Số sánh tính oxi hóa của Flo, Brom - Iot và lấy ví dụ chứng minh

Số sánh tính oxi hóa của Flo, Brom - Iot và lấy ví dụ chứng minh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết được: Sơ lược về ứng dụng điều chế brom, iot và một vài hợp chất của chúng.

- Hiểu được: tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa, flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.

2. Kỹ năng:

- Dự đoán, kiểm tra kết luận được tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, . rút ra nhận xét.

- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của flo, brom, iot và có tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.

- Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

3. Thái độ:

- Giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn Hóa Học, tích cực tham gia xây dựng bài, phát biểu những kiến thức mình tìm hiểu được, có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học.

- Năng lực thực hành Hóa Học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học.

- Năng lực vận dụng Hóa Học vào đời sống thực tiễn.

5. Trọng tâm:- Tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa, flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.

II. Phương pháp:

- Phương pháp thuyết trình vấn đáp.

- Phương pháp đàm thoại gợi mở.

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

III. Chuẩn bị:

- Giáo Viên: Giáo án, phương tiện trực quan.

- Học Sinh: Học bài, nghiên cứu bài trước ở nhà, SGK.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 25: Flo. Brom. Iot - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Minh Trung (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Ngày soạn:10/01/2020 Người soạn: Huỳnh Minh Trung Bài 25: FLO - BROM – IOT (tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được: Sơ lược về ứng dụng điều chế brom, iot và một vài hợp chất của chúng. - Hiểu được: tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa, flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot. 2. Kỹ năng: - Dự đoán, kiểm tra kết luận được tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh,. rút ra nhận xét. - Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của flo, brom, iot và có tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot. - Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 3. Thái độ: - Giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn Hóa Học, tích cực tham gia xây dựng bài, phát biểu những kiến thức mình tìm hiểu được, có ý thức bảo vệ môi trường. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học. - Năng lực thực hành Hóa Học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học. - Năng lực vận dụng Hóa Học vào đời sống thực tiễn. 5. Trọng tâm:- Tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa, flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân oxi hóa giảm dần từ flo đến iot. II. Phương pháp: - Phương pháp thuyết trình vấn đáp. - Phương pháp đàm thoại gợi mở. - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. III. Chuẩn bị: - Giáo Viên: Giáo án, phương tiện trực quan. - Học Sinh: Học bài, nghiên cứu bài trước ở nhà, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy học. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Ứng dụng và sản xuất brom trong công nghiệp - Giới thiệu sơ lược cho học sinh về nhà tự tìm hiểu. Theo định hướng. - Nêu các ứng dụng của brom? - Trình bày phương pháp sản xuất brom trong công nghiệp? - HS dựa vào SGK trình bày ứng dụng và sản xuất brom trong công nghiệp 3. Ứng dụng. - Sản xuất một số dẫn xuất hidrocacbon của brom như C2H5Br (brometan), C2H4Br2 (đibrometan) làm dược phẩm. - Sản xuất AgBr dùng để tráng phim. 4. Sản xuất trong công nghiệp. Cl2 + 2NaBr ® 2NaCl + Br2 Hoạt động 2: IOT. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên - Yêu cầu HS quan sát lọ đựng iot và nêu tính chất vật lý của iot ở điều kiện thường? - Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm “sự thăng hoa của iot”Þ nêu hiện tượng, khái niệm sự thăng hoa? - Cho biết tính tan và trạng thái tự nhiên của iot? - Trả lời: Ở điều kiện thường iot là chất rắn, dạng tinh thể, màu đen tím. - Khi đun nóng iot chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi. - Hiện tượng thăng hoa là hiện tượng biến đổi từ trạng thái rắn sang trạng thái khí (không qua trạng thái lỏng). - Trả lời: + Iot tan rất ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. + Trong tự nhiên iot chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất muối iotua: NaI II. Iot (I2) 1. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên. - Ở điều kiện thường iot là chất rắn, dạng tinh thể, màu đen tím. - Khi đun nóng iot thăng hoa. - Iot tan rất ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. - Trong tự nhiên iot chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất muối iotua: NaI Hoạt động 3: Tính chất hóa học - Yêu cầu HS nêu tính chất hóa học cơ bản của iot? - Yêu cầu HS viết phương trình hóa học chứng minh? - Yêu cầu HS rút ra khả năng phản ứng của iot so với flo, clo, brom? - Rút ra kết luận. - Ngoài ra iot còn có tính chất riêng là gì? - Trả lời: Iot có tính oxi hóa Þ + Tác dụng với một số kim loại (to, xt). + Tác dụng với H2 ( to,xt) + Hầu như không tác dụng với nước. - Phương trình hóa học: - Iot tham gia phản ứng khó khăn hơn flo, clo, brom. - Lắng nghe, ghi chép. - Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh. 2. Tính chất hóa học. Iot có tính oxi hóa: + Tác dụng với một số kim loại (to, xt). + Tác dụng với H2( to,xt) + Hầu như không tác dụng với nước. - Phương trình hóa học: Iot có tính oxi hóa yếu hơn flo, clo, brom. - Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh. Hoạt động 4: Ứng dụng và sản xuất iot trong công nghiệp. Giới thiệu sơ lược cho học sinh về nhà tự tìm hiểu. Theo định hướng. - Hãy nêu những ứng dụng của iot? - Trình bày phương pháp sản xuất iot trong công nghiệp? - HS trả lời : Trình bày ứng dụng và phương pháp sản xuất iot. 3. Ứng dụng. ( Về nhà làm) - Sản xuất dược phẩm: cồn iot - Sản xuất chất tẩy rửa. - Muối iot dung để phòng bệnh bướu cổ. 4. Sản xuất iot trong công nghiệp. - Sản xuất iot từ rong biển V. Tổng kết đánh giá. - GV yêu cầu HS nêu: + Cho biết sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của flo, clo, brom, iot? Lấy ví dụ minh họa bằng phương trình hóa học? + Vì sao tính oxi hóa của các halogen khi đi từ flo đến iot lại giảm dần? + So sánh tính axit của các dung dịch axit HF®HI ? - Dặn dò: + Về nhà học bài + Làm BT 7,8,9 SGK/114 + Chuẩn bị Bài mới: Bài 24 Sơ lược hợp chất có oxi của clo.

Tài liệu đính kèm:

  • Số sánh tính oxi hóa của Flo, Brom - Iot và lấy ví dụ chứng minh
    giao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_25_flo_brom_iot_nam_hoc_2019_2020.doc

Lấy ví dụ chứng minh tính oxi hóa giảm dần từ \(F_2\) đến \(I_2\)

Flo, brom và iot cũng là các halogen có tính oxi hóa mạnh và thực tế cho thấy chúng dễ dàng liên kết ion với các kim loại và oxi hóa các kim loại đến hóa trị cao nhất.

Các nguyên tố Flo, brom, iot cùng thuộc nhóm VIIA chung với Clo vậy chúng có những tính chất nào giống và khác với clo, có những ứng dụng gì và điều chế chúng thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

I. Tính chất của Flo (F)

Bạn đang xem: Tính chất hóa học của Flo (F) Brom (Br) iot, bài tập về Flo Brom Iot – hóa 10 bài 25

1. Tính chất vật lý của Flo

– Là chất khí, màu lục nhạt, độc.

2. Tính chất hóa học của Flo

– Flo là phi kim mạnh nhất (có độ âm điện lớn nhất) nên Flo có tính oxi hóa mạnh nhất.

a) Flo tác dụng với kim loại

– Flo oxi hóa được tất cả các kim loại tạo thành muối florua:

* PTPƯ: 2M + nF2 → 2MFn

* Ví dụ: 2Na + F2 → 2NaF

2Fe + 3F2 → 2FeF3

Zn + F2 → ZnF2

b) Flo tác dụng với phi kim

– Khí flo oxi hóa được hầu hết các phi kim (trừ oxi và nito).

* Ví dụ: 3F2 + S → SF6

c) Flo tác dụng với hiđro H2

– Phản ứng xảy ra ngay cả trong bóng tối (gây nổ mạnh) tạo thành hiđro florua

F2 + H2 → 2HF↑

–  Khí HF tan vô hạn trong nước tạo ra dd axit flohidric, khác với axit HCl, axit HF là axit yếu, tính chất đặc biệt của axit HF là tác dụng với silic đioxit (SiO2) có trong thành phần thủy tinh) ⇒ do đó không dùng chai lọ thủy tinh để đựng dd axit HF.

SiO2  +  4HF →  SiF4  +  2H2O

d) Flo tác dụng với nước H2O

– Khí flo oxi hóa nước dễ dàng ngay cả ở nhiệt độ thường,Hơi nước bốc cháy khi tiếp xúc với khí flo:

2F2  +  2H2O → 4HF  +  O2

II. Tính chất của Brom Br2

1. Tính chất vật lý của Brom Br2

– Brom là chất lỏng màu đỏ nâu, mùi khó chịu, dễ bay hơi, độc.

2. Tính chất hóa học của Brom

– Brom cũng là nguyên tố oxi hóa mạnh nhưng yếu hơn Flo và Clo.

a) Brom tác dụng với kim loại

– Brom oxi hóa được nhiều kim loại (phản ứng cần đun nóng).

* Ví dụ:  3Br2  +  2Al   

Số sánh tính oxi hóa của Flo, Brom - Iot và lấy ví dụ chứng minh
 2AlBr3

b) Brom tác dụng với hidro H2

– Brom Br2 oxi hóa được hidro H2 ở nhiệt độ cao (không gây nổ) tạo thành hidro bromua.

Br2 + H2 

Số sánh tính oxi hóa của Flo, Brom - Iot và lấy ví dụ chứng minh
 2HBr

– Khí HBr tan trong nước tạo thành dd axit bromhidric, đây là axit mạnh, mạnh hơn axit HCl.

c) Brom tác dụng với nước H2O

– Khi tan trong nước, 1 phần brom tác dụng rất chậm với nước tạo ra axit HBr và axit HBrO (axit hipobromơ), là phản ứng thuận nghịch.

Br2  +  H2O  HBr  +  HBrO

III. Tính chất của Iot I2

1. Tính chất vật lý của iot I2

– iot là chất rắn, dạng tinh thể, màu đen tím, khi đun nóng iot rắn biến thành hơi không qua trạng thái lỏng (gọi là hiện tượng thăng hoa).

2. Tính chất hóa học của iot I2

a) iot tác dụng với kim loại

– Iot oxi hóa được nhiều kim loại nhưng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có xúc tác.

3I2  +  2Al   

Số sánh tính oxi hóa của Flo, Brom - Iot và lấy ví dụ chứng minh
 2AlI3

b) iot tác dụng với hidro H2

– Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, có xúc tác, phản ứng thuận nghịch (tạo thành khí hidro iotua): 

I2  +    H2      2HI

– Hidro iotua dễ tan trong nước tạo thành dd axit Iothidric, đó là 1 axit rất mạnh, mạnh hơn cả axit clohidric HCl , bromhidric HBr.

* Iot hầu như KHÔNG tác dụng với H2O

c) Iot có tính oxi hóa kém clo và brom (nên bị clo và brom đẩy ra khỏi muối):

Cl2 +  2NaI → 2NaCl + I2

Br2 +  2NaI → 2NaBr + I2

d) Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ (tinh bột) tạo thành hợp chất có màu xanh.

* Bảng tóm tắt tính chất hóa học của Flo, Brom, Iot, Clo

Số sánh tính oxi hóa của Flo, Brom - Iot và lấy ví dụ chứng minh

* Phương pháp điều chế Flo, Brom, Iot và Clo

Số sánh tính oxi hóa của Flo, Brom - Iot và lấy ví dụ chứng minh

IV – Phân Biệt Các Ion F–, Cl–, Br–, I–

NaF

NaCl

NaBr

NaI

AgNO3

Không PƯ

AgCl↓ trắng

AgBr↓ vàng nhạt

AgI↓ vàng

V. Bài tập Flo, Brom, iot

Bài 1 trang 113 sgk hóa 10: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh:

A. HCl.    B. H2SO4.    C. HNO3.    D. HF.

Lời giải bài 1 trang 113 sgk hóa 10:

* Đáp án: D đúng.

– Vì có PTPƯ: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

– Do đó HF không thể chứa trong bình thủy tinh (HF được dùng để khắc chữ lên thủy tinh)

Bài 2 trang 113 sgk hóa 10: Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang nàu nào sau đây:

A. Màu đỏ.   B. Màu xanh.   C. Không đổi màu.   D. Không xác được.

Lời giải bài 2 trang 113 sgk hóa 10:

* Đáp an: B đúng.

– Theo bài ra, ta có: nHBr = 1/81 mol;  nNaOH = 1/40 mol

– PTPƯ: NaOH + HBr → NaBr + H2O

– Theo PTPƯ tỉ lệ nNaOH : nHBr = 1 : 1

– Theo bài ra thì: nNaOH > nHBr (1/40 > 1/81) ⇒ sau phản ứng NaOH dư

⇒ nhúng giấy quỳ vào dung dịchthì giấy quỳ sẽ chuyển màu xanh.

Bài 5 trang 113 sgk hóa 10: Muối NaCl có lẫn tạp chất là NaI.

a) Làm thế nào để chứng minh rằng trong muối NaCl nói trên có lẫn tạp chất NaI?.

Hy vọng với bài viết hệ thống lại kiến thức về tính chất hóa học của Flo, Brom, Iot và bài tập vận dụng ở trên hữu ích với các em. Mọi thắc mắc và góp ý các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, nhớ chia sẻ nếu bài viết hay, chúc các em học tập tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)