Cobit la gi

Bạn đang tìm kiếm ý nghĩa của COBIT? Trên hình ảnh sau đây, bạn có thể thấy các định nghĩa chính của COBIT. Nếu bạn muốn, bạn cũng có thể tải xuống tệp hình ảnh để in hoặc bạn có thể chia sẻ nó với bạn bè của mình qua Facebook, Twitter, Pinterest, Google, v.v. Để xem tất cả ý nghĩa của COBIT, vui lòng cuộn xuống. Danh sách đầy đủ các định nghĩa được hiển thị trong bảng dưới đây theo thứ tự bảng chữ cái.

Ý nghĩa chính của COBIT

Hình ảnh sau đây trình bày ý nghĩa được sử dụng phổ biến nhất của COBIT. Bạn có thể gửi tệp hình ảnh ở định dạng PNG để sử dụng ngoại tuyến hoặc gửi cho bạn bè qua email.Nếu bạn là quản trị trang web của trang web phi thương mại, vui lòng xuất bản hình ảnh của định nghĩa COBIT trên trang web của bạn.

Cobit la gi

Tất cả các định nghĩa của COBIT

Như đã đề cập ở trên, bạn sẽ thấy tất cả các ý nghĩa của COBIT trong bảng sau. Xin biết rằng tất cả các định nghĩa được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái.Bạn có thể nhấp vào liên kết ở bên phải để xem thông tin chi tiết của từng định nghĩa, bao gồm các định nghĩa bằng tiếng Anh và ngôn ngữ địa phương của bạn.

TRIỂN KHAI ITIL HAY COBIT?

10/11/2016

ITIL & COBIT là hai framework phổ biến được ứng dụng để quản trị, điều hành CNTT trong các tổ chức, doanh nghiệp. Vậy chúng khác nhau như thế nào:

  • ITIL là framework về quản trị và kiểm soát CNTT nhìn theo góc độ quản trị dịch vụ. ITIL được phát hành bởi OGC, là một tập hợp các khung quản lý mức chất lượng dịch vụ CNTT.
  • COBIT là framework quản trị và kiểm soát CNTT liên quan về mặt thông tin và công nghệ. COBIT được phát hành bởi ISACA (Information System Control Standard), một tổ chức phi lợi nhuận cho quản trị CNTT.

Cobit la gi

Các điểm đặc trưng của ITIL

  • ITIL tập trung chuyên sâu về lĩnh vực quản lý dịch vụ CNTT (IT Service Management). ITIL chỉ cho những CIO/IT Manager cách thức tổ chức, xây dựng mô hình, quy trình quản lý dịch vụ CNTT chuyên nghiệp, hiệu quả, tức là làm thế nào (how).
  • ITIL được thiết kế dưới góc nhìn của các nhà quản lý, lãnh đạo CNTT nhằm hướng đến các mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ CNTT phục vụ khách hàng (nội bộ hoặc bên ngoài). ITIL được xây dựng dựa trên những đúc kết kinh nghiệm (best practice) từ những nhà quản lý CNTT nên tình thực tiễn cao hơn.
  • ITIL hướng đến đối tượng là những người thụ hưởng dịch vụ CNTT (khách hàng).
  • ITIL được thiết kế hướng dịch vụ, bao gồm việc xây dựng các chức năng, mô hình, vai trò, quy trình quản lý dịch vụ CNTT.  ITIL có chỉ ra cách thức xây dựng các quy trình quản lý nhưng không đưa ra các mục tiêu kiểm soát quy trình.

Các điểm đặc trưng của COBIT

  • COBIT đề cập một cách tổng thể, bao quát các hoạt động quản trị CNTT (IT Governance). COBIT chỉ ra cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo CNTT những gì (what) cần làm để quản trị CNTT hiệu quả.
  • COBIT được thiết kế dưới góc nhìn của các nhà kiểm toán (Auditor) nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm toán thông tin và công nghệ (bắt buộc) theo điều luật Sarbanes-Oxley (Hoa Kỳ) đối với các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
  • COBIT cần được xây dựng, áp dụng phục vụ cho nhóm đối tượng là các chủ đầu tư doanh nghiệp.
  • COBIT được thiết kế hướng quy trình, với các mục tiêu kiểm soát cần được thiết lập nhằm quản trị hiệu quả CNTT (nhưng không đưa ra cách thế nào để xây dựng các quy trình).

COBIT, ITIL – NÊN TRIỂN KHAI CÁI NÀO?

ITIL và COBIT là 02 framework bổ trợ cho nhau nên thông thường sẽ triển khai cả hai để đạt hiệu quả tốt nhất.

Việc triển khai cái nào trước thì tùy thuộc vào chiến lược triển khai, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế quản lý CNTT của từng doanh nghiệp. Với các tập đoàn đa quốc gia, đa phần có niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, mục tiêu kiểm toán rất cao nên họ triển khai COBIT trước, sau đó ITIL sau (theo kiểu top-down). Với các công ty Việt Nam thì mục tiêu của các CIO/IT Manager cần chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa dịch vụ CNTT, nâng cao hình ảnh CNTT trước doanh nghiệp rồi mới đến kiểm soát hiệu quả việc thực thi các quy trình nên có thể làm ITIL trước, COBIT làm sau (theo kiểu Bottom-up).

Một sự xem xét khác là về mặt ngân sách và thẩm quyền. COBIT thường triển khai từ ngân sách kiểm toán nội bộ, ITIL thường triển khai từ ngân sách IT. Việc triển khai này phụ thuộc vào chính sách quản lý của tổ chức.

ITIL dễ triển khai hơn COBIT vì ITIL có thể triển khai từng phần mà không ảnh hưởng đến việc vận hành. Đối với COBIT, khá khó để có thể triển khai từng phần vì COBIT cần được xem xét ở một góc nhìn lớn hơn.

SmartPro hiện có đủ năng lực để triển khai đào tạo COBIT, ITIL cho Qúy học viên cũng như có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đủ năng lực tư vấn triển khai  ITIL hay COBIT cho Qúy doanh nghiệp, tổ chức. Mọi thông tin liên hệ, vui lòng gọi hotline của SmartPro theo số 0908 693 962 hoặc .