Câu lạc bộ cờ vây nhà văn hóa

Bỏ cái nhỏ để giành đại cục: Cờ vây trọng thế cờ hơn lợi quân số. Rất nhiều khi ta phải bỏ qua một đám quân (dù lớn hay nhỏ) để ưu tiên chiếm vị trí chiến lược.

- Tình hình luôn có thể xấu đi, vấn đề là phải tìm cách vượt qua: Cờ vây phức tạp không thua gì cuộc sống, khi ta đang có một thế cờ “trên cơ”, không gì có thể đảm bảo ta được lợi mãi, và ngược lại. Nếu đã quen với những lúc rơi vào tình thế bất lợi trong cờ vây, người chơi sẽ dễ dàng giữ được sự bình tĩnh và kiên trì, chờ đợi thời điểm lật ngược thế cờ, thay vì cứ phải rầu rĩ và tiếc nuối vì những sai lầm không thể thay đổi mà mình đã thực hiện. - Luôn đặt mình vào vị trí của người khác: Cờ vây là trò chơi giữa hai người, ta không thể nào chơi cờ một mình, mà phải suy nghĩ đến sự tồn tại và hoạt động của đối phương, tùy tiện làm theo ý mình muốn sẽ làm mình thất bại. Cờ vây có thể khiến trẻ em học được cách nhìn sự vật từ góc nhìn của người khác, một điều đặc biệt có lợi. Về lí trí, bé có cái nhìn khách quan hơn, về tình cảm, bé biết chia sẻ hơn.

Sáng 11/8, tại Hà Nội, Liên đoàn Cờ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khai mạc Giải Cờ vây và Cờ vây trẻ toàn quốc năm 2019 tranh Cúp LS.

Câu lạc bộ cờ vây nhà văn hóa

Giải Cờ vây và Cờ vây trẻ toàn quốc năm 2019 có sự tham gia của 103 vận động viên đến từ 5 đoàn và Câu lạc bộ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thanh Hóa và Câu lạc bộ Ciaolink (Hà Nội).

Phát biểu khai mạc Giải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức Trần Thị Vân Anh khẳng định: Giải Cờ vây và Cờ vây trẻ toàn quốc năm 2019 tranh Cúp LS là giải đấu quan trọng trong năm nhằm tạo môi trường cọ sát tốt cho các vận động viên và các kỳ thủ trẻ, đồng thời phát triển phong trào chơi Cờ vây trên phạm vi toàn quốc. Thông qua Giải, giới chuyên môn phát hiện các tài năng, vận động viên có thành tích xuất sắc để định hướng đầu tư, nâng cao thành tích sau này; hướng tới những giải đấu quốc tế đỉnh cao khác trong năm 2020.

Theo điều lệ Giải, các vận động viên nam, nữ sẽ thi đấu ở những nội dung cờ nhanh, cờ tiêu chuẩn 2 nhóm tuổi 11 và 16. Trong ngày đầu khai mạc, các kỳ thủ bước vào tranh tài ở nội dung cờ tiêu chuẩn ván 1 và 2 để tính điểm xếp hạng. Ngày 12/8, các vận động viên tiếp tục thi đấu cờ tiêu chuẩn ván 3 và 4 để xác định những kỳ thủ xuất sắc bước vào ván 5 và 6 tìm ra nhà vô địch trong ngày 13/8.

Câu lạc bộ cờ vây nhà văn hóa

Đánh giá chất lượng Giải, Tổng Thư ký Liên đoàn Cờ Việt Nam Nguyễn Thị Anh Thư cho biết: Giải đấu năm 2019 có sự góp mặt của một số vận động viên cờ vây xuất sắc nhất cùng tham dự như: Đỗ Thanh Bình (Đà Nẵng); Lê Mai Duy và Nhật Minh (Thành phố Hồ Chí Minh)… giúp cho các ván đấu trở nên hấp dẫn và kịch tính hơn.

Giải đấu do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Cờ Việt Nam tổ chức chào mừng kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2023) và Quốc khánh (2-9).

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài cho biết, đây là dịp đặc biệt giúp các VĐV thể hiện tài năng, sự thông minh và chiến lược trong cuộc thi. Môn cờ vây đã có một lịch sử lâu đời và được coi là một trong những trò chơi trí tuệ cổ xưa. Đây không chỉ là một trò chơi giải trí, mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự tư duy sắc bén và khả năng dự đoán.

"Giải Vô địch cờ vây xuất sắc quốc gia năm 2023 là một sự kiện quan trọng, nơi những VĐV cờ vây xuất sắc nhất cạnh tranh để chứng tỏ bản thân và khẳng định vị thế của mình. Khán giả sẽ được chứng kiến những trận đấu gay cấn, những bước đi đầy tính toán và cả những tình huống đầy bất ngờ ở giải đấu", ông Phạm Xuân Tài phát biểu.

Câu lạc bộ cờ vây nhà văn hóa
Các vận động viên tranh tài tại giải.

Giải được tổ chức nhằm tạo sân chơi giao lưu, hợp tác với các nước có phong trào cờ vây phát triển, góp phần đẩy mạnh hơn nữa phong trào tập luyện môn thể thao trí tuệ này trong cả nước. Qua giải đấu này, giới chuyên môn mong muốn tuyển chọn được các kỳ thủ tài năng để xây dựng nguồn VĐV cờ vây chuẩn bị cho các giải quốc tế.

TAIKAN JAPAN là một chuỗi Video hướng dẫn và Workshop thực hành nhằm giới thiệu, giải thích một cách thật dễ hiểu về rất nhiều nét văn hóa của Nhật Bản, từ nghệ năng truyền thống cho đến văn hóa đại chúng, với khách mời là các chuyên gia, câu lạc bộ của Việt Nam. Chủ điểm văn hóa thứ ba của

taikanjapan là Cờ vây. Khách mời của tập này là CLB Cờ vây Ánh Sáng, với đại diện là anh Trần Việt Hà.

Cờ vây là trò chơi chiến lược lâu đời nhất của nhân loại vẫn còn tồn tại và phát triển rực rỡ đến tận ngày nay. Có quy tắc chơi rất đơn giản nhưng lại thiên biến vạn hóa vô cùng tận về chiến thuật, môn cờ này không chỉ là công cụ rèn luyện trí tuệ tuyệt vời cả về tư duy logic lẫn óc trừu tượng, mà còn là kết tinh văn hóa, thẩm mĩ và triết học Á Đông.

Tại sao lại gọi Cờ vây là kết tinh văn hóa, thẩm mĩ và triết học Á Đông? Hãy lắng nghe anh Trần Việt Hà – đại diện CLB Cờ vây Ánh Sáng – lý giải điều này, cũng như những điều cơ bản nhất về cờ vây bạn cần phải biết để chơi được ván Cờ vây hoàn chỉnh đầu tiên nhé!

Hãy theo dõi chúng tôi trên Website, Facebook, Youtube và đón chờ các tập tiếp theo nhé!

\============================= VỀ KHÁCH MỜI

Câu lạc bộ cờ vây nhà văn hóa
Với 20 năm gắn bó với cờ vây, anh Trần Việt Hà là một trong các kỳ thủ giàu kinh nghiệm và hoạt động năng nổ nhất vì phong trào cờ vây Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Anh có nhiều thành tích thi đấu trong và ngoài nước, trong đó nổi bật là hạng 8 đại hội cờ vây Đông Nam Á 2019. Năm 2019, anh đồng sáng lập nên CLB Cờ vây Ánh Sáng. Với slogan “Lan tỏa đam mê”, CLB cờ vây Ánh Sáng luôn hướng tới mục tiêu mang những kiến thức, triết lí và vẻ đẹp của cờ vây đến với đông đảo người Việt Nam. Sau hơn 4 năm hoạt động, CLB đã mở hàng chục khóa đào tạo cờ vây ở nhiều trình độ cho cả người lớn và trẻ em, đồng thời tổ chức nhiều giải đấu đóng góp vào phong trào chung của cờ vây cả nước. CLB Ánh Sáng hiện nay là CLB cờ vây lớn mạnh, sinh hoạt đều đặn bậc nhất trên địa bàn thủ đô.