Chọn kê khai theo quý hay tháng như nào năm 2024

Kê khai thuế GTGT hay kê khai thuế VAT là nghĩa vụ và trách nhiệm cơ bản nhất của người nộp thuế. Trong năm 2023, việc kê khai thuế GTGT có những điểm gì doanh nghiệp cần lưu ý? Trong bài viết hôm nay, cùng iHOADON tìm hiểu về kê khai thuế GTGT 2023 mới nhất nhé.

1. Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) là gì?

Chọn kê khai theo quý hay tháng như nào năm 2024

Kê khai thuế GTGT là gì?

Kê khai thuế GTGT là việc chủ thể thuộc diện nộp thuế GTGT thực hiện khai báo tất cả những nghiệp vụ chịu thuế phát sinh trong kỳ bao gồm số thuế GTGT phải trả khi mua hàng, số thuế GTGT thu được khi bán hàng, số thuế GTGT đã nộp và phải nộp trong kỳ cho cơ quan thuế.

Việc kê khai thuế được thực hiện theo mẫu tờ khai thuế và được căn cứ vào các dữ liệu khác nhau trên tờ khai thuế. Người nộp thuế tiến hành kê khai và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các dữ liệu trên tờ khai.

Sau khi lập xong tờ khai thuế, người nộp thuế nộp cho cơ quan Thuế. Cán bộ cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tính chính xác, xác thực của tờ khai trước thời điểm nộp thuế. Trong quá trình tính số thuế nếu xảy ra sai sót sẽ thuộc trách nhiệm của cơ quan Thuế.

2. Xác định kỳ kê khai thuế GTGT

Chọn kê khai theo quý hay tháng như nào năm 2024

Cách xác định kỳ kê khai thuế GTGT theo quy định

Về kỳ kê khai thuế, doanh nghiệp có thể kê khai theo tháng hoặc theo quý. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp kê khai theo quý 1, quý 2, quý 3, quý 4 trong năm. Vậy làm thế nào để xác định kỳ khai thuế đúng với quy định? Cùng xem tiếp dưới đây.

2.1. Đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, quy định như sau:

“Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thuộc loại kê khai theo tháng, gồm: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).”

Như vậy, thuế giá trị gia tăng là loại thuế được kê khai theo tháng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp, hộ kinh doanh đáp ứng các tiêu chí dưới đây thì được lựa chọn kê khai thuế GTGT theo quý.

2.1. Đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về tiêu chính áp dụng kê khai thuế theo quý đối với thuế GTGT như sau:

(1) Đối với các doanh nghiệp mới thành lập

Với các doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì được lựa chọn kê khai thuế GTGT theo quý. Sau khi doanh nghiệp đã hoạt động đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề theo năm đã đủ 12 tháng, căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện kê khai theo tháng hoặc theo quý.

(2) Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động

Với doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng nếu có tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được thực hiện kê khai thuế theo quý.

Trong đó:

- Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (đủ 12 tháng);

- Nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho các đơn vị phụ thuộc thì doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ sẽ bao gồm tổng doanh thu của đơn vị chi nhánh, phụ thuộc.

3. Xác định phương pháp kê khai thuế GTGT 2023

Chọn kê khai theo quý hay tháng như nào năm 2024

Hướng dẫn kê khai và nộp thuế GTGT năm 2023

Hiện nay, theo quy định có 2 phương pháp tính thuế GTGT bao gồm phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp xác định được đơn vị mình tính thuế theo phương pháp nào?

Cùng theo dõi hướng dẫn kê khai thuế GTGT qua mạng theo quý năm 2023

3.1. Đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC, phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với những doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn và chứng từ theo quy định, bao gồm:

- Doanh nghiệp có doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp;

- Cơ sở kinh doanh tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

3.2. Đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp chủ yếu áp dụng với các cơ sở kinh doanh có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

Bên cạnh đó, còn một số đối tượng khác như:

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hàng năm dưới 1 tỷ đồng, trừ trường hợp các đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ;

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập trừ trường hợp đăng ký phương pháp khấu trừ thuế tự nguyện;

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng phát sinh doanh thu tại VN nhưng chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định;

- Các tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đã đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

4. Thời hạn nộp thuế tờ khai thuế GTGT

Chọn kê khai theo quý hay tháng như nào năm 2024

Thời hạn nộp thuế năm 2023 theo quy định

Theo quy định tại Điều 44 Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 về thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT như sau:

Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng: chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp kê khai và nộp theo tháng.

Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo quý: Chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý liền kề tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp thuế theo quý.

Như vậy, đối với các doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý 3/2023 thì phải thời hạn chậm nhất nộp hồ sơ kê khai thuế vào ngày 31/10/2023.

5. Sử dụng chữ ký số để kê khai và nộp thuế điện tử nhanh chóng, đúng theo quy định

Chọn kê khai theo quý hay tháng như nào năm 2024

Kê khai và nộp thuế điện tử với chữ ký số EFY-CA

Sử dụng chữ ký số đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân, doanh nghiệp và cả cơ quan thuế. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đã chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử để các thủ tục trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Do vậy, việc sử dụng chữ ký số để kê khai thuế GTGT đang ngày càng trở nên phổ biến.

EFY Việt Nam là một trong các đơn vị được Trung tâm chứng thực điện tử Quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá xếp vị trí thứ 2 về chất lượng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng trong năm 2022.

Với đặc thù của dịch vụ tin cậy như chứng thư số, EFY-CA sở hữu đầy đủ các chức năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách pháp lý cho người dùng. Chữ ký số EFY-CA đảm bảo tiêu chuẩn bảo mật cũng như sự an toàn tối đa cho mọi giao dịch điện tử và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Các doanh nghiệp đang phân vân lựa chọn nhà cung cấp chữ ký số an toàn, uy tín, bảo mật thông tin thì EFY-CA chính là giải pháp tối ưu dành cho doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia được đào tạo chuyên sâu, chuyên viên tư vấn luôn hỗ trợ 24/7. Người dùng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chữ ký số tiện lợi, uy tín, đảm bảo tính pháp lý với chi phí tối ưu nhất.

Liên hệ ngay đến hotline hoặc đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY để được nhanh chóng hỗ trợ tư vấn về dịch vụ chữ ký số EFY-CA nhé.