Qua cầu rút ván nghĩa là gì năm 2024

thuyhoa17

  • 2

"Qua cầu rút ván".

- Nghĩa đen: có 1 cây cầu được dựng nên cho mọi ngừoi để qua sông, hoặc một địa điểm khó khăn nào đó. Tuy nhiên, có người đi qua rồi lại rút những cái ván làm nên cây cầu đó, và những người còn lại thì ko thể đi được nữa.

- Nghĩa bóng: phê phán những con người vô lương tâm, nhận được sự giúp đỡ rồi thì lại lật mặt và lại làm những điều ko tốt sau đó, đáp trả lại công sơn đó bằng những hành động trái ngươic hoàn toàn, những hành động xấu xa.

Nó cũng tương tự như câu: "Ăn cháo đá bát".

Phê phán những con người quên đi quá khứ, quên đi công lao, quên rằng mình được sinh ra từ đâu và được giúp đỡ ntn.

:|

daivo12

  • 3

he he

cùng vui nào ak giúp mình giai nghĩa từ dĩ hòa vi quý nha! \Rightarrow

vitconxauxi_vodoi

  • 4

    cùng vui nào ak giúp mình giai nghĩa từ dĩ hòa vi quý nha! \Rightarrow

"Dĩ hòa vi quý" là một lời khuyên cho mọi người trong việc giao tiếp với xã hội.

Nghĩa từng chữ một trong câu này như sau:

-DĨ có nghĩa là "lấy" -HÒA có rất nhiều nghĩa, trong câu này HÒA có nghĩa là "cùng hòa hợp với nhau", "không trái ý với nhau" -VI có nghĩa là "làm" -QUÝ cũng có nhiều nghĩa, trong câu này có nghĩa là " lấy làm trọng"

Nghĩa toàn câu là "(Hãy) lấy sự hòa hợp với nhau làm trọng"

Giải nghĩa rộng ra là trong cuộc sống hàng ngày, sự giao tiếp, tiếp cận giữa người và người thường hay va chạm nhau vì do khác chính kiến, khác quan điểm, khác lối sống, v.v.... dễ gây ra những xáo trộn trong xã hội. Vì vậy, nho giáo khuyên con người nên lấy sự hòa hợp với nhau làm điều quan trọng.

Em hãy giải thích câu tục ngữ '' Qua cầu rút ván ''

Qua cầu rút ván : Nghĩa đen :cái ván ( 1 tấm gỗ bề ngang khoảng 40 đến 50cm) bắc qua một cái lạch hay một con kênh cho người ta qua lại. Rút ván là cất cái ván đó đi để những người đi sau không qua được. Nghĩa bóng : Chỉ tính ích kỷ của những người chỉ biết nghĩ đến mình, không biết nghĩ và giúp đỡ người khác.

Tiếng Việt[sửa]

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng Hà Nội Huế Sài Gònkwaː˧˧ kə̤w˨˩ zut˧˥ vaːn˧˥kwaː˧˥ kəw˧˧ ʐṵk˩˧ ja̰ːŋ˩˧waː˧˧ kəw˨˩ ɹuk˧˥ jaːŋ˧˥Vinh Thanh Chương Hà Tĩnhkwaː˧˥ kəw˧˧ ɹut˩˩ vaːn˩˩kwaː˧˥˧ kəw˧˧ ɹṵt˩˧ va̰ːn˩˧

Cụm từ[sửa]

qua cầu rút ván

  1. Ví tính người ích kỉ, xấu tính, đã vượt qua được trở ngại rồi thì triệt đường của người khác, không để cho ai tiến kịp mình. Là cán bộ đầu đàn, anh phải thoáng mở một chút, chớ có vì hẹp hòi mà qua cầu rút ván.
  2. Câu thành ngữ này còn để chỉ sự phản bội của một người nào đó đối với người khác.

(TG) - Lòng biết ơn là một trong những giá trị sống, đồng thời là một phương châm ứng xử nhân văn, tinh tế để góp phần làm nên vẻ đẹp nhân cách của con người.

Qua cầu rút ván nghĩa là gì năm 2024

Ảnh minh hoạ.

Lòng biết ơn là một trong những giá trị phổ quát của đạo đức nhân loại. Cách nay hơn 2.000 năm, Marcus Tullius Cicero, một trong những triết gia và nhà hùng biện trứ danh thời La Mã cổ đại từng khẳng định: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác của con người”.

Đối lập với lòng biết ơn là sự vô ơn. Trong văn hóa ứng xử của ông cha ta, những kẻ vô ơn bạc nghĩa luôn bị xã hội phê phán nghiêm khắc. Khi được người khác đối đãi tử tế nhưng bản thân lại đối xử trở mặt như trở bàn tay là những kẻ “ăn mật trả gừng”. Khi hưởng thụ quyền lợi nơi này nhưng lại ủng hộ, vun vén cho nơi khác là những kẻ “ăn cây táo rào cây sung”. Khi đạt được mục đích cá nhân nhưng vội quên ngay người khác giúp đỡ mình là những kẻ “được chim bẻ ná, được cá quên nơm”. Đáng khinh nhất là những kẻ vô ơn bạc nghĩa khi thể hiện thói ích kỷ cá nhân đến mức “khỏi vòng cong đuôi”, “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”...

Một người dân mà có thái độ vô ơn đã là điều đáng trách. Càng đáng phê phán hơn khi có những người từng mấy chục năm được hưởng “ăn cơm nước, hưởng lộc dân” nhưng sau khi rời nhiệm sở trở về cuộc sống đời thường lại nảy sinh tư tưởng tiền hậu bất nhất. Lợi dụng mạng xã hội chê bai đủ thứ về hiện thực đất nước qua lăng kính chỉ toàn màu đen. Có người khi đương chức, đương quyền thì giữ gìn lời ăn tiếng nói, cẩn trọng phát ngôn từng câu, từng chữ để được tiếng là “khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”, nhưng khi về hưu lại biến mình thành “thông tấn xã vỉa hè” bởi ngồi ở đâu, chỗ nào cũng có thể “bàn loạn” chuyện quốc gia đại sự mà không biết giữ mồm, giữ miệng.

Cũng có người một thời sát cánh cùng đồng chí, đồng đội, đồng bào trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, thì nay một phần để cho tư tưởng công thần lên ngôi, phần khác vì bị lôi kéo, kích động bởi các phần tử cơ hội chính trị nên không bảo trọng vẹn toàn lời thề kết nạp Đảng năm nào, tự biến mình trở thành “cái loa” phát ngôn cho những thông tin sai trái, lệch lạc, làm nhiễu nhương dư luận, gây phân tâm lòng người. Cách ứng xử như thế cũng là tiền hậu bất nhất và họ đang tự biến mình thành người vô ơn bạc nghĩa trước tấm lòng cao cả của cộng đồng, tổ chức và chế độ từng nuôi dưỡng, bao bọc, rèn luyện và tạo cơ hội cho họ thành danh trước khi rời vị trí công tác xã hội.

Thật ra, xã hội nào, thể chế chính trị nào cũng luôn khuyến khích, đề cao, ghi nhận những con người công tác trong bộ máy công quyền giàu lòng cống hiến, hy sinh và luôn mang trong mình văn hóa tri ân. Bởi vì suy cho cùng, thể chế chính trị là cái nôi, là bệ đỡ cho anh thành đạt thì dù đang công tác hay khi về hưu thì anh rất nên/cần ghi nhớ, biết ơn cái nơi cho mình cả danh phận cá nhân lẫn cuộc sống hạnh phúc gia đình. Dù khi rời nhiệm sở, cán bộ không còn sở hữu quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, nhưng không có nghĩa là tự mình xa rời hay lãng quên tinh thần phụng công, thủ pháp, trách nhiệm công dân và ý thức nêu gương trước quốc dân đồng bào. Có thể nói rằng, uy lực công quyền một thời đã tạo thế, tạo danh cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thì khi về hưu họ ít nhiều vẫn được “thơm lây” từ cái thế, cái danh đó. Cho nên lời nói, phát ngôn, ý kiến của họ vẫn có trọng lượng nhất định. Do đó, bất cứ một sự thoái thác nào về danh vị, chức tước của mình một cách không chính đáng, không thiện chí rồi sa đà vào lối hành xử tiền hậu bất nhất sẽ vô hình trung làm giảm uy tín, thậm chí làm tiêu tan thanh danh một thời mình dày công gây dựng.

Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, thể hiện lòng biết ơn không chỉ đối với tổ tiên, dòng họ, gia đình, thầy cô, nhà trường, làng xóm, quê hương - nơi mình sinh ra, lớn lên, học tập; mà cần bền bỉ duy trì, thực hiện văn hóa tri ân đối với cộng đồng, đất nước, dân tộc, nhân dân - nơi mình được bao bọc, nuôi dưỡng về thể chất và tâm hồn; đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị và thể chế chính trị - nơi mình được công tác, làm việc, cống hiến, trưởng thành, có địa vị xã hội và cuộc sống gia đình ổn định, hạnh phúc.

Khi cán bộ, đảng viên chú trọng bảo toàn nét đẹp văn hóa tri ân của bản thân ở mọi lúc, mọi nơi sẽ góp phần lan tỏa giá trị đạo đức tốt đẹp trong xã hội, đồng thời đây cũng là một cách phòng ngừa thói tiền hậu bất nhất và sự dửng dưng, vô cảm - một nguy cơ làm bào mòn tâm hồn, cốt cách của người cộng sản. Đây cũng là một cách tự phòng ngừa bản thân tránh rơi vào tình trạng “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị./.