Chim én sinh sản như thế nào

Chim Yến là loài chim thuộc họ nhà Yến (Apodidae), họ Yến lại được chia thành hai phân họ chính, bao gồm: 13 loài chim Cypseloidinae (chim Yến nguyên thủy) và 79 loài chim Apodinae (chim Yến ngày nay). Tên khoa học của chim Yến vốn được bắt nguồn từ một cái tên tiếng Hy Lạp có nghĩa là không có chân (apous), đó là bởi vì chân của chúng vô cùng ngắn, do đó mà chúng ta thường thấy chim Yến bay lượn khắp bầu trời là chính chứ ít khi đậu trên mặt đất.

Chim én sinh sản như thế nào

Chó Rottweiler: Nguồn gốc, đặc điểm và cách nuôi

Chó Rottweiler là một trong những giống chó lâu đời và nổi tiếng của nước Đức. Không chỉ thông minh, nhanh nhẹn, chúng là những chú chó cực kỳ trung...

Để có thể nuôi và thu hoạch Yến sào hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ về chu kỳ sinh sản của chim Yến. Thêm vào đó, những đặc tính sinh học của loài chim này cũng cần được tìm hiểu rõ ràng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin về chu kỳ sinh sản của loài chim này cùng những đặc tính sinh học chính xác nhất.

Danh mục

  1. Chu kỳ sinh sản của chim Yến và thời điểm khai thác thích hợp
    1. Chu kỳ sinh sản của chim Yến
    2. Quá trình sinh sản của chim Yến
      1. Chim Yến làm tổ
      2. Quá trình đẻ trứng
      3. Quá trình Yến ấp trứng
      4. Quá trình nuôi chim non
    3. Dẫn dụ chim non và thu hoạch tổ Yến theo chu kỳ sinh sản
      1. Mùa dẫn dụ chim non
      2. Mùa khai thác tổ Yến
    4. Một số đặc điểm sinh học của chim Yến
      1. Đặc điểm hình dáng
      2. Điều kiện sinh sống của loài Yến

Chim én sinh sản như thế nào
Chu kỳ sinh sản của chim Yến và thời điểm khai thác thích hợp

Chu kỳ sinh sản của chim Yến

Yến sinh sản theo chu kỳ trong năm, với thời gian một chu kỳ khoảng gần 4 tháng

Chim Yến sinh sản theo chu kỳ trong năm, tùy vào đặc điểm về khí hậu và môi trường, thời gian sinh sản của Yến sẽ có sự thay đổi. 

Tổng chu kỳ sinh sản của Yến do động từ 115 đến 132 ngày (khoảng gần 4 tháng). Như vậy trong một năm, chim Yến sẽ sinh sản khoảng 3 lần. Tuy nhiên, số lượng chu kỳ sinh sản có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào môi trường và điều kiện tự nhiên nơi chim Yến sinh sống.

Quá trình sinh sản của chim Yến

Với mỗi chu kỳ sinh sản của Yến sẽ diễn ra một quá trình: làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng, 

Chim Yến làm tổ

Khi đến mùa sinh sản, chim Yến sẽ xây tổ để chuẩn bị đẻ và ấp trứng. Quá trình làm tổ của chim sẽ kéo dài khoảng 30 – 32 ngày.

Yến làm tổ bằng tuyến nước bọt ở dưới lưỡi và 2 bên má. Tại thời điểm đến mùa sinh sản, tuyến nước bọt của Yến sẽ phát triển rất mạnh để phục vụ cho quá trình xây tổ, có thể nhìn thấy rõ ở 2 bên má. 

Chim én sinh sản như thế nào
Yến làm tổ trước khi đẻ trứng

Trong quá trình xây tổ, cơ hàm của Yến ép chặt vào 2 tuyến nước bọt để tiết ra ngoài. Yến dùng lưỡi để đẩy nước bọt ra phía ngoài và dùng mỏ quẹt lên bề mặt vị trí để bám tổ. Phần nước bọt này sau khi tiếp xúc với không khí khoảng 2 – 3 tiếng sẽ khô lại và dần hình thành hình dạng tổ. Chim Yến sẽ xây tổ đều đặn mỗi ngày trong vòng khoảng 1 tháng là hoàn thiện.

Với Yến tự nhiên, sau khi chim con của lứa đầu tiên rời tổ, bố mẹ Yến sẽ sử dụng lại tổ cũ. Mỗi lần sinh sản, Yến sẽ gia cố thêm cho tổ cũ. Như vậy, tổ Yến sau mỗi mùa sẽ càng dày và chất lượng hơn.

Quá trình đẻ trứng

Sau khi tổ Yến được hoàn thiện chúng mới bắt đầu giao phối. Loài Yến thường giao phối vào ban đêm với 2 khung giờ: từ 21 giờ đến 23 giờ và từ 1 giờ đến 3 giờ sáng. Một ngày chúng giao phối từ 3 – 4 lần và sẽ đẻ trứng sau khi giao phối từ 5 – 8 ngày. Sau khi đẻ quả trứng đầu tiên, chúng có thể vẫn còn giao phối thêm 1 – 2 lần nữa. Tuy nhiên, sau khi có quả trứng thứ 2, chúng ngừng việc giao phối.

Chim én sinh sản như thế nào
Mỗi mùa sinh sản, chim Yến chỉ đẻ 2 quả trứng 

Mỗi lần sinh sản, chim Yến chỉ đẻ 2 quả trứng. Quả trứng thứ 2 sẽ đẻ sau 5 – 6 ngày so với quả trứng đầu tiên. Thời gian đẻ trứng khoảng từ 2 giờ sáng đến 6 giờ sáng. Trứng Yến có vỏ mỏng, màu trắng và rất dễ vỡ, trọng lượng khoảng hơn 2 gram.

Có thể bạn quan tâm

Chim én sinh sản như thế nào

Chu kỳ sinh sản của chim Yến và thời điểm khai thác thích hợp

Chim én sinh sản như thế nào

Yến – Én khác nhau điểm nào? Tổ chim én có ăn được không?

Chim én sinh sản như thế nào

Ăn Yến xong có được uống sữa không? “đại kỵ” khi sử dụng

Quá trình Yến ấp trứng

Ngay sau khi đẻ quả trứng đầu tiên, chim bố và chim mẹ đã thay nhau ấp trứng. Trong quá trình ấp trứng, 1 con sẽ có nhiệm vụ ấp, con còn lại bay đi để kiếm mồi. Chim bố và mẹ luân phiên thay nhau đi kiếm mồi và ấp trứng. Trong quá trình ấp, chúng sử dụng mỏ để đảo trứng. 

Mỗi ngày chim bố hoặc mẹ sẽ rời tổ từ 1 – 2 lần vào lúc 8 – 10 giờ sáng. Việc rời tổ không chỉ đế kiếm mồi mà còn để tiếp xúc với không khí ẩm, giúp cho chim non sau khi nở sẽ không bị dính cánh. Vào ban đêm, khi chim bố hoặc chim mẹ ấp, con chim còn lại sẽ đứng ở thành tổ. Chim bố và mẹ thay phiên nhau ấp trứng khoảng 4 – 5 lần mỗi đêm.

Chim én sinh sản như thế nào
Chim bố và chim mẹ luân phiên nhau ấp trứng

Sau khi ấp khoảng 22 – 23 ngày, trứng đầu tiên sẽ nở. Và tiếp sau đó khoảng 2 – 3 ngày, trứng thứ 2 cũng sẽ nở. 

Quá trình nuôi chim non

Các con chim non mới nở sẽ chịu rất nhiều ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài nên bố mẹ chim sẽ cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp nhất ở tổ chim. 

Chim én sinh sản như thế nào
Yến thay phiên nhau kiếm mồi cho chim non

  • Ngày đầu tiên sau khi chim non nở, chim bố mẹ sẽ không cho chúng ăn ngay mà cần sưởi ấm bằng cách ấp chúng trong cánh. Sau một ngày, chim bố và mẹ cùng bay đi để kiếm mồi cho chim non. 
  • Trong 10 ngày đầu, sau khi chim non được ăn thì bố mẹ vẫn cần sưởi ấm thêm khoảng 1 – 2 giờ. Sau 10 ngày, chim bố mẹ chỉ cần cho chim non ăn mồi mà không cần ấp. 
  • Trong tuần đầu tiên, chim non sẽ ăn khoảng 3 bữa 1 ngày và tăng lên 4 bữa ở tuần thứ 2. Thời điểm này, chim Yến non sẽ chỉ có một ít lông tơ. Đến tuần thứ 3, chúng ăn tăng lên thành 5 bữa/tuần và có nhiều lông tơ hơn, lông cũng đậm hơn rất nhiều. Tuần thứ 4,5 chim Yến con sẽ ăn thành 6 bữa/ngày. Lúc này, chim non đã mọc đầy đủ lông ở các bộ phận và bắt đầu quá trình tập bay.
  • Trong quá trình nuôi chim non, 2 con chim thường tranh giành thức ăn của nhau và có hiện tượng phát triển không đồng đều. Chúng sẽ ở tổ để ăn mồi và tập bay. Sau khoảng 47 – 51 ngày chúng sẽ rời tổ tùy theo sự phát triển của từng con.
  • Sau khi chim con rời tổ, đây là thời điểm chim bố mẹ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một chu kỳ sinh sản tiếp theo.

Dẫn dụ chim non và thu hoạch tổ Yến theo chu kỳ sinh sản

Việc nắm được chu kỳ sinh sản của Yến chi tiết sẽ giúp cho thợ khai thác Yến có thể biết được nên dụ chim non và khai thác vào thời điểm nào.

Chim én sinh sản như thế nào
Dựa vào bảng chu kỳ này để biết được nên dẫn dụ chim non và thu hoạch tổ Yến vào thời điểm nào

Mùa dẫn dụ chim non

Với đặc thù của khí hậu Việt Nam, chim Yến thường xây tổ vào cuối mùa thu. Mùa sinh sản vào đúng mùa mưa khi mà lượng côn trùng đang nhiều nhất, sẽ giúp Yến kiếm mồi dễ dàng. Như vậy, mùa chim non ra ràng nhiều sẽ vào thời điểm các tháng: 3,4,8,11. Nếu xây dựng nhà Yến thì cần xây trước tối thiểu 1 tháng ở các thời điểm này để có thể đón lứa Yến mới ra ràng đến làm tổ.

Mùa khai thác tổ Yến

Việc thu hoạch Yến sào chỉ được tiến hành khi Yến non đã ra ràng. Tuyệt đối không khai thác Yến ở thời điểm chim non còn nhỏ, đang ấp trứng. Bởi nếu thu hoạch tổ Yến ở thời gian này sẽ làm giảm thiểu số lượng Yến rất nhanh, ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của loài Yến.

Ứng dụng theo những hiểu biết về chu trình sinh sản của chim Yến thì thời điểm thu hoạch nhất ở các tháng: 3,4,8,9,11 và 12.

Một số đặc điểm sinh học của chim Yến

Chim Yến sẽ có một số đặc điểm sinh học khác với các loài chim khác từ hình dáng bên ngoài đến đời sống tự nhiên.

Đặc điểm hình dáng

Lông chim Yến có màu đen hơi nhạt ở trên, phía dưới màu xám đen và giữa lưng, đuôi có màu xám. Móng chân Yến có màu đen, mắt nâu đen hạt nhãn, cằm nâu xám bạc tạo hình vòm. Chân Yến có 4 ngón, móng chân dài khoảng 4 mm, ống chân dài khoảng 21 mm.

Điều kiện sinh sống của loài Yến

Vùng kiếm ăn của chim Yến là những khu vực đồi núi, đồng lúa. Nơi này có nhiều các loại côn trùng, là nguồn thức ăn chính của chim Yến. Tùy thuộc vào mùa, thời tiết và điều kiện môi trường mà Yến sẽ có sự thay đổi về vị trí kiếm ăn. Khi đến mùa sinh sản, chim Yến thường chỉ kiếm ăn xung quanh tổ của mình, không bay đi xa.

Chim Yến thường kiếm ăn vào lúc 5h30-6h sáng và về tổ lúc 18h-18h30. Với chim Yến không nuôi con sẽ rời tổ đi kiếm ăn từ sáng và trở về lúc chiều tối. Với các cặp Yến đang ấp trứng sẽ luân phiên thay nhau đi kiếm ăn và mang mồi về cho chim non. 

Trên đây, các bạn đã nắm được chu kỳ sinh sản của chim Yến và cách áp dụng để dụ chim non, lấy tổ Yến. Hy vọng qua các thông tin trong bài viết, các bạn có thể áp dụng thật hiệu quả để thu hoạch tổ Yến.

Chim én sinh sản như thế nào

Kỳ Duyên

Đáp ứng các tiêu chuẩn cực kì nghiêm ngặt của Mỹ như FDA, HACCP, GMP, USDA, USFWS… và quy trình sản xuất cam kết 3 KHÔNG (Không chất tẩy trắng; Không chất bảo quản; Không hương vị nhân tạo)