Hoa đực hoa cái khổ qua

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Phân biệt hoa đực và hoa cái khổ qua” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về khổ qua là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Phân biệt hoa đực và hoa cái khổ qua

- Hoa đực sẽ nở đầu tiên còn hoa cái có một phần bầu nhỏ ở cuống hoa sẽ nở tiếp sau đó hoảng một tuần. Chú ý là hoa đực chỉ sống được khoảng một ngày, nở vào buổi sáng và rơi xuống gốc cây vào lúc chiều tối.

Kiến thức tham khảo về khổ qua

1. Sơ lược về khổ qua

- Mướp đắng hay Khổ qua (tên Hán-Việt thông dụng ở miền Nam, khổ 苦: đắng, qua 瓜: gọi chung các loại bầu, bí, mướp, dưa; danh pháp hai phần: Momordica charantia) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả. Chính vì điều đó đã khiến cho nhiều người e ngại đến nỗi không ăn được, nhưng cũng từ vị đắng ấy mà tạo nên sự đặc biệt cho loài cây này.

- Khổ qua là cây bản địa của vùng nhiệt đới nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào. Cây Khổ Qua được trồng rộng rãi ở Ấn Độ (Karela करेला trong tiếng Hindi), Pakistan (Karela کریلا trong tiếng Urdu, اردو), (komboze کمبوزه trong tiếng Ba Tư), Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Việt Nam, châu Phi và vùng Caribe.

2. Công dụng của khổ qua

- Tăng cường khả năng miễn dịch

+ Mướp đắng rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Do đó, chúng hỗ trợ cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể luộc mướp đắng rồi uống nước hàng ngày để chống nhiễm trùng và các bệnh khác.

- Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.

- Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.

+ Ngoài những tác dụng có lợi trên, các nhà lương y thời xưa và nay cũng đã sử dụng khổ qua để điều trị chứng tiêu khát khá hiệu quả, đây là một chứng bệnh có triệu chứng mang nhiều nét tương đồng với một căn bệnh mà nền y học hiện đại gọi là đái tháo đường. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nhiều thử nghiệm lâm sàng và cho thấy khổ qua có tác động ý nghĩa thật sự đối với căn bệnh thế kỷ này.

- Tác dụng của khổ qua đối với phái đẹp

+ Trái khổ qua là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang xây dựng chế độ ăn kiêng giảm cân. Loại thực phẩm này có hàm lượng calo thấp nhưng chất xơ cao. Bên cạnh đó, nó cũng thúc đẩy quá trình đốt cháy calo của cơ thể.

- Ngoài ra, tác dụng của trái khổ qua với phụ nữ còn thể hiện trong việc điều tiết chu kỳ kinh nguyệt và tránh thai. Vào những năm 1980, hạt giống của cây này đã được nghiên cứu ở Trung Quốc để chứng minh nó có tác dụng như một biện pháp tránh thai tự nhiên.

a. Cải thiện thị lực

- Mướp đắng chứa beta-carotene, có tác dụng trong việc giảm nhiễm trùng mắt cũng như cải thiện thị lực.

b. Ngăn ngừa các bệnh tim mạch

- Mướp đắng giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, cải thiện chức năng động mạch và ngăn ngừa bệnh tim. Vì vậy, hãy ăn mướp đắng thường xuyên để có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.

- Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Mướp đắng 2 - 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.

- Chữa ho: Mướp đắng 1 - 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.

- Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

3. Những trường hợp không nên dùng khổ qua

- Tuy khổ qua có nhiều tính năng hữu ích nhưng do nó có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn không nên dùng, thường sẽ có các biểu hiện như ăn uống khó tiêu, đầy bụng, tiêu phân lỏng.

- Vì khổ qua có đặc tính hạ đường huyết nên cần lưu ý không nên sử dụng trong các trường hợp người bệnh đang có biểu hiện đường huyết xuống thấp.

- Người thiếu hụt men G6PD

+ Những người bị thiếu men G6PD (glucose-6-phosphate dehydrogenase) có thể mắc chứng dị ứng đậu fava (đậu tằm) sau khi ăn hạt khổ qua. Một thành phần chứa trong hạt khổ qua có liên quan đến các hóa chất trong đậu fava (gây ra chứng thiếu máu, nhức đầu, sốt, đau dạ dày và hôn mê ở một số người). Nếu bạn bị thiếu hụt men G6PD, hãy tránh ăn khổ qua nhé.

- Trẻ nhỏ

+ Lớp thịt đỏ xung quanh hạt trái khổ qua mang độc tính gây hại đối với trẻ em. Do đó, bạn không nên cho bé ăn những trái khổ qua thịt đã ngả đỏ.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 10 hay nhất