Khi lỗi thuộc về những vì sao tve năm 2024

Khi lỗi thuộc về những vì sao tve năm 2024

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khi lỗi thuộc về những vì sao tve năm 2024

Tập tin gốc ‎(tập tin SVG, 405×99 điểm ảnh trên danh nghĩa, kích thước: 8 kB)

Lịch sử tập tin

Nhấn vào ngày/giờ để xem nội dung tập tin tại thời điểm đó.

Ngày/giờHình xem trướcKích cỡThành viênMiêu tả hiện tại17:00, ngày 7 tháng 3 năm 2010

Khi lỗi thuộc về những vì sao tve năm 2024
405×99 (8 kB)Xinese-vpequeño error 16:58, ngày 7 tháng 3 năm 2010
Khi lỗi thuộc về những vì sao tve năm 2024
405×99 (2 kB)Xinese-v{{Information |Description={{es|1=Primer "logotipo" de Televisión Española, usado ahsta más o menos la década de los 60.}} |Source={{own}} |Author=TVE (de esta imagen, Xinese-v) |Date= |Permission={{PD-textlogo}} {{PD-shape}} {{trade

Trang sử dụng tập tin

Có 1 trang tại Wikipedia tiếng Việt có liên kết đến tập tin (không hiển thị trang ở các dự án khác):

Sử dụng tập tin toàn cục

Những wiki sau đang sử dụng tập tin này:

  • Trang sử dụng tại ar.wikipedia.org
    • التلفزيون الإسباني
    • القناة الأولى الإسبانية
  • Trang sử dụng tại az.wikipedia.org
    • İspaniya Televiziyası
  • Trang sử dụng tại ca.wikipedia.org
    • Televisió Espanyola
    • La 1
  • Trang sử dụng tại cs.wikipedia.org
    • La 1
  • Trang sử dụng tại en.wikipedia.org
    • Televisión Española
    • La 1 (Spanish TV channel)
  • Trang sử dụng tại es.wikipedia.org
    • Televisión Española
    • Anexo:Imagen corporativa de La 1
  • Trang sử dụng tại eu.wikipedia.org
    • Televisión Española
    • Lankide:Aizetiii/Proba orria
  • Trang sử dụng tại fa.wikipedia.org
    • تله‌بیسیون اسپانیولا
  • Trang sử dụng tại fr.wikipedia.org
    • La 1
  • Trang sử dụng tại gl.wikipedia.org
    • Televisión Española
  • Trang sử dụng tại hu.wikipedia.org
    • La 1
  • Trang sử dụng tại hy.wikipedia.org
    • Իսպանիայի հանրային հեռուստատեսություն
    • La 1
  • Trang sử dụng tại id.wikipedia.org
    • Televisión Española
  • Trang sử dụng tại it.wikipedia.org
    • Televisión Española
    • La 1
  • Trang sử dụng tại ja.wikipedia.org
    • ユーロビジョン・ソング・コンテスト1969
    • ユーロビジョン・ソング・コンテスト1961
  • Trang sử dụng tại ko.wikipedia.org
    • 텔레비시온 에스파뇰라
  • Trang sử dụng tại no.wikipedia.org
    • Televisión Española
  • Trang sử dụng tại pl.wikipedia.org
    • La 1
  • Trang sử dụng tại pt.wikipedia.org
    • Televisión Española
    • La 1
  • Trang sử dụng tại ru.wikipedia.org
    • Испания на «Евровидении-1964»
  • Trang sử dụng tại th.wikipedia.org
    • สถานีโทรทัศน์แห่งชาติสเปน
    • ลาอูโน
  • Trang sử dụng tại tr.wikipedia.org
    • Televisión Española
  • Trang sử dụng tại vec.wikipedia.org
    • La 1

Nhà văn Mexico Don Miguel Ruiz, người đứng giữa những vẻ đẹp của nhiều nền văn minh tinh thần khác nhau, hậu duệ của Toltec nổi danh, đã cô đọng nhiều chứng nghiệm của ông về tồn tại và hạnh phúc của con người trong cuốn sách Bốn thoả ước - những dẫn giải và thực hành cơ bản nhất để đạt tới tự do tinh thần cũng như sự khai phóng cá nhân.

Cuốn sách đã 6 năm liền đứng trong Top best - seller của tạp chí văn hoá The New York Times, bán được hơn bốn triệu bản và được giới thiệu trên show truyền hình đắt giá Oprah. Xuất phát từ triết lý tinh hoa về vũ trụ và con người của nền văn minh Toltec cổ xưa, xuất hiện tại vùng Trung Mỹ cách đây hàng nghìn năm, Don Miguel đưa ra một quan niệm về “cái tôi, như bạn vốn là”, rất gần gũi với triết lý con người của phương Đông, “bản lai diện mục”, cái tôi ấy là tâm điểm để khám phá thế giới và là điểm đến của hạnh phúc. Bốn thỏa ước được tóm tắt ngắn gọn như sau:

“Không phạm tội với lời nói của bạn”. Được hiểu là không dễ dãi, máy móc lặp lại những quan niệm và thành kiến của mọi người xung quanh khi nhìn nhận một vấn đề hay con người nào đó, hoặc khi đánh giá chính mình. Hãy nhìn sự vật theo cảm nhận của bản thân, đừng để vị quan toà vô hình với những thành kiến về “đúng - sai”, “ thưởng - phạt” mà thực chất là những quan niệm “truyền đời” của xã hội duy ý chí, dẫn dắt và làm khổ bạn. Đừng dùng lời nói của mình làm lan truyền những thiên kiến đó ra mọi người chung quanh.

“Không vơ mọi chuyện vào mình”, nói khác đi là không ngộ nhận. Những người bên ngoài bạn chỉ có khả năng tư duy, khát vọng, quan tâm và thực hiện những điều thuộc về họ và chỉ thoả mãn tư duy, khát vọng, quan tâm,

hành động của bản thân họ mà thôi. Không có sự đánh giá nào từ bên ngoài lại thực sự phù hợp với bạn và có thể tác động lên chính cuộc sống của bạn.

“Không giả định, phỏng đoán”, vì giả định phỏng đoán thực chất cũng chỉ là lặp lại những thiên kiến, thành kiến sẵn có về sự vật, không gì khác, nó không thể cho bạn biết ý nghĩa đích thực của điều đang diễn ra. Hãy can đảm đặt câu hỏi về những gì chưa được biết rõ và hãy bày tỏ điều bạn muốn. Cần thông tin cho người khác minh bạch, rõ ràng để loại bỏ những cơ hội bị hiểu lầm, cường điệu.

“Hãy làm hết khả năng của mình” là thoả ước thứ tư, nó chính là nguyên lý thực hành căn bản để khai phóng “cái tôi” mà bạn vừa giác ngộ sau ba thoả ước khởi đầu, một cách mạnh mẽ nhất. Làm hết khả năng đồng nghĩa với làm mọi việc trong phạm vi cuộc sống của bạn bằng tình yêu chứ không phải bị bắt buộc hay để đối phó, hoặc dùng để trao đổi. Tình yêu là nguồn động lực mạnh mẽ duy nhất giúp bạn tiếp cận và thực hành triệt để một công việc. Chỉ tình yêu mới giúp bạn nhìn ra và thực hiện được hết mọi - khả - năng của một vấn đề. Tình yêu mở ra nguồn năng lượng vô hạn của con người và vũ trụ, vì nó chính là bản chất của mọi tồn tại trên thế giới này, cũng giống như quan niệm vô ngã, vị tha, từ bi hỉ xả của đạo Phật.

Thiên về chỉ dẫn thực hành, nhưng Bốn thỏa ước của Don Miguel vẫn bao hàm một hệ thống triết lý về vũ trụ và nhân sinh minh bạch, giản dị, trong đó con người là một phần của tự nhiên, hài hoà, sòng phẳng và không giới hạn. Bốn thoả ước có phần nào rất gần gũi với “Tứ diệu đế”- Khổ, Tập, Diệt, Đạo, bốn chân lý kỳ diệu của triết học phương Đông, chỉ dẫn con đường sống đầy đủ, hạnh phúc và tự do trong khả năng thiên phú của mỗi cá nhân, tránh khỏi ngộ nhận, ham muốn quá đà mà bỏ lơi chân tính.

Dành tặng Vòng Lửa;

những người đã đi trước,

những người đang hiện diện

và những người chưa đến.

Toltec

HÀNG NGÀN NĂM TRƯỚC, TOLTEC NỔI DANH TRÊN suốt dải đất miền Nam Mexico như là “những nam nữ nhân thông thái”. Các nhà nhân chủng học coi Toltec là một sắc dân hay một chủng tộc, nhưng trên thực tế, Toltec là những học giả và nghệ sĩ, những người đã tạo nên một xã hội để nghiên cứu và bảo tồn các tri thức tinh thần và tập tục của người xưa. Họ đến với nhau như những bậc thầy (nagual) và học trò, tại Teotihuacan, một thành phố kim tự tháp cổ xưa nằm bên ngoài Mexico City vốn được biết đến như là nơi “Con Người Trở Thành Thượng Đế”.

Trải qua hàng ngàn năm, các nagual buộc phải che giấu sự khôn ngoan của tiên tổ và để nó chìm vào bóng tối. Sự xâm lăng của châu Âu, đi kèm với sự lạm dụng quyền lực cá nhân của một số ít người thụ giáo, đã khiến họ phải bảo vệ tri thức ấy khỏi lọt vào tay những người không được chuẩn bị để sử dụng nó một cách khôn ngoan, hoặc những người cố ý lạm dụng nó cho lợi ích cá nhân.

May thay, tri thức bí ẩn của Toltec đã được bảo toàn và truyền lại qua nhiều thế hệ, nhờ vào những nagual thuộc các dòng khác nhau. Mặc dù chúng vẫn còn được cất giấu bí mật qua hàng trăm năm, nhưng các lời sấm cổ đã tiên báo về một thời đại mà sự khôn ngoan ấy tất yếu cần phải trả về cho loài người. Bây giờ, don Miguel Ruiz, một nagual đến từ dòng họ Hiệp Sĩ Đại Bàng, đã được hướng dẩn để chia sẻ với chúng ta những giáo huấn đầy sức mạnh của Toltec.

Tri thức Toltec xuất phát từ chân lý nhất nguyên căn bản như mọi truyền thống bí thuật thiêng liêng trên khắp thế giới. Mặc dù không phải là một tôn giáo, Toltec đề cao mọi bậc linh sư đã từng truyền giảng trên địa cầu. Mặc dù trong ấy bao hàm cả tâm linh, chúng ta có thể mô tả Toltec một cách chính xác nhất là một lối sống, nổi bật bởi khả năng tiếp cận với hạnh phúc và tình yêu.

MỞ ĐẦU

Tấm gương ám khói

BA NGÀN NĂM TRƯỚC ĐÂY, CÓ MỘT NGƯỜI CŨNG giống như bạn và tôi. Người ấy sống gần một thành phố có những dãy núi trùng điệp bao quanh. Con người đang học tập để trở thành một thầy thuốc, để học hỏi hiểu biết của tổ tiên mình, nhưng người ấy không hoàn toàn đồng ý về mọi điều mình đang học. Trong thâm tâm, người ấy cảm thấy rằng vẫn còn phải có điều gì đó hơn thế nữa.

Một ngày kia, khi đang ngon giấc trong một hang động, người ấy mơ trông thấy thân xác của mình đang ngủ. Anh bước ra khỏi động trong đêm trăng non. Bầu trời đêm trong vắt, anh có thể nhìn thấy hàng triệu vì sao. Thế rồi một điều gì đó đã xảy ra bên trong anh, và biến đổi vĩnh viễn cuộc đời anh. Anh nhìn đôi bàn tay anh, anh cảm thấy thân thể anh, và anh nghe tiếng anh đang nói: “Tôi được tạo nên từ ánh sáng; tôi được tạo nên từ những vì sao.”

Người ấy lại nhìn lên các vì sao, và nhận ra rằng không phải các vì sao làm nên ánh sáng, mà chính ánh sáng đã làm nên các vì sao. Người ấy nói: “Mọi sự được tạo nên từ ánh sáng, và khoảng không ở-giữa không trống rỗng.” Và người ấy biết rằng mọi sự đang tồn tại đều là một sinh thể, và ánh sảng đó là sứ giả của sự sống, vì nó sống động và nó chứa đựng tất cả mọi thông tin.

Rồi người ấy nhận ra, dù anh được làm nên từ những vì sao, nhưng anh không phải là những vì sao đó. Người ấy nghĩ: “Tôi ở giữa các vì sao.” Vì vậy người ấy gọi các vì sao là tonal và ánh sáng giữa các vì sao là nagual. Và người ấy biết rằng, điều làm nên sự hòa diệu và không gian giữa tonal và nagual chính là Sự Sống hay Ý Muốn. Không có Sự Sống, tonal và nagual không thể hiện hữu. Sự sống là sức mạnh của cái tuyệt đối, cái tối cao, là Đấng Sáng Tạo đã làm nên mọi sự.

Đây là điều người ấy đã khám phá được: Mọi sự đang tồn tại đều là hiện thân của một Hữu thể Sống mà chúng ta gọi là Thượng đế. Mọi sự đều là Thượng đế. Và người ấy đi đến kết luận rằng nhận thức của con người chỉ là ảnh sảng nhận thức ánh sáng. Người ấy cũng thấy rằng vật chất là một tấm gương - mọi sự là một tấm gương phản chiếu ánh sáng và tạo ra hình ảnh của ánh sáng ấy - và thế giới của ảo ảnh, Giấc Mơ, chỉ giống như màn khói ngăn không cho chúng ta thấy được điều chúng ta thực sự là. Người ấy nói: “Ta

chính mình nơi tất cả các bạn, nhưng chúng ta không nhận ra nhau, vì màn khói ở-giữa chúng ta. Màn khói ấy là Giấc Mơ, và tấm gương là bạn, người đang mơ.”

Bạn dễ sống hơn khi nhắm mắt lại,

Và hiểu sai những gì bạn nhìn thấy...

  • John Lennon

1

Sự thuần hóa và Giấc mơ của Hành tinh

ĐIỀU MÀ BẠN ĐANG NHÌN HOẶC NGHE THẤY NGAY lúc này chỉ là một giấc mơ mà thôi. Ngay lúc này, bây giờ, bạn đang mơ. Bạn đang mơ với một bộ óc tỉnh thức.

Mơ là chức năng chính yếu của tâm trí, và tâm trí mơ mộng hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Nó mơ mộng khi não bộ đang tỉnh thức, và nó cũng mơ khi não bộ đang ngủ. Sự khác nhau ở chỗ, khi bộ não tỉnh thức, có một sự định hình vật chất khiến chúng ta nhận thức về sự vật theo một hướng tuyến tính. Khi đi vào giấc ngủ, chúng ta khống có sự định hình đó và giấc mơ có xu hướng thay đổi liên tục không ngừng nghỉ.

Loài người mơ mộng ở mọi thời khắc. Trước khi chúng ta sinh ra, những con người trước chúng ta đã tạo ra một giấc mơ lớn ở bên ngoài, mà chúng ta sẽ gọi là giấc mơ của xã hội, hay giấc của hành tinh. Giấc mơ của hành tinh là giấc mơ tổng hợp hàng triệu triệu giấc mơ nhỏ hơn của từng cá nhân. Chúng hợp lại thành một giấc mơ của một gia đình, giấc mơ của cộng đồng, giấc mơ của thành phố, giấc mơ của một quốc gia, và cuối cùng, giấc mơ của toàn thể nhân loại. Giấc mơ của hành tinh bao gồm mọi quy tắc của xã hội, các niềm tin, quy luật, các tôn giáo, các nền văn hóa và cách hành xử khác nhau, các chính phủ, trường học, mọi sự kiện xã hội và các ngày nghỉ.

Chúng ta sinh ra đã có khả năng học biết cách mơ mộng, và những con người sống trước chúng ta dạy chúng ta biết mơ cho đúng cách mà xã hội mơ. Giấc mơ bên ngoài có quá nhiều quy tắc, đến độ khi một người mới sinh ra, chúng ta liền lập tức lôi kéo sự chú ý của đứa trẻ và đưa những quy tắc này vào đầu chúng. Giấc mơ bên ngoài sử dụng Cha và Mẹ, trường học và tôn giáo để dạy cho chúng ta biết cách mơ.

Sự chú ý là khả năng chúng ta có để phân biệt, và chỉ tập trung vào điều chúng ta muốn nhận thức. Chúng ta có thể nhận biết hàng triệu sự vật đồng thời, nhưng khi vận dụng sự chú ý, chúng ta có thể nắm bắt bất cứ điều gì ta đặc biệt muốn nhận thức trong tâm trí mình. Người lớn quanh chúng ta đã câu lấy sự chú ý của chúng ta và đưa thông tin vào đầu óc chúng ta qua việc lặp đi lặp lại. Đó là cách chúng ta đã học được mọi điều chúng ta biết.

Bằng cách chú ý, chúng ta học được toàn bộ thực tại, toàn bộ giấc mơ. Chúng

Chúng ta đồng ý với họ, niềm tin của chúng ta mạnh đến độ hệ thống niềm tin kiểm soát toàn bộ giấc mơ của chúng ta về sự sống, chúng ta không chọn những niềm tin ấy và có lẽ chúng ta đã nổi loạn chống lại chúng, nhưng chúng ta không đủ mạnh để chiến thắng trong cuộc nổi loạn. Kết quả là sự quy thuận với những niềm tin bằng thỏa ước của mình.

Tôi gọi tiến trình này là sự thuần hóa con người. Qua tiến trình thuần hóa này, chúng ta học được cách sống và mơ. Trong việc thuần hóa con người, thông tin từ giấc mơ bên ngoài được chuyển vào giấc mơ bên trong, tạo nên toàn bộ hệ thống niềm tin của chúng ta. Trước tiên, đứa trẻ được dạy cho biết tên của các sự vật: Mẹ, Cha, sữa, chai. Ngày qua ngày, ở nhà, ở trường, tại nhà thờ, qua truyền hình, chúng ta được bảo cho biết phải sống ra sao, phải cư xử thế nào thì mới được chấp nhận. Giấc mơ bên ngoài dạy cho chúng ta làm thế nào để làm người. Chúng ta có nguyên một khái niệm về thế nào là “đàn bà” và “đàn ông”, chúng ta tự xét đoán mình, xét đoán người khác, xét đoán những người láng giềng của mình.

Trẻ em được thuần hóa tương tự như cách chúng ta thuần dưỡng một con chó, con mèo, hoặc một động vật nào đó khác. Để dạy dỗ một con chó, chúng ta trừng phạt và khen thưởng nó. Chúng ta rèn luyện những đứa trẻ rất mực yêu dấu của mình cũng theo cách áp dụng với những loại động vật thuần hóa khác: bằng việc thưởng phạt. Chúng ta được khen: “Con là đứa trẻ ngoan,” khi làm những gì cha mẹ muốn chúng ta làm. Khi cãi lại, chúng ta trở thành “đứa trẻ hư”.

Khi làm trái các quy tắc, chúng ta bị trừng phạt. Khi ngoan ngoãn tuân theo, chúng ta được khen thưởng, chúng ta bị phạt mỗi ngày nhiều lần và cũng nhiều lần được khen thưởng, chẳng mấy chốc, chúng ta bỗng sợ bị phạt và cũng sợ không được khen. Khen thưởng là sự chú ý mà chúng ta nhận được từ cha mẹ hoặc những người khác, như anh em, bạn bè, thầy cô. Chúng ta mau chóng phát triển một nhu cầu thu hút sự chú ý của người khác để được khen thưởng.

Phần thưởng khiến chúng ta cảm thấy khoan khoái, và chúng ta tiếp tục làm những gì người khác muốn chúng ta làm, để lại được khen thưởng. Cùng với nỗi sợ bị phạt và sợ không được khen, chúng ta bắt đầu giả vờ là cái mình không phải, chỉ để làm vừa lòng người khác, chỉ đủ tốt cho một ai đó khác, chúng ta cố gắng làm vui lòng cha mẹ, chúng ta cố gắng làm thầy cô hài lòng, chúng ta cố gắng làm vui lòng nhà thờ, và thế là chúng ta bắt đầu diễn. Chúng ta làm ra vẻ là cái không phải là chúng ta, vì chúng ta sợ bị ruồng bỏ.

Nỗi sợ bị ruồng bỏ biến thành sợ mình không được tốt. Cuối cùng, chúng ta trở thành một người không phải là chúng ta. Chúng ta trở nên một bản sao những niềm tin của cha mẹ, của xã hội và của tôn giáo.

Tất cả những thiên hướng rất bình thường của chúng ta bị đánh mất trong quá trình thuần hóa. Và khi chúng ta đã đủ lớn để tâm trí hiểu được, chúng ta học được từ không. Người lớn nói: “Không được làm cái này, không được làm cái kia.” chúng ta nổi loạn và nói: “Không!” chúng ta nổi loạn, vì chúng ta bảo vệ tự do của mình, chúng ta muốn là mình, nhưng chúng ta rất nhỏ bé, còn người lớn thì vừa to vừa khỏe. Sau một thời gian, chúng ta sợ hãi, vì biết rằng mỗi lần làm điều gì sai quấy, chúng ta sẽ bị phạt.

Sự thuần hóa quá mạnh mẽ, đến độ tại một thời điểm nào đó trong đời mình, chúng ta không còn cần phải có ai thuần hóa chúng ta nữa. Chúng ta không cần đến cha hoặc mẹ, trường học hay nhà thờ để thuần hóa chúng ta nữa. Chúng ta đã được huấn luyện quá kỹ, đến độ chúng ta biến thành kẻ tự thuần hóa chính mình. Chúng ta là một sinh vật tự thuần hóa. Bây giờ, chúng ta có thể tự thuần hóa mình theo đúng hệ thống những niềm tin chúng ta đã được trao cho, và sử dụng cùng một hệ thống khen thưởng và trừng phạt. Chúng ta tự phạt mình khi chúng ta không tuân theo những quy tắc trong hệ thống niềm tin của chúng ta. Chúng ta tự khen thưởng bản thân, khi chúng ta là những “bé ngoan”. Hệ thống niềm tin giống như một Sách Luật, điều khiển tâm trí chúng ta. Không cần phải hỏi, bất cứ điều gì ghi trong Sách Luật ấy đều là chân lý của chúng ta. Chúng ta đặt mọi phán đoán của mình dựa trên Sách Luật, dù những phán đoán ấy đi ngược lại bản tính tự nhiên của chúng ta. Thậm chí những luật đạo đức như Mười Điều Răn cũng được lập trình vào tâm trí chúng ta trong quá trình thuần hóa. Từng cái một, các thỏa ước ấy đi vào trong Sách Luật và chúng chi phối giấc mơ của chúng ta.

Có một điều gì đó trong tâm trí chúng ta, nó xét đoán mọi người và mọi sự vật, kể cả thời tiết, con chó, con mèo - tất cả mọi sự. Vị Quan Tòa bên trong sử dụng điều được ghi trong Sách Luật để xét đoán mọi sự chúng ta làm hoặc không làm, mọi điều chúng ta nghĩ hoặc không nghĩ, những gì chúng ta cảm nhận hoặc không cảm nhận. Mọi sự đều ở dưới quyền lực của vị Quan Tòa này. Mỗi lần chúng ta làm một điều gì đi ngược lại Sách Luật, vị Quan Tòa nói chúng ta có tội, chúng ta cần phải bị trừng phạt, chúng ta phải xấu hổ. Điều này xảy ra nhiều lần trong ngày, ngày qua ngày, hết mọi năm tháng của cuộc đời chúng ta.

chúng ta tự trừng phạt mình. Nếu công lý tồn tại thì như thế là đủ rồi, chúng ta không cần phải lặp lại nó lần nữa. Nhưng mỗi lần nhớ lại, chúng ta lại phán xét mình, chúng ta lại cảm thấy có tội, lại tự trừng phạt mình, và cứ thế lặp đi, lặp lại. Nếu chúng ta có vợ hoặc chồng, người ấy cũng nhắc nhở chúng ta về lỗi lầm kia, do vậy chúng ta có thể lại tự phán xét mình, lại trừng phạt mình, và lại thấy mình có tội. Thế có công bằng không?

Đã bao nhiêu lần chúng ta bắt vợ hoặc chồng mình, con cái, cha mẹ mình phải đền bù cho cùng một lỗi sai? Mỗi lần chúng ta nhớ đến lỗi lầm, chúng ta lại trách cứ họ và gửi đến họ mọi thứ độc tố cảm xúc mà chúng ta cảm thấy trước nỗi bất công, và rồi chúng ta khiến họ phải đền trả lần nữa cho cùng một sai lầm. Đó có phải là công lý không? Vị Quan Tòa trong tâm trí đã sai lầm, vì hệ thống niềm tin, bộ Sách Luật, đã sai lầm. Toàn bộ giấc mơ được đặt trên một bộ luật sai lầm. Chín mươi lăm phần trăm các niềm tin chúng ta cất giữ trong tâm trí mình không gì khác hơn ngoài những điều dối trá, và chúng ta đau khổ vì chúng ta tin chắc vào những điều dối trá ấy.

Trong giấc mơ của cả hành tinh, điều bình thường là mọi con người đều phải đau khổ, phải sống trong sợ hãi, và tạo ra những bi kịch cảm xúc. Giấc mơ bên ngoài không phải là một giấc mơ dễ chịu; đó là giấc mơ của bạo lực, sợ hãi, giấc mơ của chiến tranh, bất công. Giấc mơ riêng của mỗi người sẽ khác nhau, nhưng nói chung hầu hết là ác mộng. Nếu nhìn vào xã hội loài người, chúng ta nhìn thấy nơi này thật khó sống, vì nó bị thống trị bởi nỗi sợ hãi. Khắp nơi trên thế giới này, chúng ta nhìn thấy loài người đau khổ, giận dữ, oán thù, chúng ta thấy tình trạng nghiện ngập, bạo lực trên đường phố và những cảnh bất công khủng khiếp. Sợ hãi có thể tồn tại ở những bình diện khác nhau tại những quốc gia khác nhau trên thế giới, nhưng nó đang kiểm soát giấc mơ bên ngoài.

Nếu so sánh giấc mơ của xã hội loài người với bức tranh hỏa ngục mà các tôn giáo trên thế giới truyền bá thì chúng ta thấy rằng chúng giống hệt nhau. Tôn giáo bảo rằng hỏa ngục là một nơi dành cho hình phạt, một nơi đầy sợ hãi, đau đớn và khổ sở, một nơi lửa thiêu đốt bạn. Lửa được tạo ra bởi những cảm xúc xuất phát từ sợ hãi. Mỗi khi chúng ta cảm thấy giận dữ, ganh tị, hờn oán, ghét bỏ thì chúng ta như thấy một ngọn lửa thiêu đốt trong mình. Chúng ta đang sống trong một giấc mơ về hỏa ngục.

Nếu bạn xem hỏa ngục như một tình trạng của tâm trí thì hỏa ngục là tất cả những gì ở quanh ta. Người khác có thể cảnh báo chúng ta rằng nếu không chịu làm những điều họ bảo ta nên làm, chúng ta sẽ đi vào hỏa ngục. Tin

buồn đây! chúng ta đang ở trong hỏa ngục rồi, kể cả những người nói với bạn điều ấy. Không một người nào có thể kết án ai khác vào hỏa ngục vì chúng ta đã ở sẵn đó rồi. Người khác có thể đẩy ta vào một tầng hỏa ngục sâu hơn, đúng vậy. Nhưng với điều kiện là chúng ta cho phép điều ấy xảy ra mà thôi.

Mỗi một con người đều có giấc mơ của riêng mình, và cũng như giấc mơ xã hội, nó thường bị chi phối bởi nỗi sợ hãi. Chúng ta học để mơ thấy hỏa ngục trong chính cuộc đời mình, trong giấc mơ của riêng mình. Cũng những nỗi sợ hãi ấy, hiện ra theo nhiều cách khác nhau với mỗi người, dĩ nhiên, nhưng chúng ta đều phải trải nghiệm sự giận dữ, ghen tị, oán ghét và những cảm xúc tiêu cực khác. Giấc mơ cá nhân của chúng ta cũng có thể trở thành một cơn ác mộng kéo dài, trong đó chúng ta đau khổ và sống trong trạng thái sợ hãi. Nhưng chúng ta không cần phải mơ một cơn ác mộng. Nó hoàn toàn có thể là một giấc mơ vui tươi và dễ chịu.

Toàn nhân loại đang tìm kiếm sự thật, công lý và cái đẹp. Chúng ta không ngừng tìm kiếm sự thật vì chúng ta chỉ tin vào những điều dối trá đã tích trữ trong tâm trí. Chúng ta tìm kiếm công lý vì trong hệ thống niềm tin mà chúng ta đang sở hữu không hề có công lý. Chúng ta tìm kiếm cái đẹp vì bất kể một người có đẹp đẽ đến đâu, chúng ta vẫn không tin rằng họ đẹp. Chúng ta cứ mãi hoài tìm kiếm, khi mọi thứ đã sẵn có trong ta rồi. Chẳng có sự thật nào phải tìm kiếm. Ngoảnh đầu về bất cứ hướng nào, chúng ta cũng đều chỉ nhìn thấy sự thật, nhưng với những thỏa ước và niềm tin mà chúng ta đã tích trữ trong tâm trí mình, chúng ta không để mắt đến sự thật này.

Chúng ta không nhìn thấy sự thật vì chúng ta mù quáng. Cái bịt mắt chúng ta là tất cả các niềm tin sai lầm mà chúng ta lưu giữ trong tâm trí. Chúng ta có cần mình trở nên đúng đắn và làm người khác sai lầm. Chúng ta tín nhiệm điều chúng ta tin, và đức tin của chúng ta làm chúng ta đau khổ. Điều đó như thể chúng ta đang sống ở giữa một màn sương không cho chúng ta nhìn thấy bất cứ điều gì xa hơn chóp mũi của mình, chúng ta sống trong một màn sương không có thực. Màn sương đó là một giấc mơ, là giấc mơ riêng của bạn về cuộc sống - là điều mà bạn tin, là tất cả các quan niệm của bạn về con người bạn, là tất cả các thỏa ước bạn phải lập nên với những người khác, với chính bạn, thậm chí với cả Thượng đế.

Toàn bộ tâm trí của bạn là một màn sương mà người Toltec gọi là mitote. Tâm trí bạn là một giấc mơ, trong đó hàng ngàn người nói cùng một lúc, không ai hiểu ai. Đây là tình trạng của tâm trí nhân loại - một mitote lớn, và với cái mitote lớn ấy, bạn không thể nhìn thấy bạn thực sự là gì. Người Án Độ