Kiểm toán viên nhà nước là gì năm 2024

Kiểm toán viên nhà nước là công chức nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm vào các ngạch kiểm toán viên nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.

Ngạch Kiểm toán viên nhà nước là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm toán viên nhà nước, bao gồm các ngạch:

- Kiểm toán viên;

- Kiểm toán viên chính;

- Kiểm toán viên cao cấp.

2. Tiêu chuẩn để trở thành kiểm toán viên nhà nước

2.1. Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước

Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước bao gồm:

- Bảo đảm các tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;

- Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;

- Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.

2.2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch Kiểm toán viên

Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên bao gồm:

- Đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước tại mục (2.1).

- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.

- Nắm được quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực kiểm toán nhà nước.

- Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên.

2.3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch Kiểm toán viên chính

Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính bao gồm:

- Nắm vững và áp dụng thành thạo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.

- Có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược phát triển ngành, kế hoạch kiểm toán dài hạn, trung hạn và khả năng về tổng kết, nghiên cứu lý luận chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán; có khả năng xây dựng chuẩn mực kiểm toán nhà nước và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực kiểm toán nhà nước.

- Hiểu biết các thông lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

- Có thâm niên tối thiểu ở ngạch Kiểm toán viên là 05 năm hoặc ở ngạch tương đương là 08 năm.

- Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên chính.

2.4. Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch Kiểm toán viên cao cấp

Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên cao cấp bao gồm:

- Nắm vững và có khả năng chỉ đạo áp dụng quy trình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ ở các lĩnh vực kiểm toán vào hoạt động kiểm toán.

- Có năng lực chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước về lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

- Có thâm niên tối thiểu ở ngạch Kiểm toán viên chính là 05 năm hoặc ở ngạch tương đương là 08 năm.

- Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên cao cấp.

(Khoản 8, 9 Điều 3, Điều 21, 22, 23, 24, 25 Luật Kiểm toán nhà nước 2015)

\>>> Xem thêm: Kiểm toán viên có được phép hành nghề với tư cách cá nhân không? Nếu bị phát hiện hành nghề với tư cách cá nhân thì có bị xử lý không?

Đổi mới phương thức học, tổ chức thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên đến năm 2030?

Điều kiện để được dự thi chứng chỉ kiểm toán viên là gì? Kê khai sai thông tin trong hồ sơ dự thi thì bị xử phạt như thế nào?

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, giúp tài chính nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng.

Hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được chính thức thành lập ngày 11 tháng 7 năm 1994 theo Nghị định 70/CP của Chính phủ Việt Nam với chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp lý của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kế toán nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước tương đương cấp Bộ trưởng, do Thủ tướng bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn.

Sau khi Luật Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006, cơ quan Kiểm toán Nhà nước chuyển sang trực thuộc Quốc hội; vị trí Tổng kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu theo sự đề cử của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm), có thể được bầu lại nhưng không quá 2 nhiệm kỳ. Sửa đổi này được đưa ra nhằm đảm bảo việc kiểm soát ngân sách nhà nước chi tiêu khách quan và độc lập hơn.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII ngày 28.11.2013 đã hiến định địa vị pháp lý của KTNN và Tổng Kiểm toán Nhà nước tại Điều 118:

  1. Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
  2. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định.

Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

  1. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định.

Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng Kiểm toán Nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bùi Hải Ninh (1994-2000)
  • Hà Ngọc Sơn (1994-2005)
  • Hoàng Ngọc Hài (1994-2006)
  • Lê Minh Khái (2007-2014)
  • Lê Hoàng Quân (2008-2015)
  • Hoàng Hồng Lạc (2008-2017)
  • Cao Tấn Khổng (2008-2018)
  • Đoàn Xuân Tiên (2011-2020)
  • Nguyễn Quang Thành (2011-2021)
  • Doãn Anh Thơ (2021-nay)
  • Vũ Văn Họa (đến 2022)
  • Đặng Thế Vinh (2017-nay)
  • Nguyễn Tuấn Anh
  • Hà Thị Mỹ Dung
  • Ngô Văn Tuấn (2022)
  • Bùi Quốc Dũng (2023-nay)

Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đương nhiệm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổng Kiểm toán Nhà nước: Ngô Văn Tuấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước
  • Các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước:
  • Doãn Anh Thơ
  • Đặng Thế Vinh
  • Nguyễn Tuấn Anh
  • Hà Thị Mỹ Dung
  • Bùi Quốc Dũng

Các cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước bao gồm 34 Vụ và đơn vị tương đương cấp Vụ, đứng đầu các Vụ là Vụ trưởng, đứng đầu các Chuyên ngành và các Khu vực của Kiểm toán Nhà nước là Kiểm toán trưởng (cấp Vụ trưởng)

Kiểm toán Nhà nước gồm những ai?

Kiểm toán Nhà nước (Việt Nam).

Cơ quan Kiểm toán Nhà nước tiếng Anh là gì?

Kiểm toán nhà nước được hiểu là cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước đảm nhiệm các chức năng chuyên môn về kiểm toán tài sản công và ngân sách nhà nước. Trong tiếng Anh, KTNN được dịch là “State audit“. Ngoài ra, KTNN còn là thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động kiểm toán do các công chức thuộc cơ quan Nhà nước thực hiện.

Khách thể của Kiểm toán Nhà nước là gì?

Khách thể của Kiểm toán Nhà nước là các tổ chức, đơn vị, cá nhân có sử dụng hoặc liên quan đến nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước. Bao gồm các tổ chức, đơn vị, cá nhân sau đây: Các dự án, công trình được ngân sách nhà nước đầu tư. Các doanh nghiệp có vốn 100% ngân sách nhà nước.

Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành là gì?

Kiểm toán nhà nước chuyên ngành được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 thì kiểm toán nhà nước chuyên ngành là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, thực hiện kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán ở trung ương và các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.