Mẫu báo cáo chất lượng công trình của nhà thầu

Khi hoàn thành công trình xây dựng, nhà thầu phải lập báo cáo hoàn thành công trình của nhà thầu. Đây là một nội dung quan trọng, sau đây hãy cùng ACC tìm hiểu xem loại báo cáo này đang được pháp luật quy định như thế nào quý vị nhé!

Mẫu báo cáo chất lượng công trình của nhà thầu

Báo cáo hoàn thành công trình của nhà thầu (Cập nhật 2022)

Báo cáo hoàn thành công trình của nhà thầu là văn bản được lập ra để báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, thông tin công trình…

2. Báo cáo hoàn thành công trình của nhà thầu được quy định tại đâu?

Báo cáo hoàn thành công trình của nhà thầu được quy định tại Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16/8/2019 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Cụ thể là Mẫu số 02. Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng.

3. Mẫu báo cáo hoàn thành công trình của nhà thầu

ACC hân hạnh gửi tới quý khách hàng Mẫu báo cáo hoàn thành công trình của nhà thầu như sau:

………….(1)……………..
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ………. ……., ngày……tháng……năm……

BÁO CÁO HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Kính gửi : …………………..(2)……………………..

…….(1)……. báo cáo kết quả nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng với các nội dung sau:

  1. Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng: …..
  2. Địa điểm xây dựng …..
  3. Tên và số điện thoại liên lạc của cá nhân phụ trách trực tiếp: …..
  4. Quy mô hạng mục công trình, công trình xây dựng: (nêu tóm tắt về các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình).
  5. Danh sách các nhà thầu (tổng thầu xây dựng, nhà thầu chính: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng).
  6. Ngày khởi công và ngày hoàn thành (dự kiến).
  7. Khối lượng của các loại công việc xây dựng chủ yếu đã được thực hiện.
  8. Đánh giá về chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế.
  9. Báo cáo về các điều kiện để đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng
  10. Kèm theo báo cáo là danh mục hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

Chủ đầu tư cam kết đã tổ chức thi công xây dựng theo đúng hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt, giấy phép xây dựng (hoặc căn cứ miễn phép theo quy định của pháp luật); tập hợp hồ sơ hoàn thành công trình đầy đủ và tổ chức nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Đề nghị….(1)….tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng theo thẩm quyền./.

 Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu…

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PL CỦA

CHỦ ĐẦU TƯ

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân)

4. Hướng dẫn điền Mẫu báo cáo hoàn thành công trình của nhà thầu

Mẫu báo cáo hoàn thành công trình của nhà thầu được điền như sau:
(1) Tên của Chủ đầu tư;
(2) Cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

Mẫu danh mục hồ sơ hoàn thành công trình (Phụ lục III, Ban hành kèm theo Thông tư số 26 /2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng)

  1. Hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng
    1. Quyết định về chủ trương đầu tư kèm theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.
    2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc dự án thành phần của cấp có thẩm quyền kèm theo báo cáo nghiên cứu khả thi.
    3. Nhiệm vụ thiết kế, các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở.
    4. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư (nếu có).
    5. Văn bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: thỏa thuận quy hoạch, thỏa thuận hoặc chấp thuận sử dụng hoặc đấu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; đánh giá tác động môi trường, đảm bảo an toàn (an toàn giao thông, an toàn cho các công trình lân cận) và các văn bản khác có liên quan.
    6. Quyết định cấp đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất.
    7. Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
    8. Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu và các hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.
    9. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu theo quy định.
    10. Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
    II. Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình
    1. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo khảo sát xây dựng công trình.
    2. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
    3. Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, kèm theo: hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); chỉ dẫn kỹ thuật; danh mục tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.
    4. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo).
    5. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
    6. Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình.

III. Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
1. Danh mục các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền
2. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).
3. Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.
4. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa.
5. Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công và quan trắc trong quá trình vận hành.
6. Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận công trình, nghiệm thu giai đoạn (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.
7. Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).
8. Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình.
9. Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình.
10. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:
a) Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa;
b) An toàn phòng cháy, chữa cháy;
c) An toàn môi trường;
d) An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;
đ) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
e) Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan;
g) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
11. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
12. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình đưa vào sử dụng.
13. Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa công trình vào sử dụng.
14. Các hồ sơ/ văn bản/ tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.
15. Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

5. Những câu hỏi thường gặp.

5.1. Hoàn thành công trình xây dựng là gì ?

Hoàn thành công trình là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.

5.2. Hồ sơ xin xác nhận hoàn thành công trình xây dựng?

– Giấy phép xây dựng.

– Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công công trình xây dựng (nếu có). Theo đó, các bên bao gồm chủ sở hữu, chủ đầu tư, các đơn vị thiết kế, đơn vị giám sát và đơn vị thi công công trình. Trong bản hợp đồng này cần phải thể hiện được sự thỏa thuận giữa các bên có liên quan với nhau về quyền và nghĩa vụ đối với công trình. Bản hợp đồng này cần được soạn thảo ra giấy và phải được sao lưu thành nhiều bản khác nhau.

– Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

– Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

– Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).

–  Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).

– Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy

5.3. Báo cáo hoàn thành công trình xây dựng do ai lập?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Xây dựng, chủ đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:

– Xác định yêu cầu, nội dung nhiệm vụ lập dự án; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong trường hợp thuê tư vấn lập dự án; tổ chức nghiệm thu kết quả lập dự án và lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng;

– Lựa chọn tổ chức tư vấn lập dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;

– Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác của các thông tin, tài liệu được cung cấp cho tư vấn khi lập dự án; trình dự án với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

– Lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự án theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án và của người quyết định đầu tư;

– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Thu hồi vốn, trả nợ vốn vay đối với dự án có yêu cầu về thu hồi vốn, trả nợ vốn vay;

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, một trong các nghĩa vụ của chủ đầu tư là báo việc thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, trong đó gồm Báo cáo hoàn thành công trình, hạng mục xây dựng.

Trên đây là báo cáo hoàn thành công trình của nhà thầu (Cập nhật 2022) do ACC trình bày. Chúng tôi đã giải thích báo cáo hoàn thành công trình là gì? Được quy định tại đâu? Mẫu báo cáo hoàn thành công trình của nhà thầu như thế nào? Mẫu danh mục hồ sơ hoàn thành công trình đi kèm. Đây là một nội dung vô cùng quan trọng. Nếu cần hỗ trợ gì thêm, hãy liên hệ với ACC quý vị nhé!

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin