Phụ cấp vượt khung được tính như thế nào

Trong các chế độ hỗ trợ được nhà nước quy định, phụ cấp thâm niên vượt khung là dạng phổ biến được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn khá lạ lẫm với các bạn trẻ. Không phải ai cũng hiểu loại phụ cấp là gì, các đối tượng, điều kiện hưởng phụ cấp là ai?

Trong bài viết ngày hôm nay, Glints sẽ cho bạn kiến thức đầy đủ về “Phụ cấp thâm niên vượt khung” theo đúng quy định của nhà nước. 

Định nghĩa phụ cấp thâm niên vượt khung là gì?

Phụ cấp thâm niên vượt khung là một quy định của Nhà nước về chế độ cho các cán bộ, nhân viên tại doanh nghiệp, xí nghiệp nhằm khuyến khích, khích lệ tinh thần lao động của nhân viên. Chế độ này đảm bảo cho người lao động yên tâm làm việc và cố gắng trau dồi kỹ năng và phát huy những kinh nghiệm của bản thân trong công việc. 

Dưới đây, Glints sẽ tổng thông tin về đối tượng được hưởng và cách tính phụ cấp thâm niên quy định của pháp luật đã được Nhà nước ban hành. 

Phụ cấp vượt khung được tính như thế nào

Căn cứ pháp lý

Nghị định 77/2021/NĐ-CP

Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức năm 2019;

Phụ cấp vượt khung được tính như thế nào

Nghị định 204/2004/NĐ-CP 

Thông tư 04/2005/TT-BNV

Thông tư số 02/2017/TT-BNV

Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung

Phụ cấp thâm niên là chế độ khuyến khích mà Nhà nước đưa ra cho cán bộ, công chức, viên chức khi trong quá trinh công tác tại đơn vị. Cách tính cụ thể như sau:

Cách tính hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung

 Phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định tại khoản 1 điều 6 nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:

     a) Mức phụ cấp như sau:

     a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

     a2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

     b)Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.

     c) Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.”

Phụ cấp vượt khung được tính như thế nào

Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung nhà giáo

Mức tiền phụ cấp thâm niên=Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởngxMức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳxMức % phụ cấp thâm niên được hưởng

Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức

Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BNV hướng dẫn cách tính lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức như sau:

Mức lương = 1.300.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng;

Mức phụ cấp: Các khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở = 1.300.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng;

Các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) = [mức lương + mức phụ cấp chức vụ (nếu có) + mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x Tỉ lệ % phụ cấp.

Căn cứ để tính thời gian hưởng phụ cấp thâm niên

– Sổ Bảo hiểm xã hội;

– Quyết định hoàn thành nghĩa vụ quân sự ;

– Quyết  định bổ nhiệm ngạch hoặc quyết định tiếp nhận và phân công công tác hoặc quyết định công nhận hết thời gian tập sự;

– Quyết định điều động, phân công nhiệm vụ mới theo một trong các chức danh của chuyên ngành;

Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên

– Điều kiện về thời gian được tính thời gian được hưởng chế độ thâm niên vượt khung như sau:

+ Căn cứ Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP đối với chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo cần đáp ứng điều kiện thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm( 60 tháng).

+ Căn cứ Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vi phải có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trục của Quân đội cũng đủ 5 năm để được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

+ Các cán bộ, công chức, viên chức  khác để được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung cần công tác đủ 5 năm tại đơn vi, cơ quan. 

– Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên bao gồm thời gian sau:

+ Thời gian công tác tại đơn vị

+ Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian trong cùng ngày nghề mình đang canh tác  để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

+ Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

Có thể bạn quan tâm

  • Phụ cấp thâm niên trong doanh nghiệp – Quy định và cách tính như thế nào?
  • Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo
  • Thông tư 04/2005/TT-BNV hướng dẫn phụ cấp thâm niên vượt khung
  • Quy định của pháp luật về sử dụng lao động chưa thành niên?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102. Bên cạnh đó, nếu bạn thắc mắc về việc thủ tục hành chính, giấy tờ pháp lý, công ty tạm ngừng kinh doanh,… hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được giải đáp.