Bao tử và dạ dày khác nhau như thế nào

Dạ dày liên kết phức tạp với các bộ phận khác trong khoang bụng được cấu tạo bởi lớp cơ chắc chắn và liên kết chặt chẽ nên có khả năng co bóp mạnh và chứa khoảng 4,6- 5,5 lít nước gồm 5 lớp từ ngoài vào trong như các phần khác của ống tiêu hóa: Thanh mạc tức là lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày.

  • Tấm dưới thanh mạc.

  • Lớp cơ có ba lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo

  • Tấm dưới niêm mạc.

  • Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày. Các tuyến dạ dày gồm nhiều loại, tiết ra các chất khác nhau vừa có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy, vừa có vai trò tiêu hóa như HCl như men Pepsinogene... vừa có vai trò nội tiết hay trung gian hóa học như gastrin, histamin...hay yếu tố nội giúp hấp thụ sinh tố B12.

Cấu tạo dạ dày của người gồm các phần:

  • Tâm vị: Chiếm diện tích khoảng 4-6 cm², có lỗ tâm vị thông với thực quản và bộ phận này không có cơ thắt hay van mà chỉ có mô nếp niêm mạc chia phần thực quản và dạ dày làm 2.

  • Đáy vị: Nằm ở phía trên mặt phẳng đi qua lỗ tâm vị, chủ yếu là chứa khí.

  • Thân vị: Vùng chiếm nhiều diện tích nhất của dạ dày đảm nhiệm co bóp tiêu hóa thức ăn, dưới phần đáy vị và tại vùng thân vị có chứa rất nhiều tuyến bài tiết acid dịch vị acid clohydric và pepsingene.

  • Môn vị: Gồm hang môn vị hình phễu tiết ra chất gastrine, ống môn vị có cơ khá phát triển. Vị trí môn vị nằm tại ngay bên phải đốt sống thắt lưng 1, có lỗ môn vị thông với tá tràng.

  • Thành  trước dạ dày: Nằm ở vùng trên liên quan thùy gan trái, cơ hoành, qua trung gian cơ hoành liên quan phổi, màng phổi trái, màng ngoài tim và thành ngực, phần dưới liên quan tới thành bụng trước.

  • Thành sau: phần này liên quan tới cơ hoành và liên quan tới các cơ quan khác như thận, tụy, lách, tuyến thượng thận. Phần dưới của thành sau liên quan mạc treo kết tràng ngang, nối phần trung gian mạc treo kết tràng ngành với phần lên tá tràng.

  • Bờ cong vị bé: Bộ phận này có mạc nối nhỏ nối dạ dày, tá tràng và gan, giữa hai lá của mạc nối nhỏ có vòng mạch bờ cong vị bé.

  • Bờ cong vị lớn: là đoạn tiếp theo có mạc nối dạ dày với lách và có chứa các động mạch vị ngắn. Ở phần đoạn cuối cùng có mạc nối lớn bám, giữa hai lá của mạc nối lớn chứa bờ cong vị lớn.

Ðộng mạch: Vòng mạch bờ cong vị lớn, vòng mạch bờ cong vị bé. Ngoài ra còn có động mạch vị ngắn, động mạch đáy vị sau, động mạch cho tâm vị và thực quản, động mạch thân tạng, động mạch vị trái, động mạch lách, động mạch gan chung

Bạch huyết của dạ dày: Các nốt bạch huyết dạ dày nằm dọc theo bờ cong vị bé, Các nốt bạch huyết vị - mạc nối nằm dọc vòng mạch bờ cong vị lớn. Các nốt bạch huyết tuỵ lách nằm ở mạc nối vị lách.

Dạ dày có chức năng vô cùng quan trọng khi vừa là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng của cơ thể vừa là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn. Chức năng của dạ dày gồm 2  chức năng chính

  • Co bóp nghiền trộn cho thức ăn thấm acid dịch vị

  • Chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

Quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày:

  • Sau khi thức ăn được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản và đến dạ dày. Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị cũng như hấp thu chất dinh dưỡng tuy là không đáng kể. Và sau đó, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.

  • Độ pH rất thấp của dạ dày (từ 2 đến 2,5) không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì độ pH thấp là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể nên sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột, nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt có một loại xoắn khuẩn có tên là Helicobacter Pylori  có vai trò cực kỳ quan trọng trong gây bệnh viêm loét cũng như ung thư dạ dày.

    Phương pháp điều trị đau bao tử tốt nhất là đến những bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Khi bản thân xuất hiện những dấu hiệu mà chúng tôi đã liệt kê ở những mục trên thì nên đi khám ngay để biết chính xác tình trạng bệnh.

    Việc phát hiện sớm đau bao tử giúp việc điều trị dễ dàng hơn, trong trường hợp đau bao tử nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ có phác đồ điều trị thích hợp nhất. Thường là sử dụng thuốc kháng sinh, kháng tiết axit, kết hợp thuốc trung hòa acid tùy trường hợp cụ thể sau khi được tham khám lâm sàng và nội soi dạ dày. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị.

    Bao tử và dạ dày là từ đồng nghĩa. Do đó, dạ dày hay bao tử chỉ khác tên gọi còn ý nghĩa là như nhau. Có người gọi bao tử, có người gọi dạ dày.
  • Dạ dày (còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là:
    • Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị
    • Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị
  • Để thực hiện chức năng thứ nhất thì dạ dày (bao tử) cấu tạo từ cơ trơn, sắp xếp các bó cơ theo nhiều hướng để tăng hiệu quả co bóp.
  • Chức năng thứ hai, dạ dày (bao tử) được bao phủ bởi lớp niêm mạc dạ dày (bao tử) và duy trì độ pH phù hợp với hoạt động của những enzyme tiêu hóa.
  • Phân loại:
    • Dạ dày đơn (như dạ dày của người; động vật ăn thit như chó, mèo, hổ…; động vật ăn cỏ như ngưa…);
    • Dạ dày kép (dạ dày của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu..). Ở các loài chim và gia cầm, dạ dày gồm có dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
    • Dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép như dạ dày của lợn (hay còn gọi là heo). Ở dạ dày lợn (heo), phía trái của thượng vị có phần manh nang lồi ra, làm cho dạ dày có 5 vùng: Vùng thực quản (nhỏ), Vùng manh nang, Vùng thượng vị, Vùng thân vị, Vùng hạ vị.  Vùng thực quản không có tuyến, vùng manh nang và thượng vị có tuyến tiết ra dịch nhầy, không có pepsin và HCI. Vùng thân vị và hạ vị giống như dạ dày đơn (ở loài ăn thịt).
  • Vị trí:
    • Dạ dày là nơi phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể con người.
    • Nó nối thực quản với tá tràng, phần đầu của ruột non.
    • Hình dáng dạ dày giống như một cái túi hình chữ J.
    • Dung tích vào khoảng 4 – 4,5l nước.
  • Chức năng:
    • Sau khi được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản (nằm gần như song song và sau khí quản) và đến dạ dày.
    • Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng hấp thu chất dinh dưỡng tuy nhiên chức năng này là không đáng kể.
    • Sau khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm dịch vị, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.
    • Độ pH của dạ dày rất thấp (từ 2 đến 2,5). Không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh.
    • Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì một độ pH thấp sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột vì chính độ pH thấp này là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể.
    • Tuy nhiên nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng. Năm 1982 một loại xoắn khuẩn có tên là Helicobacter Pylori đã được hai bác sĩ người Úc phát hiện. Vi khuẩn này có vai trò cực kỳ quan trọng trong gây bệnh viêm loét cũng như ung thư dạ dày. Chính nhờ phát hiện này mà việc điều trị đã bước sang một kỷ nguyên mới. Phát hiện trên đã được vinh dự nhận giải thưởng Nobel về y học năm 2005.

      Đau bao tử với đau dạ dày khác nhau như thế nào?

      Bao tửdạ dày là từ đồng nghĩa cùng chỉ một cơ quan tiêu hóa. Sở dĩ có tên gọi khác nhau bởi đây là cách gọi theo vùng miền. Trong miền Nam thường gọi là đau bao tử, miền Bắc thường gọi là đau dạ dày. Trong dân gian thường gọi là bao tử, trong y học hiện đại thì gọi là dạ dày.

      Đau dạ dày thường đau ở đau?

      Đây là vùng bụng phía trên rốn và dưới xương ức. Những cơn đau căng tức, âm ỉ, khó chịu sẽ xảy ra khi vùng này bị tổn thương. Cơn đau có thể lan nhanh sang vùng ngực và lưng.

      HP dạ dày có triệu chứng như thế nào?

      Triệu chứng nhiễm H..
      Đau hoặc khó chịu (thường ở bụng trên).
      Phình hoặc trướng bụng..
      Cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn..
      Chán ăn..
      Buồn nôn hoặc nôn..
      Phân sẫm màu hoặc màu hắc ín..
      Vết loét chảy máu có thể gây thiếu máu và mệt mỏi..

      Ung thư dạ dày là như thế nào?

      Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát và xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Khi bệnh ung thư dạ dày tiến triển nặng, có thể gây tử vong.