. Ngựa Đỏ vương cổ uống nước ừng ực, rồi khen Lạc Đà: - Cậu giỏi thật đấy!. - Không, trong sa mạc tôi hơn anh, nhưng trên đồng cỏ thì tôi ko dám sánh với anh đâu - Lạc Đà khiêm tốn nói. Ngựa Đỏ cảm thấy thật xấu hổ, nó khe khẻ nói: - Tôi hiểu rồi. (Cao Thùy Dương)

Khỉ mũi dài

Khỉ Mũi Dài là một loài khỉ quý hiếm, sống trong rừng rậm, chủ yếu ở vùng Đông Nam Châu Á. Khỉ mũi Dài rất thích đu mình trên những cành cây cao. Nhờ cái đuôi dài có tác dụng như tay lái, Khỉ mũi Dài có thể di chuyển rất nhanh từ cành này sang cành kia. Chúng bơi giỏi, lặn giỏi và có thể vượt qua cả những con suối lớn. Khỉ Mũi Dài ăn lá cây là chủ yếu, nhưng chúng cũng không chê các loại thân cây, hoa quả, củ... Hiện nay khi Mũi Dài không còn nhiều trong thiên nhiên. Những con vật đáng yêu này đang rất cần sự bảo vệ và giúp đỡ của mỗi chúng ta đấy cháu.

(Sưu tầm)

Cáo, Thỏ và Gà Trống

Ngày xửa ngày xưa trong khu rừng nọ có một con Cáo và một con Thỏ. Cáo có một ngôi nhà bằng băng, còn Thỏ có một ngôi nhà bằng gỗ. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, còn nhà Thỏ vẫn nguyên vẹn. Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra ngoài. Thỏ vừa đi vừa khóc. Một lát sau Thỏ gặp bầy Chó. Bầy Chó hỏi Thỏ: - Tại sao Thỏ khóc? - Làm sao mà tôi không khóc được? Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. Hu, hu... - Thỏ ơi , đừng khóc nữa - Bầy chó an ủi Thỏ - Chúng ta sẽ đuổi được Cáo đi, bầy Chó cùng Thỏ đi về nhà Thỏ. Bầy Chó nói: - Gâu! Gâu! Gâu! Cáo cút ngay đi! Cáo ngồi trên bệ lò sưởi nói vọng ra: - Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác! Bầy Chó sợ quá chạy mất. Thỏ ngồi dưới bụi cây và khóc. Một con Gấu đi qua, Gấu hỏi: - Tại sao Thỏ khóc? - Làm sao mà tôi không khóc được? Tôi có một ngồi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. Huuuu - Thỏ ơi đừng khóc nữa? Gấu nói - Ta sẽ đuổi được Cáo đi! - Không! Bác Gấu ơi, Bác không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được thì bác đuổi làm sao được? - Ðuổi được chứ! Gấu nói giọng cương quyết. Gấu và Thỏ về đến nhà Thỏ, Gấu gầm lên : - Cáo cút ngay! Cáo ngồi trên bệ lò sưởi nói vọng ra: - Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác! Gấu sợ quá chạy mất. Thỏ lại ngồi dưới bụi cây và khóc. Một con gà trống mào đỏ đi qua, vai vác một cái hái. Gà trống thấy Thỏ khóc, bèn hỏi: - Tại sao Thỏ khóc? - Làm sao tôi không khóc được? Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến nhà Cáo tàn thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. Hu, hu, hu... - Ta về nhà đi, tôi sẽ đuổi được Cáo. - Không! Anh không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được, Gấu đuổi mãi không được thì anh đuổi làm sao được! - Thế mà tôi đuổi được đấy, nào đi! Gà trống và Thỏ cùng về nhà Thỏ. Gà trống cất tiếng hát: Cúc cù cu Ta vác hái trên vai Ði tìm cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay ! Cáo sợ quá bảo: - Tôi đang mặc quần áo. Gà trống lại hát: Cúc cù cu Ta vác hái trên vai Ði tìm cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay! Cáo nói: - Cho..cho tôi mặc áo bông đã! Lần này thì gà quát lên: Cúc cù cu Ta vác hái trên vai Ði tìm cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay! Cáo từ trong nhà gỗ nhảy vọt ra, chạy biến vào rừng. Từ đó, Thỏ lại được sống trong ngôi nhà của mình. Và Gà trống trở thành bạn thân thiết của Thỏ.

Dê con nhanh trí

Trong ngôi nhà kia có Dê mẹ và một chú Dê con. Một hôm, trước khi ra đồng cỏ, Dê mẹ dặn Dê con: - Con ở nhà cho ngoan, mẹ đi ra đồng ăn một ít cỏ tươi để có nhiều sữa ngọt cho con bú. Ai gọi cửa cũng đừng mở nhé! Nếu không thì con Sói vào ăn thịt con đấy! Dê con vâng lời mẹ và hỏi thêm: - Thế mẹ về thì làm sao con biết mà mở cửa? Dê mẹ khen con thông minh và dặn con: - Lúc nào mẹ về, mẹ sẽ nói: “con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi”, thế là con mở cửa cho mẹ. Nhưng con Sói hung ác nấp gần đó đã nghe Dê mẹ dặn Dê con như thế rồi. Dê mẹ vừa đi khuất, con Sói hung ác đã chạy lại gõ cửa: “Cạch, cạch , cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi”, Dê con ở trong nhà, nghe tiếng gõ cửa vội vàng chạy ra. Nghe đúng câu mẹ dặn, nó định mở cửa nhưng nghe tiếng ồm ồm, không giống tiếng mẹ, Dê con liền nghĩ ra một kế và bảo: - Mẹ đấy ư? Sao hôm nay tiếng mẹ lại ồm ồm thế? Con Sói sợ bị lộ nhưng vẫn khôn ngoan trả lời: - Mẹ ra đồng bị cảm gió nên khản tiếng đấy. Dê con vẫn còn ngại: - Mọi lần mẹ về vẫn thò chân vào khe cửa cơ mà! Chân mẹ thon thon, con nhìn là biết ngay! Con Sói lại tìm cách chống chế: - Mẹ giẫm phải gai, sưng vù lên, thò vào khe cửa không vừa nữa. Con mở cửa cho mẹ vào! Dê con cúi sát xuống đất nhìn qua khe cửa. Nó thấy cái chân lem luốc, đen sì. Nó bảo chó Sói: - Thôi, anh Sói ơi! Chính anh rồi! Anh cút đi kẻo mẹ tôi về húc cho anh vỡ bụng ra đấy! Chân anh đen sì thế kia kìa! Ai còn lạ gì nữa! Bị lộ, con Sói vội vàng bỏ đi. Nhưng nó vẫn nghĩ cách lừa Dê con. Nó chạy ngay đến một cửa hàng bánh. Chờ lúc người làm bánh đi vắng, nó liền thò chân vào thùng bột, bột dính đến đầu gối. Xong xuôi, nó chạy về gọi Dê con: - Cạch cạch cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi! Dê con vội chạy ra, ngó qua khe cửa, lần này nó thấy rõ ràng 4 chân trắng. Thôi, đích là mẹ đã về! Nhưng cái mũi thính của nó lại ngửi thấy mùi gì hôi hôi chứ không thơm như mùi sữa của mẹ. Dê con ngần ngại, khe khẽ bắt ghế trèo lên nghếch cổ nhìn qua khe tường. Nó thấy hai cái tai lem luốc và nhọn hoắt. Thôi đúng là tai Sói rồi, Dê con gọi chó Sói và bảo: - Tai anh đen và nhọn, chẳng giống tai mẹ tôi đâu! Anh Sói hung ác ơi, cút ngay đi kẻo mẹ tôi về, mẹ tôi lại húc cho anh vỡ bụng đấy! Sừng mẹ tôi nhọn lắm. Con Sói sợ bị lộ, vội vàng bỏ chạy. Nó cố hết sức tìm cách giấu đôi tai lem luốc và nhọn hoắt mà không được. Nó chưa dám trở lại thì Dê mẹ đã về gõ cửa “Cạch, cạch, cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi!” Dê con nghe đúng tiếng mẹ. Nó cúi nhìn qua khe cửa, đúng là chân mẹ. Nó trèo lên nhìn qua khe tường, đúng là tai mẹ. Nó mở ngay cửa cho mẹ vào và kể chuyện con Sói đến lừa cho mẹ nghe. Dê mẹ ôm con vào lòng và khen con giỏi. Dê mẹ cho Dê con bú một bữa sữa thơm và ngọt.

Dê con nhanh trí

Xưa có một ông nuôi một con mèo, nghĩ rằng con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi không có ai hơn nữa, mới đặt tên là “Trời”. Một hôm có người bạn đến chơi. Thấy chủ nhà gọi mèo là “Trời”, người bạn ngạc nhiên hỏi: - Sao ông lại dám gọi nó là con “Trời”.? Chủ nhà đáp: - Con mèo của tôi quý hóa có một, gọi nó là mèo nói không được. Phải gọi nó là “Con Trời” mới xứng đáng, vì không ai hơn được trời.