So sánh hai gíai đoạn trong phong trào cần vương năm 2024

Căn cứ kế hoạch tổ chức kiểm tra HKII năm học 2015 - 2016 của trường THPT Giồng Riềng; căn cứ thống nhất nội dung ôn tập HKII của GVBM Lịch sử nay tổ chuyên môn ban hành Đề cương ôn tập kiểm tra HKII môn Lịch sử lớp 11 năm học 2015 - 2016 như sau:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC: 2015 – 2016

LỚP 11 – CƠ BẢN

****

Caâu 1/ Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên ?

Hướng dẫn trả lời

- Đà Nẵng lúc bấy giờ là một bộ phận của tỉnh Quảng Nam, là một cảng lớn, là đầu mối giao thông từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây, Đà Nẵng lại gần kinh thành Huế .

- Thực dân pháp đánh Đà Nẵng đầu tiên nhằm mục đích: Đánh chiếm một căn cứ quan trọng để trên cơ sở đó làm bàn đạp đánh vào Nam và đánh ra Bắc, nhanh chóng tấn công kinh thành Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh cuộc chiến tranh xâm lược của chúng đối với nước ta .

Caâu 2/ So sánh thái độ và hành động của nhân dân và triều đình nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp ?

Hướng dẫn trả lời

*Thái độ:

- Nhân dân: kiên quyết chống Pháp xâm lược ngay từ khi chúng nổ súng xâm lược, kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tỉnh Nam kì.

- Nhà Nguyễn: không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp. Bỏ lỡ thời cơ để hành động. Nhu nhược, ươn hèn, ích kỉ vì quyền lợi của dòng họ, bán rẽ dân tộc.

* Hành động

- Nhân dân: anh dũng chống trả Pháp tại Đà Nẵng, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp và chống sự nhu nhược của triều đình.

- Nhà Nguyễn: Bỏ lỡ thời cơ khi địch đánh Gia Định, kí các Hiệp ước 1862 để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kì, để mất ba tỉnh miền Tây, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

Câu 3: Thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra Bắc kì ?

Hướng dẫn trả lời

* Lần thứ nhất:

- Thực dân Pháp tung gián điệp đội lốt giáo sĩ hoặc thương nhân ra dò thám tình hình Bắc Kì, bắt liên lạc với lái buôn Đuy – Puy lúc đó đang hoạt động ở vùng biên giới Trung Quốc – Việt Nam và tích cực gây dựng cơ sở nội ứng

- Lấy cớ giải quyết vụ “Đuy-puy” theo yêu cầu của triều đình Huế, thực dân Pháp ở Sài Gòn đã phái Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc

- Pháp cho quân khiêu khích, gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Tri Phương nộp thành Hà Nội cho chúng. Sau đó tổ chức đánh vào thành Hà Nội

* Lần thứ hai:

- Thực hiện ý đồ chiếm đóng toàn bộ Việt Nam, Pháp vu cáo nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874 rồi đưa quân ra Bắc Kì

- Ngày 3-4-1882, Rivie chỉ huy một đạo quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Hà Nội. Sau khi giở trò khiêu khích, chúng nổ súng đánh thành Hà Nội vào ngày 25-4-1882

- Tháng 3-1883, Pháp chiếm các vùng mỏ Hồng Gai, Quảng Yên…

Câu 4/ So sánh điểm giống và khác nhau của 2 Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884) ? Nhận xét các hiệp ước đó ?

Hướng dẫn trả lời

Hiệp ước Hácmăng ( 1883 )

Hiệp ước Patơnốt ( 1884 )

Giồng nhau

- Hai Hiệp ước đều áp thừa nhận quyền “bảo hộ” của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì

- Thể hiện bản chất nhu nhược yếu hèn, đầu hàng Pháp của nhà Nguyễn.

Khác nhau

Vùng đất quản lý của triều đình Huế bị thu hẹp: Từ Đèo Ngang đến Khánh Hòa

Vùng đất quản lý của triều đình Huế được mở rộng: Từ Thanh Hóa đến Bình Thuận

Nhận xét:

- Hai Hiệp ước đã biến Việt Nam thành nước thuộc địa nửa phong kiến

- Tạo điều kiện cho Pháp thống trị lâu dài trên đất nước ta.

Câu 5: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 giai đoạn phát triển trong phong trào Cần Vương ? Vì sao nói phong trào Cần Vương thực chất là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược ?

* So sánh:

- Giống nhau:

  • Đều là phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược, thu hút nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước và đông đảo nhân dân tham gia

+ Hình thức đấu tranh: khởi nghiã vũ trang

+ Tuy thất bại nhưng đã gây cho Pháp nhiều khó khăn

- Khác nhau:

+ Lãnh đạo: Nếu giai đoạn I còn có sự lãnh đạo của triều đình thì sang giai đoạn II không còn sự lãnh đạo của triều đình – vua Hàm Nghi bị bắt

+ Về phạm vi, quy mô, trình độ tổ chức: Giai đoạn I nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, trên địa bàn rộng lớn, tập trung ở Bắc và Trung Kì. Giai đoạn II quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn ở vùng trung du và miền núi, có trình độ tổ chức cao hơn.

* Phong trào Cần Vương thực chất là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược, vì sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (cuối 1888), phong trào không dừng lại mà tiếp tục phát triển. Điều đó chứng tỏ “Cần Vương chỉ là một danh nghĩa, thực chất đây là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược”

Câu 6/ Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?

Hướng dẫn trả lời

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

- Thời gian: Kéo dài 10 năm (1885 – 1896).

- Địa bàn hoạt động: rộng khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức cao, linh hoạt, chủ động sáng tạo: Khởi nghĩa Hương Khê được chuẩn bị chu đáo về căn cứ địa, về lực lượng, và tích trữ lương thực, sản xuất vũ khí…

- Bước vào giai đoạn quyết liệt, khởi nghĩa Hương Khê đã gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề. Tiêu biểu như trận tấn công đồn Trường Lưu, Thị xã Hà Tĩnh, Chiến thắng Vụ Quang…

Câu 7/ Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào giống và khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ?

Hướng dẫn trả lời

* Giống nhau:

- Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX và cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm chung sau đây:

+ Thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp giải phóng dân tộc.

+ Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân.

+ Kết quả cuối cùng: đều bị thất bại vì thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn.

* Những đặc điểm khác nhau giữa các phong trào:

+ Về lãnh đạo: trong trào Cần Vương, lãnh đạo là quan lại, sĩ phu yêu nước còn trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế, lãnh đạo là những người xuất thân từ nông dân.

+ Về địa bàn hoạt động: phong trào Cần Vương diễn ra ở hầu khắp các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì, còn khởi nghĩa Yên Thế diễn ra ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc

+ Về lực lượng tham gia: trong phong trào Cần Vương, lực lượng tham gia gồm đông đảo nhân dân (văn thân, sĩ phu, nông dân, thổ hào địa phương, đồng bào thiểu số). Còn trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế, lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân

+ Về thời gian tồn tại: Khởi nghĩa Yên Thế tồn tại 30 năm, lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương, kể cả cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 8/ Những nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX ?

* Về chủ quan:

- Thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.

- Đường lối đấu tranh chưa đúng đắn.

- Chiến lược và chiến thuật còn non yếu, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp.

- Các cuộc khởi nghĩa chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân

* Về khách quan:

- Hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam chưa chín muồi, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại

- Do tương quan lực lượng giữa ta và Pháp còn chênh lệch: Pháp mạnh, ta yếu

Câu 9/ Sự hình thành, đặc điểm của các tầng lớp mới ở xã hội Việt Nam trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ I của thực dân Pháp ?

Hướng dẫn trả lời

- Công nhân:

+ Mới ra đời, còn non trẻ

+ Xuất thân từ nông dân bị mất đất, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,

+ Lương thấp, đời sống khổ cực.

+ Sớm có tinh thần đoàn kết đấu tranh chống áp bức bóc lột: bỏ việc, đấu tranh bạo lực phối hợp với các phong trào yêu nước, đưa đơn tố cáo, mít tinh, đình công, bãi công…

- Tầng lớp tư sản: là các thầu khoán, chủ các đại lí, 1 số sĩ phu yêu nước lập ra các hiệu buôn, cơ sở sản xuất trở thành tầng lớp tư sản… bị chính quyền thực dân kìm hãm, chèn ép. Dù muốn thay đổi trong kinh doanh, nhưng chưa dám tỏ rõ tỏ thái độ hưởng ứng, tham gia khởi nghĩa

- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: gồm tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán, nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên… đời sống vật chất khá hơn, nhưng vẫn bị chèn ép nhiều về mặt chuyên môn lẫn chính trị, thấm sâu nỗi nhục của người dân mất nước, sớm có ý thức dân tộc nên hào hứng tham gia các cuộc vận động cứu nước.

Câu 10: So sánh cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam trước và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ?

Hướng dẫn trả lời

Thời gian

Nội dung

Trước cuộc khai thác

Trong cuộc khai thác

Cơ cấu kinh tế

Chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp kém phát triển

Công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải bước đầu phát triển, nhưng nông nghiệp vẫn là chủ yếu

Cơ cấu xã hội

Hai giai cấp chính: địa chủ phong kiến và nông dân

Hai giai cấp chính là địa chủ phong kiến và nông dân, xuất hiện những lực lượng xã hội mới: công nhân, tư sản và tiểu tư sản