Đạo đức chia sẻ vui buồn cùng bạn Tiết 1

Tag: chia sẻ buồn vui cùng bạn

Tin cùng chuyên mục

Đạo đức 3 - Tuần 24 - Bài: Tôn trọng đám tang (tiết 2) - GV: Ngô Thị Thu Hằng 9/3/2022 12:38

Đạo đức 3 - Tuần 24 - Bài: Tôn trọng đám tang (tiết 2) - GV: Nguyễn Thị Thu Huyền 9/3/2022 3:34

Đạo đức 3 - Tuần 23 - Bài: Tôn trọng đám tang (tiết 1) - GV: Nguyễn Thị Thu Huyền 22/2/2022 9:29

Đạo đức 3 - Tuần 19 - Bài: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 1) - GV: Nguyễn Thị Thu Huyền 17/1/2022 11:45

Tập đọc - Kể chuyện 3 - Tuần 17 - Bài : Mồ Côi xử kiện - GV : Chu Thị Thu HuyềnQuan tâm, giúp đỡ hàng xóm (tiết 1) 16/12/2021 12:19

Đạo đức 3 - Tuần 11 - Bài: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 2) - GV: Nguyễn Thị Thu Huyền 6/12/2021 10:57

Đạo đức 3 - Tuần 13 - Bài: Tích cực tham gia việc trường, việc lớp (Tiết 2) - GV: Nguyễn Thị Thu Huyền 6/12/2021 10:56

Đạo đức 3 - Tuần 13 - Bài: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (Tiết 1) - GV: Hà Thị Hồng 6/12/2021 10:45

Đạo đức 3 - Tuần 3 - Bài: Giữ lời hứa (tiết 1) - GV: Nguyễn Thị Thu Huyền 27/10/2021 11:38

Đạo đức 3 - Tuần 4- Bài: Giữ lời hứa (Tiết 2) - GV : Hà Thị Hồng 27/10/2021 11:15

Ngô Thị Thu Hằng- Lớp 3A - Tên bài: Tự làm lấy việc của mình 27/10/2021 10:30

Đạo đức 3 - Tuần 3 - Bài : Giữ lời hứa (T1) - GV: Trần Thị Thanh Hằng 27/10/2021 10:15

Đạo đức 3 - Tuần 5 - Bài : Tự làm lấy việc của mình - GV : Chu Thị Thu Huyền 27/10/2021 10:5

Nguyễn Thị Giang Uyên- Lớp 3- Đạo đức: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng 9/6/2021 8:5

Nguyễn Thị Giang Uyên- Lớp 3- Đạo đức: Tôn trọng khách nước ngoài 9/6/2021 8:0

Nguyễn Thị Giang Uyên- Lớp 3- Đạo đức: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ 9/6/2021 7:59

Nguyễn Thị Giang Uyên- Lớp 3- Đạo đức: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế 9/6/2021 7:56

Nguyễn Thị Giang Uyên- Lớp 3- Đạo đức: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ 9/6/2021 7:54

Nguyễn Thị Giang Uyên- lớp 3- Tên bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước 8/6/2021 2:35

Bài Chia sẻ buồn vui cùng bạn 22/11/2017 0:0

Bài: Hợp tác với những người xung quanh. 22/11/2017 0:0

Đạo đức - Bài Giữ lời hứa - GV Trịnh Yến 13/10/2016 0:0

Giáo án môn Đạo đức lớp 3 Vnen

Giáo án Đạo đức lớp 3 Vnen bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn - Tiết 1 được VnDoc sưu tầm để gửi đến các thầy cô giáo, với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trên lớp.

Giáo án điện tử môn Đạo đức lớp 3 Vnen: Bài 5

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

- Giúp học sinh biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhâu khi có chuyện vui, buồn

- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn

TH BM:- Biết cảm thông chia sẻ những khó khăn của người khuyết tật và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Giáo dục Hs biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong vui chơi, học tập.

* Đối với HSKG: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.

* Đối với HSHN: Không yêu cầu đóng vai

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Gv: Tranh minh hoạ cho tình huống hoạt động 1 tiết 1 và các tấm thẻ bằng bìa.

- Hs: Vở bài tập Đạo đức lớp 3.

III. Các hoạt động học

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Khởi động:

- HĐTQ tổ chức cho các bạn củng cố lại kiến thức đã học:

- Hôm trước chúng ta học bài đạo đức gì?

- Em đã quan tâm ông bà, cha mẹ, anh chị em như thế nào?

- Nhận xét, đánh giá

- Giới thiệu bài - nêu MT

B, HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

HĐ1: Thảo luận xử lí tình huống

  • Việc 1: GV nêu tình huống và câu hỏi: (BT1 Trang 18 SGK)
  • Việc 2: Thảo luận nhóm và cách ứng xử tình huống.
  • Việc 3: Các nhóm trình bày, nhóm khác cùng chia sẻ.

GV kết luận: Khi bạn có chuyện buồn em cần động viên an ủi bạn, giúp đỡ bạn băng những việc làm phù hợp với khả năng để bạn vượt qua khó khăn.

Hoạt động 2: Đóng vai

Việc 1: Phân công nhóm đóng vai theo 1 trong 2 tình huống sau:

- Tình huống 1: Bạn Hải được nhà trường khen thưởng về hành động: “nhặt của rơi trả lại cho người mất”.

- Tình huống 1: Hoa bị mất một cánh tay do tai nạn bom mìn. Sau tai nạn, Hoa không muốn đi học nữa vì sợ các bạn trêu chọc.Nếu là bạn của hoa, em có thể làm gì để giúp đỡ bạn?

Việc 2: Tổ chức các nhóm trình bày – Nhóm khác cùng chia sẻ

Việc 3: GV nhận xét đánh giá

- Gv kết luận: Sự cảm thông, chia sẻ vui buồn với những người xung quanh, đặc biệt là người khuyết tật, sẽ giúp họ có thêm nghị lực, vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

HĐ3: Bày tỏ thái độ.

- Việc 1: - Gv đọc từng ý kiến (BT3- VBT), Hs trả lời bằng thẻ theo quy ước.

- Việc 2 : Y/c Hs giải thích vì sao tán thành không tán thành

- Việc 3 : Cả lớp cùng chia sẻ

HĐTQ nhận xét, kết luận: Các ý kiến a, c, d, đ, e là đúng. Ý kiến b là sai.

HĐTQ Nhận xét chung tiết học.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường và nơi ở.

Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát nói về tình bạn, về sự cảm thông chia sẻ vui buồn cùng bạn. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Chúc quý thầy cô và các em học sinh lớp 6 những có tiết học hay!

Giáo án lớp 3 được biên soạn theo hình thức giáo án điện tử rất thuận tiện cho thầy cô tham khảo và giúp tiết kiệm thời gian soạn giáo án phục vụ cho việc giảng dạy.

Ngoài Giáo án Đạo đức lớp 3 Vnen bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn - Tiết 1 trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng bài tập nâng cao hay và khó dành cho các em học sinh lớp 3 thường xuyên muốn luyện tập để nâng cao kiến thức toàn diện các môn: Toán lớp 3, Tiếng Việt lớp 3, Tiếng Anh lớp 3, Môn khác lớp 3,....

  • Sách Giáo Viên Đạo Đức Lớp 3
  • Vở Bài Tập Đạo Đức Lớp 3

– Như các em đã biết, mẹ bạn Ân lớp ta ốm đã lâu, nay bố bạn lại mới bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn Ân vượt qua khó khăn này?

Nếu em là bạn cùng lớp với Ân, em sẽ làm gì để an ủi, giúp đỡ bạn? Vì sao?

Đạo đức chia sẻ vui buồn cùng bạn Tiết 1

Trả lời:

– Em sẽ cùng với các bạn đến thăm gia đình bạn Ân, chia buồn với bạn, giúp đỡ Ân trong học tập trong khoảng thời gian Ân vì chuyện gia đình xao nhãng học tập. Bởi vì chúng em cùng một lớp với Ân.

Tính huống 1: Khi bạn có chuyện vui, em sẽ:

Chúc mừng, chia vui với bạn.
Không quan tâm, vì đó là việc riêng của bạn.
Ghen tị với bạn.

Tình huống 2: Khi bạn có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn, em sẽ:

Mặc bạn, không quan tâm.
Trêu trọc, chế giễu bạn.
An ủi, động việc, giúp đỡ bạn phù hợp với khả năng của mình.

b) Em hãy cùng các bạn trong nhóm trong tổ đóng vai thể hiện cách ứng xử trong các tình huống trên.

Trả lời:

Tính huống 1: Khi bạn có chuyện vui, em sẽ:

+ Chúc mừng, chia vui với bạn.
Không quan tâm, vì đó là việc riêng của bạn.
Ghen tị với bạn.

Tình huống 2: Khi bạn có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn, em sẽ:

Mặc bạn, không quan tâm.
Trêu trọc, chế giễu bạn.
+ An ủi, động việc, giúp đỡ bạn phù hợp với khả năng của mình.

b) Đóng vai các tình huống:

– Tình huống 1: Cậu thật tuyệt vời, chúc mừng cậu đã làm được, bọn tớ tự hào về cậu.

– Tình huống 2: Tớ được gia đình cậu đang gặp khó khăn, do đó nếu cần mọi người giúp đỡ hay cứ nói. Tớ và tập thể lớp luôn bên cậu.

bai-3-trang-19-vbt-dao-duc-3.jsp: Em có tán thành ý kiến dưới đây không? Vì sao?

a) Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn thêm thân thiết, gắn bó.

b) Niềm vui, nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai.

c) Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ.

d) Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người tốt.

đ) Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.

e) Phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn là vi phạm quyền trẻ em.

Trả lời:

a) Tán thành

Khi vui hay buồn nếu được chia sẻ thì sẽ làm niềm vui tăng lên, nỗi buồn giảm đi cảm thấy thật thân thiết với người lắng nghe. Do đó tình bạn sẽ trở nên thân thiết, gắn bó.

b) Không tán thành.

Nếu chia sẻ thì niềm vui sẽ nhân lên, nỗi buồn sẽ bớt đi.

c) Tán thành.

Một người bạn biết lắng nghe sẽ làm cho chúng ta cảm nhận được điều đó.

d) Không tán thành.

Đó có thể là một người bạn vô tư, lạc quan hoặc không khéo léo khi không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của người khác chứ không phải là một người bạn không tốt.

đ) Tán thành.

Dù là trẻ em hay bất kì ai đều có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khí khăn.

e) Tán thành.

Trẻ em có quyền được bình đẵng như nhau

a) Hỏi thăm, an ủi khi bạn có chuyện buồn.
b) Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém.
c) Chúc mừng khi bạn nhạn được điểm 10.
d) Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.
đ) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp.
e) Thờ ơ cười nói khi bạn đang có chuyện buồn.
g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.
h) Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.

Trả lời:

Đ a) Hỏi thăm, an ủi khi bạn có chuyện buồn.
Đ b) Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém.
Đ c) Chúc mừng khi bạn nhạn được điểm 10.
Đ d) Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.
Đ đ) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp.
S e) Thờ ơ cười nói khi bạn đang có chuyện buồn.
Đ g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.
S h) Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.

b) Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào?

Trả lời:

a) Em chưa biết chia sẻ buồn vui với bạn bè trong lớp, trong trường.

b) Em đã được bạn bè chia sẻ vui buồn. Khi bạn ấy gặp chuyện vui, em là người đầu tiên mà bạn ấy nghĩ đến để kể lại. Em cảm thấy rất vui khi mình được lắng nghe cảm xúc đó của bạn và cũng vui cho bạn khi đạt được điều đó.

Em hãy đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học, ví dụ:

– Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau?

– Cần làm gì khi bạn có niềm vui? Khi bạn có chuyện buồn?

– Hãy kể một câu chuyện mà bạn biết về việc bạn bè biết chia sẻ vui buồn cùng nhau.

– Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.

– Bạn đã từng được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè quan tâm, chia sẻ, bạn cảm thấy như thế nào?

– Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật?

Đạo đức chia sẻ vui buồn cùng bạn Tiết 1

Trả lời:

– PV: Theo bạn, vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau:

– M: Hmm, theo mình để tình bạn trở nên gắn bó thân thiết hơn.

– PV: Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tất.

– M: Bạn bè của mình sẽ không phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật. Bởi vì đó là bạn của mình, mình tin tưởng họ.

Trả lời:

a) Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

b) Thương người như thể thương thân.

c) Lá lành đùm lá rách.

d)       Bầu ơi thương lấy bí cùng.

Tuy rằng khác giống như chung một giàn.

Trả lời:

– Em đã từng chia sẻ vui buồn với bạn bè.

– Đó là khi em được điểm 9 môn toán và chia sẻ với mọi người trong tổ.

– Niềm vui khi đó như được tăng lên nhiều lần.