So sánh xe tank và chiến đấu cơ năm 2024

Xe tăng là một phần không thể thiếu trong hệ thống quân đội của các nước bên cạnh chiến đấu cơ và tàu chiến.

Kể từ thời Chiến tranh Lạnh, xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) đã phát triển từ những mẫu đơn giản và từ hạng nhẹ đến hạng nặng, được hiện đại hóa và có tính cơ động cao, với những tiến bộ về vũ khí và các biện pháp đối phó.

Dưới đây là 5 chiếc xe tăng hùng mạnh nhất do Army-technology.com liệt kê dựa trên vũ khí, tính cơ động và khả năng bảo vệ.

Merkava Mk.4 của Israel

Merkava Mark IV là phiên bản mới nhất của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava do MANTAK (Merkava Tank Office) chế tạo. Xe tăng này được đưa vào biên chế trong Lực lượng Phòng vệ Israel năm 2004 và được coi là một trong những loại xe tăng có khả năng bảo vệ tốt nhất trên thế giới.

Mk.4 được trang bị pháo nòng trơn 120mm MG253 có khả năng bắn các loại đạn chống tăng độ nổ cao (HEAT) và đạn phá hoại, cũng như tên lửa chống tăng LAHAT. Súng máy đồng trục 7,62mm và nòng xoay 12,7mm cùng súng phóng lựu 60mm được trang bị để bổ sung cho sức mạnh hỏa lực của xe tăng.

Bên cạnh đó, nó còn có lớp giáp đặc biệt, hệ thống cảnh báo laser Elbit và lựu đạn màn khói tích hợp IMI. Hệ thống bảo vệ chủ động Trophy trên xe tăng bảo vệ tổ lái trước các tên lửa chống tăng tiên tiến. Xe tăng này có thể di chuyển với tốc độ tối đa 64km/h.

Type 10 (TK-X) của Nhật Bản

Type 10 (TK-X) là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ tư tiên tiến do Mitsubishi Heavy Industries chế tạo cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF). Chiếc xe tăng này được đưa vào biên chế JGSDF vào năm 2012 và có khả năng cơ động vượt trội.

Hỏa lực của Type 10 MBT cực kỳ mạnh mẽ với pháo nòng trơn 120mm, súng máy hạng nặng 12,7mm và pháo 7,62mm Kiểu 74. Hệ thống C4I tinh vi đảm bảo khả năng tương tác với binh lính bộ binh trong các nhiệm vụ tác chiến tổng hợp. Vỏ xe tăng được gắn một lớp giáp composite giúp bảo vệ chống lại các loại đạn phóng lựu (RPG), đạn HEAT và tên lửa chống tăng. Các mô-đun bổ trợ có thể dễ dàng tháo gỡ và cài đặt để thay đổi các cấp độ bảo vệ. Động cơ diesel làm mát bằng nước công suất 1.200 mã lực cho tốc độ tối đa lên tới 70km/h.

Leclerc của Pháp

Leclerc là xe tăng chiến đấu chủ lực của Pháp do GIAT Industries (nay là Nexter Systems) phát triển cho Quân đội Pháp và hiện cũng đang thuộc biên chế Quân đội Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Chiếc xe tăng Leclerc đầu tiên được bàn giao cho DGA (Cơ quan Mua sắm của Pháp) vào tháng 1.1992.

Leclerc là xe tăng thế hệ thứ ba được trang bị pháo nòng trơn CN120-26 120mm tiêu chuẩn NATO, một súng máy 12,7mm đồng trục và một súng máy 7,62mm gắn trên nóc xe. Xe tăng có thể mang theo 40 viên đạn 120mm và hơn 950 viên đạn 12,7mm. Lớp giáp mô-đun tiên tiến làm bằng thép, gốm sứ và Kevlar cung cấp khả năng bảo vệ tổ lái toàn diện, có thể nâng lên để bảo vệ chống lại hỏa lực mạnh như IED, mìn và RPG. Hệ thống tự bảo vệ Galix được trang bị cho xe tăng càng làm tăng khả năng sống sót của nó. Xe tăng Leclerc có tốc độ tối đa 72km/h và có thể tấn công mục tiêu với tốc độ 50km/h trên mọi địa hình.

T-90MS của Nga

T-90MS, phiên bản hiện đại hóa của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 do Uralvagonzavod chế tạo, đã được ra mắt lần đầu tiên tại Russian Expo Arms vào tháng 9.2011. T-90MS đã được hiện đại hóa toàn diện để nâng cao hiệu suất chiến đấu trong các tình huống chiến tranh hiện đại.

Pháo 125mm 2A46M-5 của xe tăng bắn nhiều loại đạn khác nhau với độ chính xác cao. T-90MS cũng được trang bị súng máy phòng không 6P7K 7,62mm trên một trạm vũ khí điều khiển từ xa.

Các tấm giáp ERA mô-đun gắn ở phía sau và bên hông xe tăng giúp bảo vệ chống lại các loại vũ khí nhỏ và mảnh đạn pháo. Phần thân phía trước và tháp pháo có thể được trang bị giáp phản ứng nổ RELIKT để bảo vệ nó khỏi tên lửa chống tăng. T-90MS cũng có hệ thống sàng lọc quang điện tử và hệ thống bảo vệ điện từ. Với động cơ V-92S2F có công suất định mức 1.130 mã lực, tốc độ tối đa cho xe tăng là 60 km/h

VT4 (MBT-3000) của Trung Quốc

VT4 (trước đây là MBT-3000) là xe tăng thế hệ thứ ba do Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc (Norinco) thiết kế và sản xuất chủ yếu cho thị trường xuất khẩu. Xe tăng được đưa vào biên chế trong Quân đội Hoàng gia Thái Lan vào năm 2017.

Xe tăng chiến đấu chủ lực này được trang bị pháo nòng trơn 125mm có khả năng bắn đạn APFSDS, đầu đạn HEAT, pháo và tên lửa dẫn đường. Vũ khí trang bị thứ cấp bao gồm một súng máy phòng không 12,7mm điều khiển từ xa và một súng máy đồng trục 7,62mm.

VT4 cũng được trang bị giáp phản ứng nổ và composite. Hệ thống bảo vệ chủ động GL5 (APS) trên xe bảo vệ nó khỏi xe tăng, xe bọc thép, tên lửa dẫn đường chống tăng và vũ khí chống tăng. Tốc độ đường bộ tối đa của VT4 MBT là 70km/h và tầm hoạt động tối đa của nó là 500km.

Nhiều tính năng của xe tăng S đã được thử nghiệm kĩ càng, bắt đầu từ giữa năm 1961 với một trong hai nguyên mẫu. Tuy nhiên, ngay cả trước khi nguyên mẫu đầu tiên được hoàn tất, quân đội Thụy Điển trở nên rất tự tin về tăng S và từ giữa năm 1960, họ đã đặt hàng một xeri 10 chiếc phiên bản trước sản xuất. Chiếc đầu tiên được hòan tất vào năm 1963 và sau đó chúng được đưa đến các cuộc thử thách gắt gao hơn.

Như người ta dự kiến, phiên bản trước sản xuất mang một số thay đổi do những kinh nghiệm có được từ các cuộc kiểm tra các xe nguyên mẫu và có thêm một số tính năng dự định cho tăng S từ ban đầu nhưng bị bỏ trên các nguyên mẫu. Một trong số những thay đổi rõ rệt nhất là một giá đỡ nòng pháo chắc chắn để nâng đỡ khẩu pháo chống lại trường hợp pháo bị cong khi vô tình chạm xuống đất. Các thay đổi khác bao gồm bậu hút khí cho khẩu pháo 105mm. Điều này kèm với hệ thống tự động tống vỏ đạn gần như đã hoàn toàn loại trừ nguy cơ khí thuốc đạn lọt vào khoang của tổ lái.

Hai bánh đở xích cũng được thêm vào mỗi bên sườn xe để nâng đỡ xích vốn trước đó chỉ được bánh chịu tải nâng đỡ và các mắc xích được gắn các miếng cao su để cải thiện khả năng đi đường.

Một thay đổi khó thấy hơn là việc thay thế một hộp súng máy đôi 7,62mm ở góc phải xe bằng một khẩu súng máy 12,7mm dùng để đo xa. Súng máy đo xa vốn được dự định lắp trên tăng S ban đầu thay thế cho các thiết bị đo xa quang học vốn có mặt trên hàu hết các xe tăng hiện đại nhất lúc đấy, ngoại trừ ở Anh, nơi mà súng máy đo xa 12,7mm được phát triển. Tuy nhiên, hộp bọc thép cho những cây súng máy không được gắn vào các mẫu xe trước sản xuất hay thậm chí chúng còn không được lắp vũ khí vào hộp bên tay phải bởi vì ý tưởng dùng súng máy đo xa bị bỏ vào năm 1966.

Hai tính năng khác của tăng S chỉ được hiện thực hoá trong quá trình kiểm tra các xe trước sản xuất mặc dù chúng đã được lên kế hoạch trước đó là tấm màn nổi có thể thu gọn lại và lưỡi đào đất. Tấm màn nổi đã được nước Anh phát triển trong chiến tranh thế giới thứ hai tuy nhiên, tăng S là chiếc xe tăng chiến trường đầu tiên được thiết kế để luôn mang theo nó được gấp gọn trong một máng chạy dọc phần phía trên xung quanh thân xe nơi nó được bảo vệ chống đạn cá nhân và miểng pháo. Tấm màn được tách đôi ra ở phía trước để có thể bọc quanh nòng pháo vươn dài ra trước và khi tấm màn được nâng lên, chổ tách rời được nối lại bằng kim kẹp. Toàn bộ công đoạn tốn khoảng 15 phút cho tổ lái để nâng tấm màn lên, cho phép tăng S nổi và bơi với tốc độ 5,5km/h. Hiệu ứng đẩy của xích xe trong nước được cải thiện nhờ vào 1 miếng chắn nhỏ gắn vào phía trước băng xích mỗi bên thân xe. Xe tăng S cũng có thể vào và ra khỏi mặt nước với một độ cao thuận lợi hơn các loại xe cộ khác bởi vì thân xe và tấm màn có thể được nghiêng đi nhờ hệ thống treo.

So sánh xe tank và chiến đấu cơ năm 2024
Xe tăng S đang đi vào bờ với tấm màn nổi được kéo lên.

So sánh xe tank và chiến đấu cơ năm 2024
Xe tăng S đang bơi với sự hổ trợ của tấm màn bơi.

Hệ thống treo điều chỉnh được cũng thuận lợi cho việc lắp một lưỡi đào đất mà với nó, tăng S có thể tự đào cho nó một hố cá nhân để tăng cường khả năng tồn tại. Thông thường thì lưỡi đào được gập vào dưới mũi xe nhưng khi cần sử dụng thì nó sẽ vung về phía trước và được cố định bằng 2 sợi cáp, công việc này được tổ lái làm thủ công trong khoảng 5 phút. Khi điều này đã thực hiện xong, vị trí thẳng đứng của lưỡi đào đất và độ sâu mỗi lần đào được kiểm soát bằng cách nghiêng thân xe nhờ vào hệ thống treo của nó.

So sánh xe tank và chiến đấu cơ năm 2024
Phiên bản trước sản xuất với lưỡi đào đất đang trong vị trí làm việc, cũng giống như các nguyên mẫu, chiếc xe này không có bánh đỡ xích.

PHIÊN BẢN SẢN XUẤT

So sánh xe tank và chiến đấu cơ năm 2024
Bắt đầu quy trình lắp ráp ở Bofors.

So sánh xe tank và chiến đấu cơ năm 2024
Phiên bản sản xuất ban đầu của tăng S, hay còn gọi Tăng S Loại A, không có tấm màn nổi.

Việc kiểm tra các xe phiên bản trước sản xuất và cải tiến các chi tiết của thiết kế được tiếp tục cho tới năm 1967. Cho tới thời điểm đó, chi phí cho phát triển tăng S, bao gồm việc chế tạo 2 nguyên mẫu và 10 xe phiên bản trước sản xuất, đã lên tới 120 triệu kronor, hoặc 8,4 triệu bảng Anh theo thời giá bấy giờ. Điều này có nghỉa là quá trình phát triển xe tăng S không hề quá tốn kém và trên thực tế, rẻ hơn nhiều so với nhiều lọai tăng khác mặc dù những tính năng mới lạ và thiết kế tinh vi.

Trong thời gian đó, quân đội Thụy Điển quyết định chấp nhận xe tăng S cho các đơn vị thiết giáp của mình và vào tháng 7/1964, họ đã đặt hàng hãng Bofors một yêu cầu sản xuất trị giá 33 triệu bảng Anh. Yêu cầu này bắt đầu thu được kết quả 3 năm sau đó khi Bofors bắt đầu giao hàng phiên bản sản xuất mà họ gọi là xe tăng S loại A(S-tank Type A) và được quân đội Thụy Điển đặt mã Strv 103.

Khác biệt bên ngoài giữa phiên bản sản xuất và trước sản xuất là phiên bản sản xuất có giáp “xương sườn”, 1 nắp vòm mới cho xa trưởng và thùng đựng hàng ở phía sau thân xe. Tuy nhiên, tính năng thú vị nhất của nó là kính tiềm vọng và kính ngắm Jungner OPS-1, 1 trong 2 loại được trang bị cho xa trưởng trong khi cái còn lại trang bị cho lái xe/xạ thủ. Nó bao gồm 1 kính tiềm vọng có thị trường đặc biệt rộng lên đến 102 độ kết hợp với một kính quan sát có độ phóng đại 6X, 10X hoặc 18X tùy theo lựa chọn. Các thiết bị của lái xe/xạ thủ là loại cố định còn của xa trưởng thì được cân bằng bằng con quay hồi chuyển theo chiều thẳng dứng và được gắn trên 1 nắp vòm được ổn định theo chiều ngang. Vì vậy, xa trưởng có thể quan sát khi xe đang di chuyển dễ dàng hơn xa trưởng các loại tăng khác và khi đã xác định được mục tiêu, anh ta có thể xoay chiếc tăng về hướng đó trong khi vẫn giữ rõ tầm nhìn.

Ở trên nắp vòm của xa trưởng là khẩu súng máy 7,62mm có thể được anh ta bắn từ trong xe mà không cần lộ ra bên ngoài. Ngoài kính tiềm vọng/kính nhắm OPS-1, nắp vòm của xa trưởng còn được gắn thêm 4 kính tiềm vọng đơn giản, thay vì các cửa kính nhỏ kiểu Mỹ trên nắp vòm kiểu ban đầu và cũng có 1 kính tiềm vọng như vậy cho lái xe và 2 kính cho người vận hành radio, cung cấp cho tổ lái tầm quan sát bao quát toàn bộ khắp các hướng. Lần đầu tiên được dùng trên xe tăng, toàn bộ kính tiềm vọng của tăng S đều được gắn tấm chắn che nắng bọc thép gạt lên điều khiển bằng cần từ bên trong xe. Các tấm chắn này không chỉ bảo vệ kính tiềm vọng của xe khỏi bị tổn hại khi không dùng đến mà còn tránh cho kính tiềm vọng phản xạ ánh sáng làm lộ vị trí của xe tăng vào ban đêm.

Kính tiềm vọng/kính nhắm cũng được phát triển để truyền xung laze và xung dội lại. Các thí nghiệm với thiết bị đo xa bằng laze cho tăng S đã bắt đầu từ 1965 và thiết kế để có thể gắn nó cho kính tiềm vọng/kính nhắm của xa trưởng hay lái xe/xạ thủ được áp dụng cho các xe phiên bản sản xuất.

Mẫu xe sản xuất ban đầu, Loại A được gắn động cơ turbine khí giống như các nguyên mẫu và phiên bản trước sản xuất nhưng Loại B sau này được mang động cơ Boeing 553 mạnh mẽ hơn, sản xuất ở Bỉ bởi F.N.-Boeing S.A. và được chấp nhận vào năm 1966. Nó tạo ra 490 mã lực và cải thiện thể hiện của chiếc tăng, đặc biệt là trong khả năng tăng tốc và tốc độ trung bình trên đường.

So sánh xe tank và chiến đấu cơ năm 2024
Xe tăng S Loại B với thiết bị nổi.

So sánh xe tank và chiến đấu cơ năm 2024
Góc nhìn từ phía sau chiếc Tăng S Loại B với thiết bị nổi.

THỂ HIỆN THỤC TẾ

Việc giao hàng các xe phiên bản sản xuất xe tăng S được kiểm nghiệm trên quy mô ngày càng lớn trong các đơn vị thiết giáp Thụy Điển. Các cuộc thử thách, chủ yếu là dựa trên môi trường thực tế, xác nhận rằng tăng S có thể thực hiện tất cả ngoại trừ một vai trò của một xe tăng chiến trường và nó có một số lợi thế so với các loại tăng có tháp pháo. Một kết luận tương tự cũng được người Anh đồng ý khi hai chiếc tăng S được đánh giá vào năm 1968.

Điều duy nhất mà xe tăng S không làm được là chạy theo một hướng và bắn pháo chính về một hướng khác. Nói cách khác, nó không thể giao chiến với các mục tiêu chính khi đang di chuyển, trừ khi chúng xuất hiện thẳng phía trước xe. Điều này làm gia tăng định kiến chống lại tăng S và quan điểm, rất cố chấp ở nhiều nơi, rằng nó không phải là xe tăng mà chỉ là một loại pháo tự hành diệt tăng có vai trò hạn hẹp.

Tuy nhiên, mọi loại tăng đều phải dừng lại để có thể bắn chính xác, ngay cả khi chúng được cân bằng bằng con quay hồi chuyển theo cả phương ngang lẫn dọc. Điều thực sự có ý nghĩa là tăng S có thể dừng lại và khai hỏa khẩu pháo với tốc độ như thế nào, vốn dựa trên toàn bộ khoảng thời gian phản ứng. Điều này bao gồm một chuỗi các sự kiện liên tiếp mà một số trong đó có thời gian giảm đi đáng kể hay thậm chí được bỏ qua ở tăng S. Điển hình là bởi vì xa trưởng và lái xe/xạ thủ đều đựoc cung cấp một bộ thiết bị kết hợp lái xe và điều khiến pháo, một trong hai người có thể dừng và bắn khẩu pháo. Vì thế mà khoảng thời gian cần phải có ở một xe tăng thông thường để xa trưởng xác nhận mục tiêu, ra lệnh cho lái xe, xạ thủ và người nạp đạn để hành động đã bị loại bỏ. Vì thế mà xe tăng S có thể phản ứng nhanh bằng hoặc thậm chí nhanh hơn một xe tăng thông thường.

Dĩ nhiên cũng có một số trường hợp mà khả năng bắn pháo về hướng bên hông của xe tăng có tháp pháo là một lợi thế mặc dù điều này có nghĩa là để hở điểm yếu sườn xe ra trước mặt kẻ thù. Nhưng trong hầu hết các khía cạnh khác, tăng S đều có lợi thế.

Điển hình là tăng S có hai động cơ vì thế làm giảm nguy cơ xe bị mất di động. Tương tự, vì xa trưởng và lái xe/xạ thủ đều có thiết bị lái xa và điều khiến pháo giống nhau, tăng S vẫn có thể hoạt động hiệu quả khi một trong hai bị mất khả năng chiến đấu. Dưới điều kiện thông thường, việc này làm giảm sự mật mỏi cho tổ lái. Cấu tạo của tăng S không chỉ làm giảm chiều cao của nó mà còn làm thuận tiện hơn cho việc lợi dụng địa hình và đặc biệt là trong các vị trí thân xe nằm dưới mặt đất. Nó cũng cung cấp cho tổ lái khả năng bảo vệ tốt mặc dù thực tế rằng với trọng lượng 37 tấn, xe tăng S là một trong những thành viên nhẹ kí nhất cũa thế hệ xe tăng hiện tại.

Khả năng bảo vệ cao của tăng S được thể hiện ra rõ trong các cuộc thử thách khác nghiệt thực hiện trong giai đọan 1968-1970. Trong những cuộc thử thách đó, xe tăngS đã sống sót được hỏa lực của các loại pháo tăng có tố độ cao, vũ khí chống tăng của bộ binh và pháo của máy bay, các vụ nổ mìn chống tăng, bom napalm và ngay cả sức nổ của một vụ nổ hạt nhân mô phỏng.