Các xã phường thuộc thành phố thanh hóa năm 2024

Theo kết quả rà soát, có 19/48 đơn vị hành chính cấp phường, xã của TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn thuộc diện phải sáp nhập trong giai đoạn 2023-2025. Trong đó, TP Thanh Hóa có 10 phường, xã gồm: Trường Thi, Điện Biên, Lam Sơn, Ba Đình, Ngọc Trạo, Đông Sơn, Tân Sơn, Thiệu Vân, Hoằng Đại, Đông Vinh.

Các xã phường thuộc thành phố thanh hóa năm 2024
Một góc TP Thanh Hóa

Huyện Đông Sơn có 9 xã gồm: Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Thịnh, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Hoàng, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Phú. Có 3 xã đang dự kiến thành lập phường là Hoằng Đại, Đông Tiến, Đông Thịnh.

Bộ Nội vụ đề nghị Sở Nội vụ báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các sở, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, lồng ghép nội dung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Đông Sơn và TP Thanh Hóa vào trong hồ sơ Đề án để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Các cơ quan đang gấp rút triển khai các công việc để với hoàn thiện hồ sơ, đề án trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, quyết nghị, các sở, ngành địa phương có liên quan sẽ tham mưu trình Bộ Nội vụ thẩm định; báo cáo Chính phủ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết nghị.

.jpg)Công bố quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa gồm cả huyện Đông Sơn

Sáng 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban chỉ đạo 902 Đỗ Minh Tuấn, các đại biểu, thành viên trong Ban Chỉ đạo 902 đã họp, thảo luận cho ý kiến vào giải pháp thực hiện cập nhật đổi tên, điều chỉnh, bổ sung số liệu, hoàn chỉnh đề án; xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Đông Sơn và TP Thanh Hóa; đẩy nhanh việc thực hiện quy hoạch phân khu của huyện Đông Sơn để tạo điều kiện thuận lợi trong đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn dự kiến thành lập phường.

Giao Sở Nội vụ thực hiện rà soát, hoàn thiện Dự thảo kế hoạch tiếp tục thực hiện việc triển khai Đề án. Trên cơ sở đó, đưa ra hai phương án, gồm: Phương án một là sáp nhập các đơn vị hành chính của cả huyện Đông Sơn và TP Thanh Hóa theo đúng tinh thần công văn của Bộ Nội vụ; phương án hai là bám sát vào Đề án nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa. Chậm nhất ngày 11/5, gửi Dự thảo kế hoạch tiếp tục thực hiện việc triển khai Đề án đến các thành viên Ban chỉ đạo 902 để góp ý và hoàn thiện trình UBND tỉnh.

.jpg)Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì cuộc họp Đề án nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa

Đồng thời, có văn bản tham mưu cho Ban chỉ đạo 902 xin ý kiến Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Đề án nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa. Song song với đó, trong tuần tới cần hoàn thiện Đề án tổng thể sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và danh sách các đơn vị sắp xếp của toàn tỉnh chi tiết theo các tiêu chí; điều chỉnh mốc thời gian sáp nhập, phấn đấu đến ngày 25/5 xin được ý kiến của Bộ Xây dựng.

TP Thanh Hóa chủ động, tích cực hơn; huyện Đông Sơn cần có cách làm phù hợp, sáng tạo để đẩy nhanh xây dựng đề cương, nhiệm vụ của công tác sáp nhập. Cùng với đó, Sở Xây dựng tăng cường đôn đốc, nắm bắt khó khăn trong tiến độ thực hiện việc sáp nhập. Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tùy theo chức năng, nhiệm vụ cần rà soát lại việc thực thi nhiệm vụ một cách chủ động, tích cực, khách quan và chính xác để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình các đề án trong thời gian sớm nhất và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Trong đó, trình Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Đề án sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và các đơn vị hành chính trước. Sau đó, tiếp tục trình Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Đề án sáp nhập các xã của toàn tỉnh, trong đó có các đơn vị của TP Thanh Hóa mới (bao gồm các xã của huyện Đông Sơn mới sáp nhập) trình vào thời điểm thích hợp.

Cụ thể, nhập xã Thiệu Phú với toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,53 km2 và quy mô dân số là 9.175 người vào thị trấn Thiệu Hóa. Sau khi nhập, thị trấn Thiệu Hóa có diện tích tự nhiên là 17,21 km2 và quy mô dân số là 28.352 người.

Thị trấn Thiệu Hóa giáp các xã Tân Châu, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Long, Thiệu Nguyên, Thiệu Phúc, Thiệu Trung, Thiệu Vận và huyện Đông Sơn.

Thành lập thị trấn Hậu Hiền trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,41 km2 và quy mô dân số là 12.061 người của xã Minh Tâm.

Thị trấn Hậu Hiền giáp các xã Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Thiệu Phúc, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Vận, Thiệu Viên, Thiệu Vũ và huyện Triệu Sơn.

Sau khi nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa có 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã và 02 thị trấn; tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 23 huyện, 02 thị xã và 02 thành phố; 558 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 467 xã, 60 phường và 31 thị trấn.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/2/2024.

Hoàn thành việc đổi tên để hoạt động với tên gọi mới từ ngày 01/2/2024

Việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa thuộc diện khuyến khích sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025, được áp dụng các chế độ, chính sách đặc thù theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.

Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh các đơn vị hành chính được nhập, thành lập mới phải hoàn thành việc đổi tên để hoạt động với tên gọi nêu trên từ ngày 01/2/2024.