10 điều văn minh trong giao tiếp của học sinh năm 2024

Trong không khí hân hoan, tưng bừng của thầy và trò trường THPT Thanh Nưa hướng tới kỉ niệm 10 năm thành lập trường và chào mừng 37 năm ngày nhà giáo Việt nam (20/11/1982 – 20/11/2019); Ngày 04 tháng 10 năm 2019 trường THPT Thanh Nưa long trọng tổ chức chương trình sinh hoạt chuyên đề giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch cho học sinh nội trú với chủ đề “Xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch trong nhà trường” nhằm trang bị cho học sinh nội trú những kiến thức hiểu biết về nếp sống văn minh, thanh lịch, kĩ năng ăn, ở, trang phục và kĩ năng giao tiếp, ứng xử của học sinh trong nhà trường. Góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của học sinh nội trú, nâng cao ý thức tự giác thực hiện nội quy, giáo dục đạo đức, nếp sống, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Buổi sinh hoạt đã thu hút được sự quan tâm, cỗ vũ của các thầy cô giáo, đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của 187 em học sinh nội trú nhà trường. Chương trình mở đầu là tiết mục văn nghệ "Bài thơ màu mực tím; Thầy cô là tất cả" sâu lắng, trữ tình về tình cảm của học trò với thầy cô và mái trường được thể hiện qua giọng ca của hai em Quàng Thị Dương và Lò Thị Thanh Huyền lớp 11B2 đã làm ấm lên bầu không khí của buổi sinh hoạt.

10 điều văn minh trong giao tiếp của học sinh năm 2024

Phần chính trong buổi sinh hoạt là cô giáo Lê Xuân Kim- Tổ trưởng tổ Địa- Sinh- Hóa- Thể dục đã truyền tải tới các em kiến thức về nếp sống, phong cách văn minh, thanh lịch trong sinh hoạt, đi đứng, hoạt động, trong lao động và học tập; kiến thức về nét đẹp trang phục học đường và đặc biệt các em học sinh được theo dõi thước phim về phong cách sống của Bác Hồ. Từ câu chuyện tất cả các em học sinh đã rút ra bài học ý nghĩa, học được nơi Bác Hồ lối sống giản dị, gọn gàng, ngăn nắp và trật tự. Các em luôn ghi nhớ câu nói của Bác "Gọn gàng, ngăn nắp cũng là một cách bảo mật. Khi hoạt động bí mật cũng như­ trong nếp sống hàng ngày của người cán bộ phải th­ường xuyên chú ý rèn luyện". Trong buổi sinh hoạt các em học sinh còn được tìm hiểu về kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong nhà trường. Qua các tình huống và câu chuyện quà tặng cuộc sống " Câu hỏi quan trọng nhất" mang đến cho các em về nhiều điều suy ngẫm cần từng bước nâng cao nhận thức đúng đắn về cách ứng xử trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô, người lớn tuổi, hành động từ những điều nhỏ nhất như lễ phép chào hỏi, biết quan tâm, chia sẻ để từ đó hình thành những thói quen tốt đẹp, tích cực tham gia các phong trào bài trừ thói hư tật xấu, có lối ứng xử tốt đẹp, lành mạnh. Phần sôi động và các em thích thú nhất là được tham gia trò chơi thi gấp quần áo nhanh và đẹp. Với sự tham gia của 3 đội chơi khối 10, 11 và khối 12 ( Mỗi đội gồm 4 thành viên: 2 nam và 2 nữ). Phần thi nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn học sinh nội trú. Trong thời gian 10 phút với bàn tay khéo léo những chiếc áo đồng phục được gấp gọn gàng, ngay ngắn và kết quả là giải Nhất thuộc về đội khối 12; giải Nhì đội khối 11; giải Ba đội khối 10. Với những chiếc áo gấp chưa gọn gàng các em học sinh đã rất chăm chú theo dõi thầy Nguyễn Thành Long- Phó hiệu trưởng nhà trường hướng dẫn lại cách gấp. Qua phần tham gia trò chơi, các em đã có thêm kĩ năng và biết cách gấp quần áo gọn gàng, ngăn nắp.

10 điều văn minh trong giao tiếp của học sinh năm 2024

10 điều văn minh trong giao tiếp của học sinh năm 2024

Buổi ngoại khóa đã đem lại nhiều cảm xúc, giúp các em hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đạo đức, trí tuệ, biết sống có trách nhiệm, biết yêu thương và chia sẻ. Cùng đó, từng bước hình thành các kỹ năng sống, dần hoàn thiện nhân cách và phát triển toàn diện " Đức, Trí, Thể, Mĩ". Những hình ảnh đẹp của buổi sinh hoạt nội trú tháng 10 với chủ đề “Xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch trong nhà trường”

10 điều văn minh trong giao tiếp của học sinh năm 2024

10 điều văn minh trong giao tiếp của học sinh năm 2024

10 điều văn minh trong giao tiếp của học sinh năm 2024

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, con người có thể biểu đạt suy nghĩ, quan điểm thông qua ngôn ngữ để truyền đến các thành viên trong xã hội, giúp họ thấu hiểu nhau hơn. Tuy nhiên, ngôn ngữ cũng phản ánh phẩm chất và tính cách của mỗi người. Hiện tượng nói tục chửi thề đang dần “len lỏi” vào học đường, làm mất đi nét đẹp văn hóa của ngôn ngữ, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

1. Hiện tượng nói tục chửi thề là gì?

Nói tục chửi thề là dùng những lời lẽ thô tục, thiếu tế nhị, thiếu văn minh trong giao tiếp. Những ngôn từ này đôi khi thể hiện sự cảm thán hoặc đả kích một người nào đó, nhưng dù là thói quen vô tình hay cố ý thì đều thể hiện sự thiếu chuẩn mực về tác phong của một người.

Hiện nay, do nhiều ảnh hưởng của mạng xã hội và phim ảnh khiến hiện tượng này diễn ra khá phổ biến trong môi trường học đường hiện nay; trở thành thói hư tật xấu của một bộ phận học sinh. Nói tục chửi thề đang có xu hướng ảnh hưởng tràn lan trong ngôn ngữ giao tiếp của học sinh, nếu nhà trường, gia đình và xã hội không có biện pháp kịp thời để chấn chỉnh, định hướng khắc phục.

10 điều văn minh trong giao tiếp của học sinh năm 2024

2. Nguyên nhân dẫn đến thói quen sử dụng ngôn từ kém văn minh

Để tìm ra biện pháp, trước hết phải tìm nguyên nhân nào ảnh hưởng đến hành vi và ngôn từ của các em. Đa phần, việc sử dụng điện thoại smartphone và tiếp xúc với mạng xã hội, game online, phim ảnh,… khiến các em bắt chước học theo. Bên cạnh đó, khi học sinh chơi chung với nhóm bạn xấu và thường xuyên văng tục thì các em sẽ dần có tính cách giống nhau.

Tình trạng học sinh văng tục, chửi thề xuất hiện ngày càng nhiều và khó kiểm soát ngay trong trường học. Mặc dù Nhà trường đã có quy tắc ứng xử cũng như nội quy trong trường học nhưng để xử phạt tình trạng này rất khó vì không thể theo dõi học sinh để bắt quả tang mà điều này cần phải phụ thuộc vào ý thức tự giác của mỗi em.

3. Làm cách nào để khống chế học sinh văng tục?

Việc khắc phục thói quen nói tục, chửi thề của học sinh đòi hỏi một thời gian dài; là sự kết hợp giữa ý thức tự giác của học sinh và sự giáo dục của Nhà trường – Gia đình.

Khi nghe các em nói tục, chúng ta cần phải vạch rõ ra những lời nói như vậy toàn là những lời nói không đẹp, không nên dùng những ngôn từ không đẹp như thế. Thầy cô giáo giáo dục các em rằng chỉ nên dùng lời hay ý đẹp để giao tiếp, điều này thể hiện phẩm chất và tính cách của các em.

Các bậc cha mẹ nên quan tâm và chú ý tới các con của mình để kịp thời chấn chỉnh những thói quen không tốt. Môi trường trong gia đình giống như một xã hội thu nhỏ, con cái sẽ học theo tấm gương của cha mẹ, vậy nên, gia đình phải là nơi hạn chế và định hướng, chỉ ra cho trẻ những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống; điều gì nên làm và điều gì không nên làm.

Đối với Nhà trường là nơi giáo dục kiến thức và rèn luyện đạo đức học sinh nên có những nội quy nghiêm ngặt để khống chế thói quen xấu của mỗi em; thường xuyên tuyên truyền những chủ đề mang tính giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua các buổi sinh hoạt, lớp kỹ năng, hoạt động ngoại khóa và nội dung truyền thông trên nền tảng mạng xã hội.

10 điều văn minh trong giao tiếp của học sinh năm 2024

Nếu phát hiện có học sinh nói tục, giáo viên cần đưa ra hình thức kỷ luật tích cực để các em nhận thức rằng đây là hành vi sai trái. Tương ứng với những hành vi phạm lỗi sẽ có những hình thức xử lý cụ thể.

Kỷ luật tích cực không đồng nghĩa nghĩa dung túng, bỏ qua sai lầm của học sinh cũng lơ là trong việc xử lý học sinh vi phạm. Điều quan trọng là xây dựng và đổi mới phương pháp giáo dục để học sinh không phải vì sợ mà không tái phạm mà là nhận ra mình sai để sửa đổi kịp thời.