Dân tộc ít người nhất là dân tộc nào năm 2024

Thông tin được bà Nguyễn Thị Hải Nhung - vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) - cho biết khi trả lời Tuổi Trẻ Online tại buổi họp báo chiều 23-10, thông tin về Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất.

Bà Nhung cho biết số liệu được thống kê vào năm 2019.

5 dân tộc thiểu số dưới 1.000 người

Ngoài hai dân tộc có số dân dưới 500 người, còn ba dân tộc thiểu số khác chỉ có số dân dưới 1.000 người. Bao gồm: dân tộc Rơ Măm, sống chủ yếu ở Kon Tum, chỉ có 639 người; dân tộc Pu Péo, sống chủ yếu ở Hà Giang, hiện chỉ có 903 người; dân tộc Si La, sống chủ yếu ở Lai Châu, Điện Biên, chỉ có 909 người.

Tổng cộng cả nước có 14 dân tộc có dưới 10.000 người, sinh sống ở 11 tỉnh: Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Bình và Kon Tum.

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy khẳng định văn hóa của đồng bào các dân tộc có số dân dưới 10.000 người đang rất cần có biện pháp hỗ trợ bảo tồn, phát huy.

Đây cũng là lý do để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Lai Châu và các tỉnh có 14 dân tộc thiểu số này sinh sống tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất với chủ đề "Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người".

Ngày hội sẽ diễn ra từ ngày 3 đến 5-11 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.

Chủ thể văn hóa tự giới thiệu về văn hóa của mình

Theo bà Thủy, ban tổ chức thống nhất tinh thần là chủ thể văn hóa sẽ tự giới thiệu về nét đẹp và giá trị tiêu biểu của dân tộc mình không chỉ trong lễ khai mạc mà trong tất cả các hoạt động như liên hoan nghệ thuật quần chúng, giới thiệu trích đoạn lễ hội, văn hóa ẩm thực, thi đấu thể thao, trưng bày…

Việc tham gia của đồng bào cũng là một giải pháp thiết thực, khuyến khích, động viên đồng bào thực hành văn hóa tại cộng đồng.

Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất sẽ diễn ra tối 3-11, tại Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu, được tường thuật trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam (VTV2), Đài Tiếng nói Việt Nam.

Trong khuôn khổ ngày hội, nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn sẽ diễn ra như: trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống các dân tộc có số dân dưới 10.000 người; liên hoan văn nghệ quần chúng với chương trình dân ca, dân vũ, nhạc dân tộc kết hợp trình diễn trang phục truyền thống (ngày thường, lễ hội, lễ cưới) các dân tộc có số dân dưới 10.000 người.

Bên cạnh đó, còn có chương trình famtrip khảo sát và kết nối các doanh nghiệp lữ hành trong nước với ba tỉnh bắc Lào (Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay, Luông Pha Băng) và Châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam, Trung Quốc…

Lễ Tết Mừng tiếng sấm còn được gọi là lễ cúng Tết Chăm Phtrong ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An)

Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 85% dân số với gần 80 triệu người, còn lại 53 dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 14,6%. Dân tộc Ơ Đu là dân tộc ít người nhất, mới có gần 400 người (theo điều tra dân số năm 2009).

Người Ơ Ðu xưa kia cư trú quần tụ thành bản dọc theo hai con sông Nậm Mộ và Nậm Nơn bắt nguồn từ Lào chảy vào tỉnh Nghệ An. Sau này, do những biến cố của lịch sử và nhu cầu của đời sống kinh tế - xã hội, họ phải di dời đi các nơi, sống cùng với các tân tộc khác. Hiện nay, Xốp Pột và Kim Hòa là hai bản thuộc xã Kim Đa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có số dân thuộc dân tộc Ơ Ðu cư trú đông nhất.

Cũng do sống xen kẽ với đồng bào các dân tộc khác nên đồng bào Ơ Đu bỏ dần được những phong tục lạc hậu. Điển hình như những phong tục trong sinh đẻ. Trước đây phụ nữ Ơ Đu chỉ được ngồi đẻ ở góc nhà phía gian dành cho phụ nữ; nhau thai của trẻ bỏ vào ống tre, đem chôn ngay dưới gầm sàn; tuổi đứa con được tính từ ngày có tiếng sấm trong năm, khi đó đứa bé được coi là đầy năm và được bố mẹ làm lễ đặt tên; hay phong tục làm nhà sàn, phải dựng quay đầu vào núi… nay không còn nữa. Phụ nữ sinh đẻ đến nhà hộ sinh; ngươi Ơ Đu ở nhà sàn giống như nhà sàn người Thái.

Ngay phong tục Lễ hội “Mừng tiếng sấm đầu năm”, là phong tục độc đáo, điển hình nhất của người Ơ Đu cũng đã mai một nhiều; hiện chỉ còn được lưu giữ, duy trì khá nguyên vẹn (khi có tiếng sấm đầu tiên trong năm, người Ơ Đu mở hội tế trời, mổ trâu, bò, lợn ăn mừng, làm lễ cúng tạ ơn trời đất và mới bắt đầu một mùa canh tác mới), ở bản Xốp Pột, xã Kim Ða,huyện Tương Dương.

Theo khảo sát năm 2020 cuả Ủy ban Dân tộc và tỉnh Nghệ An thì đồng bào Ơ Đu cũng là tộc người có đời sống khó khăn nhất. Chính vì thế để bảo tồn dân tộc Ơ Đu, nhiệm vụ đặt ra là phải kết hợp giữa khơi dậy những giá trị văn hoá truyền thống, phong tục tập quán trong đời sống cộng đồng, với phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp giữa “xây” và “chống” trong quá trình đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn văn hóa ngoại lai hoặc phục hồi một cách máy móc văn hóa truyền thống.

Dân tộc ít người là dân tộc như thế nào?

Dân tộc thiểu số rất ít người được định nghĩa tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc như sau: “Dân tộc thiểu số rất ít người” là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.

Dân tộc Hoa đứng thứ mấy ở Việt Nam?

Qui mô dân số các dân tộc Việt Nam năm 2019.

Việt Nam có bao nhiêu dân tộc rất ít người?

Tổng cộng cả nước có 14 dân tộc có dưới 10.000 người, sinh sống ở 11 tỉnh: Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Bình và Kon Tum.

Việt Nam có bao nhiêu dân tộc dưới 10.000 người?

14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người (Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Cơ Lao, Mảng, Lô Lô, Chứt, Lự, Pà Thẻn và Ngái) tham dự ngày hội. Thời gian: Ngày hội diễn ra trong 03 ngày, từ ngày 03 - 05/11/2023 (không kể thời gian đi và về).