Mẫu quyết định sử dụng hóa đơn tự in năm 2024

Đơn vị của bạn đang cần chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang áp dụng hóa đơn điện tử? Đơn vị của bạn cần đăng ký phát hành hoá đơn điện tử nhưng chưa nắm rõ thủ tục năm 2019 cụ thể ra sao? Hôm nay hóa đơn điện tử iHOADON sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Mẫu quyết định áp dụng hóa đơn điện tử mới nhất

Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng Hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có quy định cụ thể về Mẫu quyết định đơn vị sử dụng khi chuyển từ áp dụng hoá đơn giấy sang hoá đơn điện tử.

  • Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
  • Tên hệ thống thiết bị hạ tầng sử dụng xuất hoá đơn điện tử: Bao gồm thông tin máy tính, máy in để chứng minh đơn vị đủ điều kiện sử dụng hoá đơn điện tử.
  • Tên hệ thống giải pháp hoá đơn điện tử: Có thể là hệ thống phần mềm do đơn vị tự xây dựng hoặc được cung cấp bởi tổ chức trung gian.
  • Bộ phận kỹ thuật hoặc nhà cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về kỹ thuật hóa đơn điện tử, phần mềm ứng dụng.
  • Quy trình khởi tạo, lập, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử trong nội bộ tổ chức.
  • Trách nhiệm của từng bộ phận trực thuộc liên quan việc khởi tạo, lập, xử lý, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử trong nội bộ tổ chức bao gồm cả trách nhiệm của người thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

Đơn vị có thể tham khảo Mẫu quyết định áp dụng hoá đơn điện tử sau:

Mẫu quyết định sử dụng hóa đơn tự in năm 2024

Mẫu quyết định áp dụng hóa đơn điện tử

Thông báo phát hành hóa đơn điện tử

Trước khi sử dụng hóa đơn điện tử, tổ chức phải lập thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế theo mẫu quy định tại Thông tư 32/2011/TT-BTC. Ngoài ra, hiện nay nhiều cơ quan thuế vẫn quy định đơn vị nộp bổ sung bộ hồ sơ giấy thông báo phát hành hoá đơn, đơn vị sử dụng mẫu quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTC.

Nội dung trong thông báo phát hành hoá đơn điện tử bao gồm:

  • Thông tin đơn vị: Tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại
  • Thông tin hoá đơn điện tử được phát hành: các loại hóa đơn phát hành, ngày lập thông báo phát hành, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành ( từ số… đến số…)
  • Nội dung đăng ký dấu phân cách: Đơn vị có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức: Đăng ký dấu chấm (.) cho phân cách hàng nghìn, dấu phẩy (,) cho phân cách hàng thập phân; hoặc ngược lại. Thông tin chung: cơ quan thuế quản lý, ngày lập thông báo phát hành, tên, chữ ký người đại diện pháp luật hoặc chữ ký điện tử của đơn vị.

Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn được thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP:

Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
...
1. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan hải quan.

Cụ thể mẫu quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn được quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:

Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
...
3. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
a) Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn lập theo Mẫu số 04/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và kèm theo thông báo ngừng sử dụng hóa đơn theo Mẫu số 04-1/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
a.1) Tại quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn cần ghi rõ: Căn cứ ra quyết định cưỡng chế; tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế; lý do bị cưỡng chế; số tiền bị cưỡng chế.
a.2) Tại thông báo ngừng sử dụng hóa đơn cần ghi rõ: Căn cứ ra thông báo; tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế; lý do ngừng sử dụng hóa đơn; ký hiệu mẫu, ký hiệu, số hóa đơn ngừng sử dụng, ngày ngừng sử dụng hóa đơn.
...

Theo đó, quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn là Mẫu số 04/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Mẫu quyết định sử dụng hóa đơn tự in năm 2024

Tải về Mẫu quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn

Lưu ý: Tại quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn cần ghi rõ:

(1) Căn cứ ra quyết định cưỡng chế;

(2) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế;

(3) Lý do bị cưỡng chế; số tiền bị cưỡng chế.

Mẫu quyết định sử dụng hóa đơn tự in năm 2024

Mẫu quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn là mẫu nào? Lưu ý khi soạn quyết định? (hình từ internet)

Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn được quy định ra sao?

Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn được quy định tại Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Ngay trong ngày ban hành quyết định cưỡng chế cơ quan thuế phải đăng tải quyết định cưỡng chế và thông báo ngừng sử dụng hóa đơn trên trang thông tin điện tử ngành thuế hoặc đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành quyết định.

- Trong thời gian thực hiện biện pháp cưỡng chế này, cơ quan thuế không tiếp nhận hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn của tổ chức, cá nhân đang bị cưỡng chế, không cấp mã đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, không cấp hóa đơn, không bán hóa đơn cho người nộp thuế đang bị cưỡng chế (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 4 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP).

- Cơ quan thuế ban hành quyết định chấm dứt việc thực hiện biện pháp cưỡng chế này kèm theo thông báo tiếp tục sử dụng hóa đơn theo Mẫu số 04-2/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

+ Ngay trong ngày ban hành quyết định chấm dứt thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế phải đăng tải trên trang thông tin điện tử ngành thuế hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành quyết định.

- Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này mà có thông tin, điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo hiệu quả hơn thì cơ quan quản lý thuế đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.