Giảm cholesterol máu làm giảm tiêu hóa lipid

Lipid là một trong những chất béo được hấp thu từ thực phẩm hoặc được tổng hợp tại gan. Hàng ngày, có nhiều loại thức ăn như chất đạm, đường, chất béo,... được đưa vào cơ thể. Quá trình tiêu hóa và hấp thu lipid là một quá trình phức tạp hơn nhiều so với sự tiêu hóa và hấp thu đường và đạm. Vậy quá trình tiêu hóa và hấp thu lipid như thế nào?

Quá trình tiêu hóa lipid trong cơ thể diễn ra tuần tự theo con đường tiêu hóa và được bắt đầu ở khoang miệng đến dạ dày và ruột. Tiêu hóa chính là bước đầu tiên chuyển hóa lipid, đây là quá trình phá vỡ các chất béo trung tính thành những đơn vị monoglyceride nhỏ hơn với sự trợ giúp của các enzyme lipase.

Tiêu hóa lipid bắt đầu trong khoang miệng thông quá quá trình tiêu hóa hóa học bằng enzym lipase được tiết ra trong tuyến nước bọt. Miệng có chức năng tiếp nhận thức ăn và nghiền nát, nhào trộn thức ăn với nước bọt nhằm tạo thành viên nuốt. Tiêu hóa ở miệng bao gồm các chức năng nhai, nuốt. Vì phản xạ nuốt là một phản xạ tự nhiên nên khi ăn phải nhai kỹ để khỏi bị nghẽn. Lipase không thể phá vỡ được cholesterol do đó nó vẫn còn nguyên vẹn cho đến khi đi vào các tế bào biểu mô của ruột non. Lipid sau đó tiếp tục di chuyển xuống phía dạ dày và tiếp tục quá trình biến đổi hóa học với lipase của dạ dày, quá trình biến đổi cơ học mới bắt đầu.

Tuy nhiên, phần nhiều sự tiêu hóa và hấp thu lipid xảy ra khi một chất béo đi tới vị trí của ruột non. Lipase phụ thuộc muối mật và lipase tụy là chất tiết từ tuyến tụy được tiết vào ruột non nhằm giúp phân hủy chất béo trung tính cùng với quá trình biến đổi cơ học. Lipid được biến đổi cho đến khi chúng trở thành những đơn vị acid béo riêng lẻ có thể hấp thu vào tế bào biểu mô ruột non. Lipase tuyến tụy có chức năng báo hiệu sự thủy phân chất béo trung tính thành các glycerol tự do và acid béo tự do.

Giảm cholesterol máu làm giảm tiêu hóa lipid

Phần nhiều sự tiêu hóa và hấp thu lipid xảy ra khi một chất béo đi tới vị trí của ruột non

2. Sự hấp thu lipid

Quá trình hấp thu lipid diễn ra theo 2 con đường bao gồm mạch máu và hệ bạch huyết. Tại gan, lipid được tổng hợp và chuyển hóa đồng thời cũng được hấp thu vào cơ thể. Lipase từ dịch tụy và tế bào niêm mạc ruột non phân hủy chất béo thành glycerol, monoglyceride và các acid béo. Glycerol, monoglyceride, acid béo, cholesterol và phospholipid là các đơn vị chất béo được hấp thu tại ruột. Mỗi loại chất béo sẽ có cách hấp thu khác nhau, ví dụ như các acid béo chuỗi ngắn C2-C5, acid béo chuỗi trung bình (C6-C12) và glycerol trực tiếp hấp thu vào tế bào rồi đi vào thẳng hệ tĩnh mạch cửa. Đối với acid béo chuỗi dài và monoglyceride được kết hợp với mật thành những hạt micelle mới hấp thu vào trong tế bào ruột và được tái tổ hợp thành triglyceride.

Hấp thu chất béo trong cơ thể bao gồm phospholipid và cholesterol có hiệu suất hấp thu thấp chỉ từ 20-40% có thể trực tiếp hấp thu vào trong tế bào ruột. Các chất béo bao gồm cholesterol, phosphorlipid và triglyceride mới trong lòng tế bào ruột non được đóng gói thành những chylomicron sau đó đổ vào hệ bạch huyết.

Tóm lại, sự tiêu hóa và hấp thu lipid rất phức tạp. Quá trình tiêu hóa lipid trong cơ thể được bắt đầu ở khoang miệng biến đổi lý học thành những phần tử nhỏ. Tại thực quản và dạ dày thực ăn qua nhanh không biến đổi. Xuống tới ruột non biến đổi hóa học thành acid béo và glixerin nhờ enzime lipase. Lipid được tổng hợp và chuyển hóa tại gan, ở đây lipid cũng đã được hấp thu vào cơ thể và lượng dư thừa sẽ bị thải ra ngoài qua phân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Việc điều chỉnh chế độ ăn và thay đổi loại thực phẩm tiêu thụ có thể cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu. Rối loạn lipid máu nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu cần cân đối nhóm chất béo có lợi, chất xơ, vitamin và khoáng chất… đồng thời hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa… Và quan trọng, người bệnh cần thay đổi lối sống và tăng cường vận động để góp phần tăng hiệu quả điều trị rối loạn mỡ máu.

SKĐS - Với lối sống hiện đại, tình trạng mỡ máu cao hay tăng lipid máu là một bệnh khá thường gặp ở người trưởng thành. Nhiều loại thực phẩm và đồ uống có tác dụng giảm mỡ máu có thể giúp bệnh nhân bị tăng lipid máu nhẹ không cần sử dụng thêm thuốc để điều trị bệnh.

1. Điều chỉnh lối sống hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả

Theo BS. Vũ Ngọc Hà, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tăng mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn như tăng cholesterol hoặc tăng triglyceride, hoặc tăng LDL-C (cholessterol xấu), hoặc giảm HDL-C (cholessterol tốt)...

Cholesterol là một chất béo giống như sáp được tìm thấy trong máu. Nó được cơ thể sử dụng để tạo ra các tế bào và kích thích tố mới. Có 2 loại cholesterol chính: lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Mặc dù hữu ích cho việc tạo và xây dựng các tế bào mới, nhưng mức cholesterol cao trong máu là một dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe tổng thể.

Tuy không phải bệnh cấp tính nhưng các rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu, tăng cholesterol trong máu) có thể gây nhiều hệ lụy, sẽ phát sinh nhiều bệnh lý khác gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Mỡ máu cao là nguy cơ gây bệnh gan nhiễm mỡ, có nguy cơ dẫn tới suy giảm chức năng gan và thậm chí là ung thư gan.

Cholesterol đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Nhưng khi mức cholesterol tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như đau tim và đột quỵ. Do đó, điều quan trọng đối với người bệnh được chẩn đoán rối loạn lipid máu là phải kiểm soát chặt chẽ mức cholesterol trong máu cũng như kiểm tra tim và sức khỏe tổng thể định kỳ.

Giảm cholesterol máu làm giảm tiêu hóa lipid

Mỡ máu cao không được kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

BSCKI Lưu Thúy Quỳnh - Khoa Nội tiết, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: Với các bệnh nhân có rối loạn mỡ máu, không thể can thiệp vào các yếu tố không thay đổi như tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình... Nhưng bệnh nhân có thể can thiệp vào các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, như điều chỉnh chế độ ăn, chế độ luyện tập và điều trị các bệnh lý đi kèm.

Theo BS. Lưu Thúy Quỳnh, bệnh nhân rối loạn lipid máu có thể thực hiện những thay đổi về lối sống theo các gợi ý dưới đây:

  • Về chế độ ăn: Người bệnh có thể chuyển đổi chế độ dinh dưỡng sang việc sử dụng các chất béo không bão hòa để có lợi cho sức khỏe. Chất béo không bão hòa thường có trong các loại thức ăn như: quả bơ, dầu oliu, đậu nành, hạt hạnh nhân…
  • Về chế độ luyện tập: Việc tập luyện thường xuyên, giảm cân sẽ hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu.
  • Về điều trị các bệnh lý đi kèm: Bệnh nhân cần điều trị các các bệnh lý béo phì, đái tháo đường hoặc suy giáp kèm theo.

Đây là những phương pháp tự nhiên giúp hạn chế được những biến chứng lâu dài của rối loạn mỡ máu.

Dưới đây là danh sách 7 loại đồ uống nên uống hàng ngày vào buổi sáng để duy trì mức cholesterol tối ưu và một trái tim khỏe mạnh.

2.1 Sữa đậu nành

Giảm cholesterol máu làm giảm tiêu hóa lipid

Đậu nành có ít chất béo bão hòa và là một loại thực phẩm có tác dụng giúp làm giảm cholesterol hiệu quả. Sữa đậu nành có thể được sử dụng vào bữa sáng thay cho các sản phẩm từ sữa giàu chất béo khác để giúp giảm hoặc kiểm soát mức cholesterol.

Một phân tích tổng hợp năm 2019 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy, protein trong đậu nành giúp giảm lipoprotein, được gọi là cho lesterol "xấu" từ 3 - 4% ở người lớn. Cholesterol "xấu" luôn được biết là có tác động không tốt tới sức khỏe tim mạch.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn 25g protein đậu nành hàng ngày như một phần của chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol.

2.2 Trà xanh

Catechin và các chất chống oxy hóa khác có trong trà xanh có thể làm giảm mức độ LDL và cholesterol toàn phần có hại. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, uống trà xanh hàng ngày có tác dụng rất tốt đối với tình trạng của tim, giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol tỷ trọng thấp, còn gọi là cholesterol "xấu"). Theo nghiên cứu, trong trà xanh có chứa các thành phần chống oxy hóa, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa ở động mạch giúp bảo vệ cơ thể trước những ảnh hưởng của các chất béo có hại.

2.3 Đồ uống từ yến mạch giảm mỡ máu hiệu quả

Yến mạch là một loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm, chất xơ hòa tan. Yến mạch bao gồm beta-glucans, trong dạ dày tạo thành một chất giống như gel và tương tác với muối mật để có thể ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol và giảm mức cholesterol.

Giảm cholesterol máu làm giảm tiêu hóa lipid

Trong số các loại ngũ cốc, yến mạch là sự lựa chọn hiệu quả nhất khi nói đến việc làm giảm cholesterol.

Một báo cáo trên Tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ được tổng kết từ 24 nghiên cứu liên quan đến những thành phần của lipid máu (cholesterol và triglyceride) trong những người ăn chế độ ăn gồm các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt (nhóm nghiên cứu) so với những người dùng chế độ ăn không có ngũ cốc nguyên hạt (nhóm chứng).

So với chế độ ăn không có ngũ cốc nguyên hạt, chế độ ăn ngũ cốc nguyên hạt hạ thấp nồng độ cholesterol trung bình 4,6 điểm. Chế độ ăn uống gồm yến mạch được chứng minh là có điểm cao hơn, giảm mức cholesterol 6,5 điểm trên mức trung bình.

2.4 Nước ép cà chua

Lycopene, có nhiều trong cà chua, có thể làm giảm cholesterol LDL "xấu" và hỗ trợ mức lipid lành mạnh. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng nước ép cà chua giúp cải thiện nồng độ lycopene. Niacin và chất xơ làm giảm cholesterol cũng có nhiều trong nước ép cà chua. Uống nước ép cà chua hỗ trợ điều chỉnh chuyển hóa lipid và các chứng viêm và tăng sinh liên quan, do đó góp phần giúp kiểm soát các bệnh mạn tính liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa cholesterol.

2.5 Sinh tố quả mọng

Nhiều loại quả mọng có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, tất cả đều có thể làm giảm mức cholesterol. Đơn giản chỉ cần cho một số loại quả mọng như dâu tây, quả việt quất, quả mâm xôi hoặc quả mâm xôi vào máy xay cùng với một ít sữa chua không đường cho bữa sáng lành mạnh.

2.6 Thay thế sữa bò bằng sữa thực vật giúp giảm mỡ máu

Nếu bạn thích uống sữa, hãy cẩn thận thực hiện một số thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống khi lượng cholesterol cao. Chuyển sang sữa thực vật là giải pháp đầu tiên trong một số giải pháp hữu ích. Có nhiều thành phần trong nhiều loại sữa thực vật có thể làm giảm hoặc kiểm soát mức cholesterol, đặc biệt là trong các loại ngũ cốc nguyên hạt.

2.7 Ca cao

Thành phần chính của socola đen là ca cao. Nó có chất chống oxy hóa được gọi là flavanol, có thể làm giảm mức cholesterol. Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ một loại đồ uống 450 mg có chứa ca cao flavanol trong một tháng làm giảm cholesterol LDL "xấu" trong khi tăng cholesterol HDL "tốt". Axit béo không bão hòa đơn có nhiều trong ca cao có thể làm giảm mức cholesterol trong máu.

Thiên Châu

Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/7-loai-do-uong-giam-cholesterol-tot-cho-nguoi-tang-mo-mau-169230714114129701.htm