Cao tốc cát linh hà đông khi nào chạy năm 2024

Cụ thể, trong 6 tháng đầu khai thác thương mại, các đoàn tàu chở khách từ 5h - 23h, tần suất 10 phút/chuyến (hiện tại hoạt động 5-22h, 15 phút/chuyến). Thời gian tàu dừng tại ga để khách lên xuống từ 25-50 giây.

Có các loại vé tàu: vé đi một lượt từ 8.000 - 15.000 đồng; vé ngày là 30.000 đồng/ngày, đi lại trong ngày, không giới hạn số lượt đi; vé tháng phổ thông 200.000 đồng/vé/30 ngày kể từ ngày phát hành vé; vé tháng mua theo tập thể 140.000 đồng (vé tháng, mua theo tập thể từ 30 người trở lên); vé tháng cho học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp 100.000 đồng/vé; miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi, người già trên 60 tuổi, người có công, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo.

Về hoạt động của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, đại diện Hà Nội Metro cho biết, ngày 18/11, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vận chuyển miễn phí 21.145 lượt hành khách, nâng số lượt hành khách đi tàu trong 13 ngày (6-18/11) lên mức 296.815 lượt hành khách.

Các đoàn tàu hoạt động từ 5h30 - 22h hàng ngày, khai thác đạt các chỉ tiêu kế hoạch về chuyến lượt, đảm bảo an toàn vận hành và công tác phòng chống, dịch bệnh COVID-19.

Ghi nhận của Hà Nội Metro cho hay, trong 13 ngày qua cho thấy, số lượng khách đi tàu trong ngày 18/11 đạt mức cao nhất trong số các ngày thường trong tuần (các ngày làm việc, dao động ở mức hơn 16.000-19.500 lượt/ngày), nhiều hơn 2.700 lượt so với ngày hôm trước và nhiều hơn 6.100 lượt so với thứ Năm tuần trước, bằng 138%.

Trong tuần này, từ thứ Hai đến thứ Năm, số lượng khách hôm sau tăng hơn hôm trước và đều cao hơn so với các ngày của tuần trước.

Toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13,05km đi trên cao, với 12 nhà ga, trung bình hơn 1km có một ga. Mỗi đoàn tàu có sức chở 960 khách, lưu thông với vận tốc trung bình 35km/h, thời gian đi toàn tuyến hết hơn 23 phút.

Tại 12 nhà ga của tuyến đường sắt có kết nối với các tuyến xe buýt công cộng; trong đó, ga đầu tuyến Yên Nghĩa kết nối với bến xe khách Yên Nghĩa, có các tuyến xe buýt, xe khách đi ngoại thành và các tỉnh.

Hành khách mua vé đi tàu tại các nhà ga của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Trường hợp mua vé ưu tiên cần xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc giấy xác nhận của đơn vị quản lý (học sinh, sinh viên, người lao động tại khu công nghiệp); mua theo tập thể 30 người trở lên có xác nhận của thủ trưởng đơn vị…

Sáng 11.2, tàu điện tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang di chuyển theo hướng từ ga bến xe Yên Nghĩa đi ga Cát Linh bất ngờ dừng lại ở ga Hà Đông.

Lúc này, nhân viên kỹ thuật phát đi thông báo tàu đang gặp sự cố nên chuyến tàu sẽ di chuyển chậm hơn vài phút so với lộ trình đề ra. Sau 10 phút dừng hoạt động, chuyến tàu này mới có thể tiếp tục di chuyển rồi dừng đỗ ở điểm ga Thượng Đình.

Do ga Cát Linh gặp sự cố kỹ thuật nên tàu điện Cát Linh - Hà Đông đã tạm dừng đón khách ở 4 điểm ga Cát Linh, La Thành, Thái Hà và Láng.

Ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Metro Hà Nội - cho biết, lúc 9h45 hôm nay 11.2, ga Cát Linh xảy ra sự cố tín hiệu ghi. Đến 10h40, sự cố được khắc phục xong và tàu điện tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã có thể chạy bình thường theo biểu đồ toàn tuyến.

"Trong thời gian tới, nhà thầu và chủ đầu tư sẽ họp, làm rõ nguyên nhân và có giải pháp để hạn chế sự cố tương tự xảy ra trong tương lai" - ông Trường thông tin thêm.

Theo ông Trường, do sự cố nên trong sáng 11.2, đơn vị đã hủy bỏ 1 chuyến tàu đi từ ga Cát Linh đến ga bến xe Yên Nghĩa; đồng thời chỉ duy trì hoạt động một số chuyến chạy giao lộ nhỏ đi từ ga Thượng Đình về ga bến xe Yên Nghĩa và chiều ngược lại.

Ngay khi gặp sự cố, nhân viên tàu đã phát đi thông báo và hướng dẫn hành khách di chuyển theo kịch bản ứng phó được xây dựng.

"Tất cả nhân viên các nhà ga từ Thượng Đình đến Cát Linh được lệnh xuống đường để hướng dẫn, hỗ trợ hành khách di chuyển từ các nhà ga lên xe buýt đi đến các điểm ga còn lại. Hành khách nào không đồng ý với phương án di chuyển này đều được hoàn trả tiền vé" - ông Trường nói.

Trước đó, ngày 23.5.2022, trong lúc vận hành, một đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông dừng lại giữa đường. Thời điểm đó, Metro Hà Nội cho hay do trời mưa, đường ray trơn nên hệ thống lái tự động đã chuyển sang lái thủ công.

Ngày 1/2, Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) thông báo về kế hoạch chạy tàu dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy xuyên Tết để phục vụ nhu cầu đi lại, vui chơi của người dân.

Cụ thể, lãnh đạo Hanoi Metro cho biết, cao điểm Tết của đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ diễn ra từ 7 đến 13/2 (tức từ 28 tháng Chạp đến mùng 4 tết Giáp Thìn). Hanoi Metro có kế hoạch chạy tàu cho một số ngày cao điểm như sau: Ngày 7-2 (tức 28 tháng Chạp), thời gian mở tuyến 5 giờ 30, thời gian đóng tuyến 21 giờ; ngày 8-2 (29 Tết) mở tuyến 5 giờ 30, đóng tuyến 20 giờ 30;

Ngày 9-2 (30 Tết) mở tuyến 5 giờ 30, đóng tuyến 17 giờ; ngày 10-2 (mùng 1 Tết) mở chuyến 10 giờ, đóng tuyến 18 giờ; ngày 11-2 (mùng 2 Tết) mở chuyến 8 giờ 30, đóng tuyến 19 giờ 30; ngày 12-2 (mùng 3 Tết) mở tuyến 6 giờ 30, đóng tuyến 20 giờ 30; ngày 13-2 (mùng 4 Tết) mở tuyến 6 giờ, đóng tuyến 21 giờ. Các chuyến tàu những ngày này đều giãn cách chạy tàu 10 phút.

Cao tốc cát linh hà đông khi nào chạy năm 2024

Tàu Cát Linh - Hà Đông vận hành xuyên Tết.

Ngày bình thường, hiện tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang hoạt động với 6-9 đoàn tàu, vận hành 203- 232 lượt tàu chở khách/ngày, thời gian hoạt động từ 5 giờ 30 đến 22 giờ hằng ngày.

Tính đến hết năm 2023 (sau 26 tháng vận hành), tàu Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển được gần 20 triệu lượt hành khách. Khi mới vận hành, vào các ngày cuối tuần, tàu vận chuyển được trên dưới 30.000 lượt khách/ngày. Hiện tại, con số này từ 22.000 - 24.000 lượt hành khách/ngày. Vào các ngày trong tuần dao động trong khoảng 35.000 - 36.000 lượt khách/ngày.

Tàu cao tốc Cát Linh

Thời gian tàu chạy: Từ 5h30 – 22h hằng ngày. Vận hành 9 đoàn tàu. Mỗi chuyến có thời gian chạy khoảng 6 phút/chuyến (vào giờ cao điểm) và 10 phút/chuyến (giờ bình thường). Giờ cao điểm được tính từ 7h – 8h30 sáng và 16h30 – 18h chiều trong các ngày từ thứ 2 – 6.

Đường sắt trên cao đi qua những đâu?

Tuyến đường sắt trên cao có 12 nhà ga gồm: ga Cát Linh, ga La Thành, ga Thái Hà, ga Láng, ga Đại học Quốc gia, ga Vành đai 3, ga Thanh Xuân 3, ga bến xe Hà Đông, ga Hà Đông, ga La Khê, ga Văn Khê, ga bến xe Yên Nghĩa đi qua những cung đường có mật độ giao thông rất lớn tại thủ đô như Nguyễn Trãi, Thanh Xuân…

Tàu Cát Linh

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính là hệ thống tàu điện đầu tiên tại Hà Nội với chiều dài 13,05km và 12 nhà ga trên tuyến. Phương tiện này không chỉ giúp cho người dân ở Hà Nội có thêm phương tiện đi lại nhanh chóng mà còn là một địa điểm check-in nổi tiếng, trở thành nơi chụp ảnh sống ảo đẹp ở Hà Nội.

Đi tàu điện Cát Linh

Nhiều hành khách đi tới ga Cát Linh thì nhận được thông báo về việc chuyển địa điểm trông giữ xe. Việc trông giữ xe cũng được thu phí theo quy định. Theo đó, từ ngày 21.11, hành khách được chỉ dẫn gửi xe ở phố Hào Nam - phía cuối nhà ga Cát Linh hoặc đến ngõ 168 Hào Nam và trả phí theo quy định.