Hướng dẫn giảm tải môn hóa học thcs hoa 8 năm 2024

Ngày 27/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT.

Việc điều chỉnh nội dung dạy học này nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và bảo đảm thực hiện chương trình trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Theo đó, 10 môn học sẽ điều chỉnh nội dung dạy học, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh Học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Nguyên tắc là tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của CT GDPT hiện hành; tích hợp một số nội dung thành các chủ đề; điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục.

“Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn: Không dạy; đọc thêm; không làm; không thực hiện; không yêu cầu; khuyến khích học sinh tự đọc; khuyến khích học sinh tự đọc; khuyến khích học sinh tự làm; khuyến khích học sinh tự thực hiện”, công văn nhấn mạnh.

Đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại, Bộ GDĐT yêu cầu tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 5842 (năm 2011) về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

Đối với các môn học theo chương trình nâng cao ở cấp THPT và các lớp học theo mô hình trường học mới, cơ sở giáo dục trung học căn cứ vào hướng dẫn tại Công văn này để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp.

Căn cứ vào CT GDPT hiện hành và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học mới, Sở GDĐT các tỉnh sẽ chỉ đạo cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và cơ sở giáo dục.

Dưới đây là những tư vấn, nhận định của cô Phạm Thị Thúy Ngọc – Giáo viên môn Hóa tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI về việc giảm tải chương trình học đối với môn Hóa khối THCS và những lưu ý để giúp học sinh học tập hiệu quả trong học kỳ II.

Hướng dẫn giảm tải môn hóa học thcs hoa 8 năm 2024

\>>> Xem chi tiết chương trình giảm tải các môn học TẠI ĐÂY

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn hướng dẫn các địa phương thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của học kỳ II năm học 2019-2020 để phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại.

Do đó, để việc học không bị gián đoạn, phụ huynh – học sinh hãy nắm ngay những thông tin nhận định quan trọng dưới đây của cô Phạm Thị Thúy Ngọc và sớm lên kế hoạch học tập hiệu quả, phù hợp trong học kỳ II.

Theo cô Ngọc, việc điều chỉnh, tinh giản chương trình lần này của Bộ Giáo dục và Đào tạo là hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện tại của toàn ngành, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay của cả nước trong thời gian phòng chống dịch Covid-19. Nếu không cắt giảm một phần nội dung chương trình thì sẽ không thể hoàn thành kết thúc năm học vào 15/7/2020.

Việc cắt giảm chương trình tạo điều kiện cho học sinh hoàn thành tốt hơn nội dung học tập theo khung năm học. Việc cắt giảm này cũng thuận tiện cho giáo viên khi giảng dạy: có thể tích hợp nội dung giữa các tiết học; một số nội dung trong chương trình có sự trùng lặp, nên việc cắt giảm cũng không bị ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh, giảm áp lực học dồn nén khi học sinh trở lại trường học.

Hướng dẫn giảm tải môn hóa học thcs hoa 8 năm 2024

Cô Ngọc đánh giá nội dung giảm tải là phù hợp với tình hình hiện tại.

Về số lượng: Nội dung được phép bỏ qua không nhiều, khoảng 20% lượng tiết học theo chương trình cũ. Việc điều chỉnh này không ảnh hưởng nhiều đến học tập và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở các lớp trên.

Về kiến thức: Mức độ kiến thức có điều chỉnh không nhiều. Tinh thần điều chỉnh đang được áp dụng cho môn này trong cấp học là tinh giản các nội dung luyện tập để học sinh tự học, tự luyện ở nhà; tinh giản các nội dung về thực hành trên lớp, học sinh tự tham khảo tài liệu; tinh giản các nội dung bị trùng lặp ở các lớp trên nên cũng không ảnh hưởng đến việc học các lớp tiếp theo của học sinh.

  1. Các nội dung điều chỉnh cần lưu ý của chương trình Hóa học lớp 8, 9

– Tỉ lệ tinh giản chiếm khoảng 20 – 25% chương trình hiện hành của học kì 2.

– Chương trình Hóa 8 và hóa 9 có nhiều nội dung tinh giản thuộc phần thực hành, phần luyện tập hầu hết là học sinh phải tự học, tự luyện.

Tinh giản một số bài bị trùng lặp ở các lớp kế tiếp. Ví dụ: Hóa 8: Bài axit, bazơ, muối tinh giản không dạy. Nội dung này có thể dạy tích hợp vào chương 1 của lớp 9. Hóa 9: Không dạy bài axetilen, benzen, nội dung này có thể tích hợp lên THPT. Như thế thì cũng không lo là học sinh không được học nội dung đó.

Hướng dẫn giảm tải môn hóa học thcs hoa 8 năm 2024

Học sinh cần nắm được các nội dung tinh giản để học tập tốt. Nguồn ảnh: Thanh niên

  1. Những lưu ý để học sinh học sinh học tập hiệu quả tại nhà

Cô Ngọc cho biết, học sinh cần nắm rõ các mảng kiến trọng tâm, kiến thức cơ bản của học kì II và ghi chép cẩn thận từng nội dung và ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy theo chủ đề.

  • Hóa 8: 4 chủ đề trong học kỳ 2: Chủ đề oxi, chủ đề hiđro, chủ đề nước, chủ đề dung dịch.
  • Hóa 9: Chủ đề phi kim, chủ đề hiđrocacbon, chủ đề gluxit; rượu và axit, chất béo, protein, polime tách riêng.

Đặc biệt, học sinh cần xây dựng ngay lộ trình tự học tại nhà theo các nội dung trong sách giáo khoa. Cần lên kế hoạch tự học tại nhà cho bản thân dựa trên các nội dung trọng tâm của môn học theo khung thời gian từ nay đến 15/7/2020.

Mỗi tuần cần lên kế hoạch cho 3-4 tiết học của bộ môn, có thể tham gia các lớp học online một cách nghiêm túc, tích cực thì sẽ đảm bảo hoàn thành chương trình với kết quả học tập tốt.

Lập kế hoạch thực hiện việc tự nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa. Học cách đọc sách, cách ghi nhớ bài theo thẻ nhớ.

Giải quyết tất cả các bài tập trong sách giáo khoa theo bài và theo tuần, cần liên lạc xin trợ giúp từ các thầy cô dạy bộ môn.

Như vậy, trong thời gian tạm nghỉ học như hiện nay, học sinh hãy tận dụng khoảng thời gian này để làm cơ hội tự học tại nhà bằng việc học qua truyền hình hoặc học trực tuyến trong Chương trình Học tốt học kỳ II của HOCMAI. Chương trình giúp học sinh nắm chắc kiến thức nền tảng, thành thạo các kỹ năng làm bài thông qua việc luyện tập các dạng bài, chuyên đề thường gặp trong các bài kiểm tra, bài thi, giúp bứt phá điểm số cuối năm.