Cách hạch toán khoản thu hộ và chi hộ năm 2024

Thu hộ, chi hộ không phải là việc hiếm gặp trong thực tế. Tuy nhiên, khi thu hộ, chi hộ có phải xuất hóa đơn không, kê khai như thế nào? Cùng tìm hiểu về việc này qua bài viết dưới đây.

1. Thu hộ, chi hộ là gì?

Thu hộ, chi hộ là việc tổ chức/cá nhân ủy quyền bằng văn bản cho bên thứ 3 thu, chi hộ các khoản tiền nhất định theo hợp đồng.

Theo đó, dịch vụ thu hộ, chi hộ có thể được sử dụng để thanh toán phí bảo hiểm, cho vay trả góp, hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, phí giữ chỗ, mua sắm trực tuyến, tiền phạt vi phạm giao thông...

2. Thu hộ, chi hộ có phải xuất hóa đơn không?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, về nguyên tắc, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua kể cả các trường hợp:

- Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất;

- Xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn/hoàn trả hàng hoá.

Như vậy, chỉ trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải xuất hóa đơn.

Cách hạch toán khoản thu hộ và chi hộ năm 2024
Thu hộ, chi hộ có phải xuất hóa đơn không? (Ảnh minh họa)

Và theo Công văn số 323/TCT-CS ngày 21/01/2020 của Tổng cục Thuế, Công văn số 54756/CT-TTHT ngày 14/8/2017 của Cục Thuế Thành phố Hà Nội thì:

- Nếu thu hộ thì phải lập hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT). Khi thanh toán lại tiền thu hộ cho đối tác, doanh nghiệp lập phiếu chi, không phải kê khai, tính thuế đối với các khoản thu hộ (khoản thu hộ liên quan đến hoạt động của chính doanh nghiệp nên phải lập hóa đơn GTGT, tuy nhiên không phải kê khai, tính nộp thuế cho hóa đơn này do đây là khoản thu hộ, không phải doanh thu phát sinh của doanh nghiệp).

- Nếu chi hộ mà hóa đơn mang tên khách hàng: Khi thu lại tiền chi hộ, công ty lập chứng từ thu theo quy định (không lập hóa đơn, không phải kê khai nộp thuế).

- Nếu chi hộ mà hóa đơn mang tên công ty chi hộ: Khi thu lại tiền chi hộ, công ty phải lập hóa đơn và kê khai thuế GTGT (thuế suất tương ứng với thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó).

3. Thu hộ, chi hộ hạch toán vào tài khoản nào?

Cách hạch toán khoản thu hộ:

- Khi thu hộ khách hàng:

Nợ TK 111, 112

Có TK 3388

- Khi trả lại tiền thu hộ:

Nợ TK 3388

Có TK 111, 112

Cách hạch toán khoản chi hộ:

- Khi chi hộ khách hàng:

Nợ TK 1388

Có TK 111, 112

- Khi nhận lại tiền chi hộ

Nợ TK 111, 112

Có TK 1388

Chú ý:

Cách hạch toán nêu trên áp dụng với trường hợp hóa đơn mang tên khách hàng vì về bản chất đây là thu hộ, chi hộ còn đối với trường hợp hóa đơn mang tên công thì bản chất không còn là thu hộ, chi hộ nữa, trường hợp này hạch toán vào chi phí hoặc giá vốn hàng hóa, dịch vụ.

Trên đây là giải đáp về vấn đề thu hộ, chi hộ có phải lập hóa đơn không? Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho độc giả thông tin hữu ích, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài https://docs.google.com/document/d/1xH-3VJ08SUmH20VmFRhgf1KLfe-dhjaV16MNlfZwZHk/edit để được hỗ trợ nhanh nhất.

1. Ðịnh khoản

  1. Các khoản đơn vị thu hộ đơn vị khác:
  • Khi thu tiền:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 3381 – Các khoản thu hộ, chi hộ

  • Khi trả cho đơn vị nhờ thu hộ:

Nợ TK 3381 – Các khoản thu hộ, chi hộ

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

  1. Các khoản đơn vị chi hộ đơn vị khác
  • Khi đơn vị nhận được tiền do các đơn vị khác chuyển đến nhờ chi hộ:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 3381 – Các khoản thu hộ, chi hộ

  • Khi đơn vị thực hiện chi hộ:

Nợ TK 3381 – Các khoản thu hộ, chi hộ

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

  • Trường hợp số tiền nhờ chi hộ nhưng đơn vị chi không hết được trả lại đơn vị nhờ chi hộ:

Nợ TK 3381 – Các khoản thu hộ, chi hộ

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có phải kê khai thuế GTGT hay không khi thu hộc chi hộ ? Bài viết này công ty dịch vụ kiểm toán độc lập sẽ hướng dẫn chi tiết về kế toán khoản phải thu hộ, chi hộ, cách hạch toán khoản thu hộ, chi hộ chi tiết và chính xác nhất đến với đọc giả.

Thu hộ chi hộ là gì ?

Thu hộ và chi hộ: Là những khoản thu hộ, chi hộ được ủy quyền từ các tổ chức, cá nhân có ủy quyền và có văn bản cụ thể về việc thu hộ chi hộ một khoản tiền nào đó.

Cách hạch toán khoản thu hộ và chi hộ năm 2024

Cách hạch toán các nghiệp vụ thu hộ chi hộ

Dịch vụ thu hộ, chi hộ thực hiện được các hoạt động nộp tiền phí bảo hiểm, vay trả góp, tiền điện, nước, cước điện thoại, tiền đặt chỗ, mua hàng qua mạng, tiền phí phạt vi phạm giao thông, tiền thuế, tiền lệ phí hồ sơ xét tuyển ĐH,CĐ, tiền cấp đổi CMND, Hộ chiếu, tiền đặt vé máy bay…tại bưu cục.

Ví dụ: Công ty A là công ty sản xuất xe hơi và xuất khẩu 1 lô hàng sang bên Nhật Bản cho công ty B theo giá FOB, Hai bên A và B có hợp đồng thoả thuận phí tàu vận chuyển bên A sẽ chi hộ cho hãng tàu C và sau đó bên B sẽ thanh toán lại cho bên A. Vậy cách hạch toán các khoản chi hộ này như thế nào ? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết phía dưới nhé.

Vậy thu hộ chi hộ có phải xuất hoá đơn hay không ?

Nếu thu hộ thì phải lập hóa đơn GTGT -> Khi trả tiền thu hộ thì lập phiếu chi.

Nếu chi hộ thì lập phiếu chi -> Khi thu lại tiền chi hộ thì không lập hóa đơn GTGT (Lập chứng từ thu tiền).

Chú ý: Nếu khoản chi hộ mà hóa đơn mang tên công ty chi hộ thì khi thu lại tiền chi hộ thì phải xuất hóa đơn GTGT và tính thuế GTGT (Thuế suất tương ứng với thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó).

Khoản thu hộ, chị hộ có phải kê khai không?

Theo khoản 7 điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định: “Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau: d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.”

Theo Công văn 2490 /CT-TTHT của Cục thuế Bình Phước “Căn cứ quy định trên, qua nội dung công văn. Công ty có hoạt động cho thuê nhà xưởng, có phát sinh khoản thu tiền điện, tiền nước và thu khác của khách hàng liên quan đến hoạt động cho thuê. Đối với mỗi lần thu tiền có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì Công ty phải lập hóa đơn GTGT giao cho khách hàng theo quy định. Trường hợp khoản thu đó mang tính chất là thu hộ, chi hộ cho khách hàng thì Công ty không kê khai, tính nộp thuế GTGT đầu ra và không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng. Khoản thu hộ, chi hộ trên không ghi nhận doanh thu, chi phí khi tính thuế TNDN của Công ty.

Kết luận:

Khoản thu hộ, chi hộ không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Chú ý: Nếu hóa đơn chi hộ mà mang tên công ty Chi hộ thì Công ty chi hộ phải kê khai thuế GTGT.

Cách hạch toán khoản thu hộ, chi hộ như thế nào?

Cách hạch toán khoản thu hộ:

Khi thu hộ khách hàng:

Nợ TK 111, 112

Có TK 3388

Khi trả lại tiền thu hộ:

Nợ TK 3388

Có TK 111, 112

Cách hạch toán khoản chi hộ:

Khi chi hộ khách hàng:

Nợ TK 1388

Có TK 111, 112

Khi nhận lại tiền chi hộ

Nợ TK 111, 112

Có TK 1388

Khi các bạn thực hiện thu hộ, chi hộ nhớ là phải hợp đồng ủy quyền hoặc biên bản ủy quyền cho bên thứ 3 thu hộ, chi hộ nhé.