So sánh ct so với các kỹ thuật khác năm 2024

Chụp cắt lớp vi tính (CT) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại chẩn đoán và đánh giá được nhiều bệnh lý bên trong cơ thể. CT có thể được sử dụng ở người có triệu chứng để chẩn đoán bệnh hoặc không có triệu chứng để tầm soát bệnh. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra các ưu nhược điểm của kỹ thuật này để bạn hiểu rõ hơn trước khi tiến hành chụp cắt lớp vi tính.

/chup-cat-lop-vi-tinh-la-xet-nghiem-chan-doan-hinh-anh-quan-trong.jpg) Chụp cắt lớp vi tính là xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh quan trọng

1. Giới thiệu về kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp cắt lớp vi tính, còn gọi là chụp CT, chụp CT Scan, là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh của các bộ phận bên trong cơ thể.

Tiếng Anh của chụp cắt lớp vi tính là computerized tomography. Tomography - trong tiếng Hy Lạp tomos nghĩa là cắt rời thành từng mảnh, từng lát hay từng phần; graphein nghĩa là ghi lại hoặc viết lại.

Mỗi hình ảnh được tạo ra trong quá trình chụp CT cho thấy các cơ quan, xương hoặc mô trong một lát cắt mỏng. Tùy vào loại máy mà chụp cắt lớp vi tính có thể cho ra vài lát cắt cho đến hàng trăm lát cắt. Khi đánh giá, CT cho phép xem từng lát cắt riêng lẻ (hình ảnh 2D) hoặc xem toàn bộ lát cắt (hình ảnh 3D).

Các máy CT hiện đại ứng dụng kỹ thuật chụp xoắn ốc, tức là tia X sẽ quay quanh bàn quét theo hình xoắn ốc chứ không quay riêng lẻ từng vòng như kỹ thuật CT cũ. Điều này giúp việc chụp CT diễn ra nhanh hơn, tạo ra hình ảnh 3D chất lượng tốt hơn và nhờ đó có thể phát hiện được các tổn thương nhỏ.

Ví dụ như máy chụp CT Scanner 128 lát cắt Revolution – GE (Mỹ) của Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1, trong 1 vòng quay có thể thu 128 lát cắt mà chỉ mất 1/3 giây.

/ky-thuat-chup-ct-hien-dai-theo-hinh-xoan-oc.jpg) Kỹ thuật chụp CT hiện đại theo hình xoắn ốc

2. Ứng dụng của chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán các bệnh và tình trạng mạch máu, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, phình mạch máu và cục máu đông; cột sống; sỏi thận và bàng quang; áp xe; các bệnh viêm nhiễm, chẳng hạn như viêm loét đại tràng và viêm xoang; chấn thương ở đầu, hệ thống xương và các cơ quan nội tạng.

Trong ung thư, CT có thể được sử dụng để:

- Sàng lọc, tầm soát ung thư.

- Chẩn đoán sự hiện diện của một khối u.

- Cung cấp thông tin về giai đoạn ung thư.

- Hướng dẫn sinh thiết để chẩn đoán khối u.

- Hướng dẫn một số phương pháp điều trị tại chỗ, chẳng hạn như liệu pháp áp lạnh, cắt bỏ tần số vô tuyến và cấy hạt phóng xạ.

- Giúp lập kế hoạch xạ trị hoặc phẫu thuật.

- Xác định xem ung thư có đáp ứng với điều trị hay không.

- Phát hiện khối u tái phát.

Hình ảnh CT cũng được sử dụng để phát hiện chức năng não bất thường hoặc đánh giá ở bệnh nhân lớn tuổi bị sa sút trí tuệ, như trong bệnh Alzheimer.

/may-ct-cua-phong-kham-bvdh-y-duoc-1-giup-chan-doan-benh-hieu-qua.jpg) Máy CT của Phòng khám BVDH Y Dược 1 giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả

Dưới đây là những ưu điểm của chụp cắt lớp vi tính:

- CT là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không đau, không xâm lấn và chính xác.

- Chụp CT nhanh, điều này giúp CT vượt trội hơn MRI khi chụp các trường hợp bệnh nhân bị khó thở hay cần cấp cứu.

- So với các kỹ thuật chụp chuyên sâu và có chi phí mắc hơn thì CT được ứng dụng khá phổ biến ở các cơ sở khám chữa bệnh.

- CT vượt trội hơn nhiều so với X-quang thông thường vì có thể cung cấp cùng lúc các hình ảnh chi tiết, chất lượng cao về nhiều loại mô, xương và mạch máu.

- CT cung cấp hình ảnh mạch máu và xương tốt hơn MRI.

- CT ít nhạy cảm với chuyển động của bệnh nhân hơn MRI.

- CT là phương pháp thay thế phù hợp cho MRI trong trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định với MRI do có thiết bị kim loại, y tế cấy ghép trong người.

- CT cung cấp hình ảnh trong thời gian thực, là một công cụ hiệu quả để hướng dẫn sinh thiết bằng kim hoặc chọc hút bằng kim. Nhất là các thủ thuật liên quan đến phổi, bụng và xương.

/ct-cung-cap-hinh-anh-chi-tiet-va-ro-rang.jpg) CT cung cấp hình ảnh sọ não chi tiết và rõ ràng

4. Nhược điểm của chụp cắt lớp vi tính

Chụp CT giúp chẩn đoán các tình trạng nguy hiểm như xuất huyết, cục máu đông hoặc ung thư. Chẩn đoán sớm các tình trạng này tăng khả năng điều trị và cứu sống bệnh nhân. Tuy nhiên cũng giống như bất kỳ một xét nghiệm y khoa nào, CT cũng có một số nhược điểm nhất định.

a. Nguy cơ tiếp xúc bức xạ khi chụp CT

Nhược điểm được nhắc đến nhiều nhất của chụp CT là rủi ro do tiếp xúc với bức xạ từ tia X. Tiếp xúc với bức xạ ion hóa làm tăng nguy cơ ung thư và nguy cơ này tăng lên cùng với số lần phơi nhiễm cộng lại trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nguy cơ phát triển ung thư do tiếp xúc với bức xạ tia X trong kiểm tra y khoa nói chung là nhỏ.

Trong ứng dụng chụp CT, trừ khi lợi ích vượt xa rủi ro nếu không CT sẽ không được khuyến nghị ở phụ nữ mang thai vì có thể gây rủi ro cho thai nhi, nhất là khi chụp bụng hoặc vùng chậu. Ở trẻ em, CT chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết vì nguy cơ phơi nhiễm cao hơn do nhạy cảm hơn với bức xạ và tuổi đời còn trẻ.

Với các trường hợp cần chụp lặp đi lặp lại, thường sẽ chỉ định các phương pháp khác như MRI hay siêu âm để theo dõi, kiểm tra. Tuy nhiên, trong trường hợp các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác không thể cung cấp câu trả lời chính xác, hoặc trường hợp cấp cứu và hạn chế về thời gian thì CT là một lựa chọn cần được cân nhắc.

Người bệnh nên lưu trữ lại hồ sơ kiểm tra sức khỏe, kể cả các kết quả chụp CT để cung cấp cho bác sĩ trong trường hợp đi khám ở các cơ sở khác nhau, tránh việc phải thực hiện lại.

Để hạn chế các rủi ro liên quan đến bức xạ, các nhà sản xuất máy quét CT luôn luôn tìm cách cải tiến máy chụp CT để thời gian chụp ngắn hơn, giảm liều bức xạ và điều chỉnh để phù hợp cho các đối tượng cụ thể. Ví dụ khi chụp CT lồng ngực sẽ dùng liều bức xạ thấp hơn, hay máy chụp CT có chế độ điều chỉnh cho trẻ em.

/chup-ct-phoi-su-dung-lieu-buc-xa-thap.jpg) Chụp CT phổi sử dụng liều bức xạ thấp

b. Nguy cơ phản ứng với chất cản quang khi chụp CT

Tia X có thể chụp các cấu trúc dày đặc bên trong cơ thể, ví dụ như xương, một cách dễ dàng. Nhưng các cấu trúc mô mềm khác nhau có thể cản trở tia X ở một mức độ nào đó khiến hình ảnh khó nhìn thấy. Ngược lại, MRI có khả năng chụp mô mềm tốt hơn nhiều so với CT. Để cải thiện điều này, trong chụp CT người ta sẽ sử dụng chất cản quang để nâng cao chất lượng hình ảnh.

Chất cản quang sẽ được tiêm vào đường tĩnh mạch ở cánh tay trước khi tiến hành chụp CT. Sau đó, chất này sẽ được đào thải qua thận.

Chất cản quang an toàn ở hầu hết mọi người. Nguy cơ phản ứng dị ứng nghiêm trọng với chất cản quang là cực kỳ hiếm. Các cơ sở y tế luôn có biện pháp để xử lý kịp thời các trường hợp bị sốc phản vệ với chất cản quang.

Ở một số bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận, chất cản quang có thể làm suy giảm chức năng thận. Vì vậy, thuốc cản quang đường tĩnh mạch không nên dùng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận vì chúng có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn, nhất là bệnh nhân suy thận nặng phải lọc thận định kỳ.