Làm sao sửa lỗi ngọng l và n năm 2024

Đầu tiên, cần phải nói rõ, n (nờ) và l (lờ) đọc theo tiếng Việt là tên của chữ cái chứ không không phải âm. Tên của chữ cái gồm 2 âm riêng biệt phụ âm n (hoặc l) và nguyên âm ’ờ’. Nếu bạn nào học phát âm tiếng Anh chắc chắn biết rất rõ điều này.

Thứ hai, âm n và l có sự nhiều sự giống và khác nhau:

Giống nhau: vị trí đầu lưỡi – phần thịt bám quanh phía sau chân răng hàm trên.

Khác nhau:

1. N được gọi là âm mũi, khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, L là âm biên, khí thoát ra qua miệng, chạy ‘lướt’ qua hai bên của lưỡi.

2. N là âm mũi, L là âm biên do đó khi phát âm có 2 cách để biết được mình phát âm đúng hay sai (các bạn có thể tự luyện ở nhà)

  • Dùng đầu ngón tay bóp mũi khi phát âm: với L không thấy rung ở đầu ngón tay, còn N thì có. Các bác thử đọc L L L và N N N áp dụng cách trên đi.
  • Đặt tay đặt sát miệng khi phát âm: với L có khí thoát ra, còn N thì không.

3. Về độ căng của lưỡi: N lưỡi để hoàn toàn chùng, lưỡi chạm vào hầu hết tất cả các răng (kể cả răng hàm); L sẽ kéo căng lưỡi do đó không thấy lưỡi chạm vào răng.

Tiếp theo là cách luyện tập, lần lượt làm theo các bước sau (lưu ý đây là luyện tập âm)

Bước 1:

  • Đặt lưỡi vào đúng vị trí như mô tả, giữ lưỡi tại vị trí đó, rung thanh quản, đẩy khí ra bên ngoài. (Đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”)
  • Trong quá trình đẩy khí, dùng tay kiểm tra theo 2. xem mình đã phát âm đúng chưa. Nếu thấy dấu hiệu tay không đúng thì cần chỉnh lại cách đặt lưỡi.

Bước 2:

  • Luyện âm sau (đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”). Các âm dài chỉ để chỉ thời gian kéo dài âm đó, không phải các âm riêng lẻ kiểu như: nờ nờ nờ nờ, lờ lờ lờ lờ…

Bước 3: Luyện tập các bài tập liên quan tới phát âm L và N

Nếu bạn đã cố gắng luyện tập nhưng không sửa được tật nói ngọng thì hãy liên hệ tới trung tâm Giọng Nói Thần Kỳ, trung tâm sẽ hỗ trợ và giải đáp giúp bạn mọi thắc mắc, hướng dẫn cụ thể để bạn phát âm được âm L và N rõ ràng nhất. Chúc các bạn thành công.

Sau đây là một số biện pháp sửa lỗi phát âm lệch chuẩn L/N một cách hiệu quả:

1. Nắm lại phương thức phát âm và vị trí phát âm của phụ âm đầu L-N 1.1.Bộ máy phát âm: Bộ máy phát âm của người gồm 13 bộ phận đó là Khoang yết hầu, khoang miệng, khoang mũi, môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi con, đầu lưỡi, mặt lưỡi trước, mặt lưỡi sau, nắp họng. Khi phát âm không khí từ phổi đi ra thanh hầu làm dây thanh rung động và tạo ra những sóng có tần số khác nhau; những sóng âm với tần số này sẽ được cộng hưởng ở các khoang phát âm (Khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu). Sự khác biệt giữa các khoang phát âm ở mỗi người tạo nên những âm sắc khác nhau mà ta thường gọi là những giọng nói khác nhau. Theo đặc điểm sinh học, các âm được phân thành nguyên âm và phụ âm. Sự khác biệt giữa nguyên âm và phụ âm được nhận diện chủ yếu qua cách phát âm. Nếu một âm khi phát âm luồng không khí từ phổi đi qua các khoang phát âm mà không bị cản ở bất cứ một vị trí nào thì âm đó là nguyên âm. Nếu một âm khi phát âm luồng không khí từ phổi đi qua các khoang phát âm mà bị cản ở một vị trí nào đó thì âm đó là phụ âm.

1.2. Cách phát âm và vị trí phát âm của N và L - /n/ là phụ âm tắc, vang, đầu lưỡi răng: Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở mặt sau của răng làm điểm cản hoàn toàn luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng, sau bật ra, lưỡi thẳng, đầu lưỡi hơi tụt lại, tạo thành âm: Nờ - /l/ là phụ âm xát, vang bên, đầu lưỡi quặt: Trước khi phát âm, đầu lưỡi ở vị trí lợi hàm trên làm điểm cản một phần luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng, thoát ra hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo chiều đi xuống, tạo thành âm: Lờ - Phát âm âm vị N: Phát âm n, hơi thoát ra mũi. Khi phát âm n, hơi thoát ra miệng sẽ nghe thành l; ngược lại phát âm l, hơi thoát ra mũi sẽ thành n. Thế nên bịt mũi, không phát âm chuẩn n. Trong khi phát âm l, bịt mũi sẽ chuẩn. Khi phát âm âm vị N ta để đầu lưỡi sát chân răng hàm trên. Lúc này miệng hơi mở. Bật nhanh đầu lưỡi xuống, hàm dưới hơi trễ; luồng hơi từ họng đi qua hai lỗ mũi tạo thành âm N (nờ). - Phát âm âm vị L: L là phụ âm biên, khi phát âm chuẩn, hơi không thoát ra thẳng giữa miệng mà thoát ra hai bên lưỡi. Để đầu lưỡi sát chân răng hàm trên. Lúc này miệng hơi mở. Cuốn nhanh đầu lưỡi lên; luồng hơi từ họng đi qua hai mép lưỡi tạo thành âm L (lờ).

2. Luyện phát âm đúng các phụ âm đầu L-N: Mục đích luyện phát âm là để cho bộ máy phát âm hoạt động thuần thục, nhất là luyện đầu lưỡi thẳng khi phát âm N (nờ) và cong khi phát âm L (lờ) cho quen, mềm mại, linh hoạt. Cách luyện: Hai âm vị trên được phát âm nhiều lần, lúc đầu phát âm với tốc độ chậm, sau nhanh dần. Lúc đầu phát âm từng âm vị, sau phát âm đổi chỗ xen kẽ L,N; N,L tốc độ chậm rồi nhanh, mục đích làm tăng thêm sự linh hoạt của đầu lưỡi. Tiếp theo là luyện phát âm tiếng, từ (Có chứa L/N) ( Cách tiến hành tương tự)

3. Luyện phát âm các tiếng, từ có phụ âm đầu L,N kết hợp với tìm hiểu nghĩa của các từ bằng cách tra Từ điển Tiếng Việt. Mục đích rèn luyện ở đây có gắn với việc hiểu nghĩa của từ. Cách luyện: + Mở từ điển Tiếng Việt đọc lần lượt các từ của mục từ có phụ âm đầu L,N kết hợp xem nghĩa của từ, từ loại của từ. + Đọc mục từ có phụ âm nào trước cũng được. + Đọc có so sánh nghĩa của những từ có phụ âm đầu N, L mà vần giống nhau: Ví dụ: lặng/nặng Lặng: lặng lẽ, thầm lặng, lặng thinh; nặng: gánh nặng, dấu nặng, nặng nhọc. Hoặc: Lăng/năng Lăng: Lăng mộ, cây bằng lăng, lăng xăng; Năng: năng khiếu, năng động, năng lực, năng suất. + Nhớ nghĩa viết từ, tạo câu có nghĩa và nhẩm đọc. + Phối hợp luyện phát âm đúng các tiếng, từ có phụ âm đầu L, N trong giờ dạy học tất cả các bộ môn.

4. Luyện đọc các câu, đoạn văn thơ có các từ ngữ có phụ âm đầu L, N Mục đích để nhớ phát âm và từ ngữ mang âm được phát gắn với nghĩa đi vào hoạt động giao tiếp bằng văn tự (chữ viết). Lúc này chữ viết nhắc nhớ lại nghĩa, nhớ lại âm và bật ra âm đúng. - Cách đọc và cách luyện: + Chọn câu văn, thơ, đoạn văn có nghĩa hấp dẫn, hay, vui vẻ, hài hước. Ví dụ: 1. Phụ nữ Việt Nam thường lên núi lấy lá non về làm nón. 2. Năm nay lũ lớn liên tiếp về làm năng suất lúa nếp của bà con nông dân thấp lắm. 3. Lúc nào lên núi lấy nứa về làm nón nên lưu ý nước lũ. 4. Nếu nói lầm lẫn lần này thì lại nói lại. Nếu lầm lẫn lần nữa thì lại nói lại. Nói cho đến lúc luôn luôn lưu loát hết lầm lẫn mới thôi. + Đọc nhiều lần, thuộc lòng để nhẩm đọc bất cứ lúc nào. + Chọn câu dễ (ít từ có chứa phụ âm đầu N, L) đọc trước, câu khó (Câu có nhiều từ phụ âm đầu là L, N) đọc sau. + Đọc câu tốt rồi chuyển sang đọc đoạn văn, đoạn thơ, đọc toàn bài. + Giáo viên và học sinh có ý thức rèn luyện đọc đúng ở tất cả các bộ môn dạy và học trong chương trình. Giáo viên luôn có ý thức đọc đúng và chú ý rèn sửa lỗi phát âm khi các em mắc.

5. Luyện phát âm L, N qua các câu chuyện có chứa nhiều từ ngữ chứa phụ âm đầu L, N. Mục đích luyện phát âm trong hoạt động nói, một hoạt động đòi hỏi nhớ âm-nghĩa đã cao hơn nhớ tự động và phát âm chuẩn tự động, không có văn tự kích thích. Cách kể câu chuyện: + Chọn câu chuyện ngắn kể trước, câu chuyện dài kể sau. + Lúc đầu kể chậm, vừa kể vừa nhớ cách phát âm, sau kể nhanh dần. + Kể chuyện một mình và kể cho người khác nghe để kiểm tra phát âm. + Kể nhiều lần. + Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa.

Âm nhạc luôn là một hoạt động lôi cuốn và rất được yêu thích. Hoạt động âm nhạc bao gồm hoạt động biểu diễn văn nghệ theo chủ đề dưới các hình thức sinh hoạt văn nghệ, giáo viên khuyến khích học sinh thể hiện bài hát có sự tham gia cùng giáo viên hoặc giáo viên hát cho học sinh nghe. Cho nên phần luyện phát âm này có rất nhiều điều kiện để thầy và trò cùng luyện mà không nhàm chán. Các cách luyện: + Hát một mình và hát cho người khác nghe để kiểm tra phát âm. + Hát nhiều lần. + Hát trong giờ dạy âm nhạc. Đặc biệt hoạt động âm nhạc có thể được tổ chức ở mọi lúc mọi nơi như kết hợp với thể dục buổi sáng, khi đi dạo chơi …Đây là một trong những điều kiện thuận lợi nhất giúp cho việc luyện phát âm chuẩn L, N.

LN là ở đâu?

Đặc điểm cấu âm của cặp phụ âm L/N Cả hai phụ âm L/N đều là phụ âm hữu thanh và vị trí cấu âm là đầu lưỡi - lợi (chân răng hàm trên), cho nên khi phát âm dây thanh rung mạnh. Khác nhau: Về phương thức phát âm: Âm L là phụ âm xát - bên.nullChuyên gia Ngôn ngữ học chỉ ra bí quyết khắc phục triệt để việc nói ...baomoi.com › chuyen-gia-ngon-ngu-hoc-chi-ra-bi-quyet-khac-phuc-triet-...null

Nói ngọng là do đâu?

Nguyên nhân gây ra tình trạng nói ngọng có thể là do tiếng địa phương; thói quen; dị tật của cơ quan phát âm, dị tật hở môi, hở vòm miệng; cử động miệng kém ở trẻ bị bại não, người bị tổn thương thần kinh; nghe kém hoặc bệnh lý của tai giữa (viêm tai giữa, viêm tai xương chũm),...nullPhục hồi chức năng nói ngọng, nói lắp và thất ngôn - Vinmecwww.vinmec.com › phuc-hoi-chuc-nang-noi-ngong-noi-lap-va-ngonnull