Ngành kinh tế và quản lý công là gì năm 2024

Quản lý kinh tế là lĩnh vực quan trọng trong các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức và các thành phần kinh tế khác. Với những bạn trẻ có ước mơ trở thành các nhà quản lý kinh tế trong tương lai, học ngành “quản lý kinh tế” sẽ là chìa khóa vàng cho bạn.

Ngành Quản lý kinh tế học gì?

Sinh viên theo học ngành Quản lý kinh tế được cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về kinh tế; Quản lý doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; Quản lý chiến lược; Quản lý khoa học và công nghệ; Quản lý chương trình dự án phát triển; kỹ năng điều tra, thu thập và xử lý thông tin cơ bản để giải quyết các vấn đề về quản lý kinh tế và các lĩnh vực liên quan; phân tích có phản biện các vấn đề có liên quan đến kinh tế và quản lý kinh tế; ứng dụng một số phần mềm chuyên ngành trong phân tích, đánh giá thông tin chuyên sâu về lĩnh vực quản lý kinh tế.

Ngành kinh tế và quản lý công là gì năm 2024

Một tiết học của sinh viên ngành Quản lý kinh tế

Ngoài ra, sinh viên theo học ngành này được phát triển các kỹ năng mềm như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng lãnh đạo, và kỹ năng quản lý bản thân và hội nhập quốc tế…

Sinh viên tốt nghiệp ngành ngành Quản lý kinh tế làm việc ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế có thể làm việc tại các vị trí:

– Cán bộ, công chức phụ trách hoạch định, dự báo, phân tích, kiểm tra, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh tế, nghiên cứu, tham mưu, cố vấn hay tư vấn về chính sách kinh tế tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế từ Trung ương đến địa phương.

– Giảng viên, nghiên cứu viên trong lĩnh vực quản lý kinh tế tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu.

– Nhân viên tổ chức kinh doanh, quản lý kinh doanh, điều hành, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

– Cán bộ, chuyên gia trong các tổ quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế.

– Làm chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý kinh tế.

Tại sao lại chọn ngành Quản lý kinh tế tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là trường đại học trọng điểm quốc gia. Học viện có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề, trên 80% giảng viên của Học viện được đào tạo tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hà Lan… Năm 2017, Học viện là một trong hai cơ sở giáo dục đại học đạt chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cao nhất của Bộ Giáo dục và Đạo tạo và được Unirank xếp đứng thứ ba trong trong số các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.

Ngành kinh tế và quản lý công là gì năm 2024

Học viện đứng thứ 3 trong số các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam (Bảng xếp hạng UniRank năm 2017)

Ngành kinh tế và quản lý công là gì năm 2024

Đội ngũ giảng viên giảng dạy có trình độ cao, tâm huyết với nghề

Chương trình đào tạo ngành Quản lý kinh tế được xây dựng theo khung chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà tuyển dụng, kết hợp và tham khảo các chương trình đào tạo Quản lý kinh tế của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới.

Theo học ngành này, ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị kỹ năng mềm cần thiết để sẵn sàng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động; được tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và có cơ hội tham gia các seminar, hội thảo trong nước và quốc tế về quản lý kinh tế. Đặc biệt, sinh viên có cơ hội nhận được các suất học bổng từ Học viện, doanh nghiệp, cựu sinh viên với tổng giá trị học bổng lên đến 30 tỷ đồng/1 năm. Riêng 01 thủ khoa và 05 á khoa của Học viện nhận được học bổng du học toàn phần tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Ngành kinh tế và quản lý công là gì năm 2024

Sinh viên được tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm của doanh nghiệp

Ngành kinh tế và quản lý công là gì năm 2024

Giảng viên và sinh viên tham gia Hội thảo quốc tế tại Học viện

Với những kiến thức, kỹ năng được trang bị bài bản, trên 90% sinh viên của Học viện có việc làm trong 12 tháng sau khi tốt nghiệp tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ hoặc tự khởi nghiệp. Ngoài ra, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này đã tiếp tục học tập nâng cao trình độ lên thạc sỹ/tiến sỹ ngành quản lý kinh tế, Kinh tế, Kinh tế phát triển, Quản lý nhà nước, Quản trị kinh doanh…

Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên ngành kinh tế và quản lý được trang bị hệ thống kiến thức theo phông rộng, nhiều lĩnh vực, yêu cầu đòi hỏi sử dụng tư duy, thậm chí là tư duy trừu tượng và kiến thức lý luận, phương pháp luận. Sau khi ra trường, kinh tế viên thường làm việc ở các vị trí mà tính chất, phạm vi công việc có ảnh hưởng lớn đến nhiều người, nhiều tổ chức. Vì thế, cơ quan sẽ tạo cho bạn nhiều cơ hội để tham gia các khoá đào tạo dài hạn trong và ngoài nước để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, hoặc tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, cập nhật kiến thức cho công việc. Chính bạn cũng luôn có ý thức tích luỹ kiến thức cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thường xuyên tự mình cập nhật kiến thức mới để ra quyết định đúng và xử lý tốt các tình huống nảy sinh trong thực tiễn. Như vậy, lĩnh vực này đòi hỏi cao về tích luỹ kiến thức cơ bản, cập nhật kiến thức hiện đại và kiến thức thực tiễn. Nói cách khác rất phù hợp với những ai muốn không ngừng khám phá, hiểu biết.

Lí do thứ hai: Bạn có cơ hội được làm việc trong môi trường làm việc năng động

Ví dụ bạn làm ở lĩnh vực quản lý đầu tư, mỗi dự án là một thế giới mới bạn cần tìm hiểu làm quen. Bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nhiều người, nhiều tổ chức, đến với nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam cũng như nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Công việc không dập khuôn, máy móc khiến bạn không bị nhàm chán, không những thế nó còn khích lệ bạn luôn luôn suy ngẫm, đổi mới và sáng tạo. Toàn cầu hoá và môi trường kinh tế quốc tế luôn luôn thay đổi vừa là thách thức đối với bạn trong công việc, vừa là niềm vui của nghề nghiệp, là cơ hội để bạn tu luyện, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghề nghiệp và nhanh chóng trưởng thành. Đây cũng là những thử thách lớn đối với bạn bởi nó đòi hỏi bạn kiên trì theo con đường đã lựa chọn để tiến tới thành công.

Lí do thứ ba: giúp bạn nâng cao khả năng hội nhập quốc tế

Nền kinh tế càng phát triển, càng cần đến những nhà kinh tế và quản lý tài ba. Bởi vậy mà kinh tế viên, nhất là kinh tế viên cấp cao (chuyên gia kinh tế đặc biệt, cố vấn kinh tế, tư vấn kinh tế) đã trở thành chức danh nghề nghiệp khá phổ biến. Ở hầu hết các nước trên thế giới, đây cũng là lĩnh vực có số người theo học rất đông đảo. Đáp ứng nhu cầu ấy, có rất nhiều trường đại học, học viện trên thế giới đào tạo ngành này. Về cơ bản, nội dung chương trình, phương thức đào tạo kinh tế và quản lý ở các nước là giống nhau, nhất là các nước theo định hướng thị trường, nên đây là một cơ hội rất lớn để sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tiếp tục học tập là làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế. Rất nhiều địa chỉ đang chờ đón bạn.

Lí do thứ tư: Bạn có cơ hội trở thành nhà lãnh đạo cao cấp

Nhờ có thể đảm trách chuyên việc và cũng có thể dễ dàng thuyên chuyển sang một công việc khác trong cùng lĩnh vực ngành nghề, bạn sẽ có nhãn quan toàn diện hơn, năng động, linh hoạt hơn về hoạt động kinh tế và quản lý. Hơn nữa những người trẻ đã được đào tạo cơ bản, khả năng tiếp thu nhanh, chịu đựng được cường độ làm việc cao, năng động... sẽ được các nhà lãnh đạo các tổ chức dành ưu tiên đào tạo bồi dưỡng, đặc biệt là đi đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài để định hướng họ theo quy hoạch phát triển dài hạn của tổ chức. Nếu có định hướng rõ ràng và kiên định đi theo con đường đã lựa chọn, bạn sẽ trở thành một kinh tế gia cấp cao hoặc một nhà lãnh đạo, quản lý kinh tế có uy tín.

Lí do thứ năm: Bạn có khả năng nhận được thu nhập cao

Nhờ phạm vi hoạt động rộng, khả năng hội nhập quốc tế cao và ảnh hưởng lớn tới nhiều người, nhiều tổ chức, kinh tế viên thường tham gia nhiều hoạt động và danh mục thu nhập nhờ vậy được mở rộng cùng với mức thu nhập cũng sẽ tăng theo. Trong trường hợp bạn làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (văn phòng đại diện, chương trình dự án tài trợ, tư vấn kinh tế và quản lý...) hoặc hoạt động với tư cách là kinh tế viên cấp cao, bạn có nhiều khả năng có được thu nhập cá nhân cao hơn nhiều so với mức thu nhập trung bình.

Như vậy có thể thấy, lựa chọn ngành Kinh tế và Quản lí là một lựa chọn hoàn hảo cho tương lai của bạn. Không những có thể phát triển và hoàn thiện bản thân, bạn còn có cơ hội giúp đỡ, tạo việc làm và cơ hội phát triển cho những người xung quanh và cho đất nước. Hãy cân nhắc và lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp cho tương lai của bạn.

Học chuyên ngành Kinh tế và quản lý công ra làm gì?

Bằng Cử nhân về Kinh tế và quản lý công tạo ra một nền tảng vững chắc để sinh viên có thể làm việc trong các tổ chức kinh tế -xã hội ở các cấp quốc gia, ngành, lĩnh vực, các vùng, các địa phương (tỉnh, huyện, xã), các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế; có ý thức ...

Ngành quản lý kinh tế là gì?

“Quản lý kinh tế là ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế. Ngành học bao gồm các môn học chính về tài chính, kế toán, kinh doanh, quản lý chất lượng, quản lý dự án, quản lý nguồn lực…”

Chuyên ngành quản lý kinh tế tiếng Anh là gì?

Tiếng Anh ngành Quản trị kinh doanh được gọi là Business Administration.

ngành Kinh tế có mức lương bao nhiêu?

Mức lương trung bình của ngành Kinh tế ở Việt Nam dao động từ 8 - 20 triệu đồng/tháng. Đối với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương động từ 8 – 10 triệu/tháng. Đối với người có nhiều kinh nghiệm, mức lương lên đến 15 triệu/tháng.