Bánh láo khoải là của dân tộc nào

Tác phẩm khắc hoạ khay bánh láo khoải được làm từ ngô, có màu vàng óng đẹp mắt với hình bầu dục, bên ngoài được phết một lớp mỡ trộn với mật ong thơm lừng. Bên cạnh đó là khung cảnh ruộng bậc thang và đồi núi quen thuộc của các tỉnh miền núi phía Bắc, phía xa có thể trông thấy những chùm ngô treo gắn liền với câu chuyện văn hóa của dân tộc H’mông và cũng là thành phần chính của món ăn này.

Gợi ý sản phẩmXem thêm

Là sự kết hợp giữa những món ăn truyền thống cùng nét đặc trưng trong thói quen sinh hoạt của từng dân tộc, "Vị Bản Sắc" sẽ đem đến một bức tranh hoàn chỉnh và ấn tượng về bản đồ các nét văn hoá đặc sắc của đất nước Việt Nam ta.

Sản phẩm trong BSTXem thêm

Shiro Nguyễn là hoạ sĩ minh hoạ sinh năm 2002 sinh sống và làm việc tại Sài Gòn. Các tác phẩm của anh thường mang phong cách tối giản và cách điệu, với nguồn cảm hứng đến những nét đẹp văn hoá bản địa.

(Sóng trẻ) - Bánh chưng đen, khâu nhục, pa pỉnh tộp... là những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của một số dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Bánh láo khoải là của dân tộc nào
Canh thụt: Đây là món ăn lạ của đồng bào M’nông, thường xuất hiện trong bữa cơm đầu năm mới. Nguyên liệu dùng nhiều loại rau quen thuộc ở Tây Nguyên như rau nhíp, đọt mây, còn có cả cá suối. Cách nấu món canh thụt rất độc đáo, nguyên liệu được bỏ vào một ống lồ rồi đem nướng trên ngọn lửa, dùng một que tre để thụt vào, đảo đều các nguyên liệu cho đến khi trong chín mềm. (Ảnh: TTXVN)
Bánh láo khoải là của dân tộc nào
Bánh láo khoải: Bánh còn có tên gọi khác là lức khoải hay rớ khoải, là một món bánh đặc biệt của người Mông, chỉ được làm vào dịp Tết. Nguyên liệu chính để làm bánh láo khoải là ngô nghiền đồ chín, sau đó nén trên bàn đá, nặn thành hình bầu dục, bôi mỡ trộn mật ong xung quanh. Khi ăn, bánh sẽ được thái mỏng rồi nướng trên than củi hoặc thái chỉ nấu với đường, ngoài ra cũng có thể dùng bánh láo khoải để nấu với quả đậu Hà Lan như nấu canh.
Bánh láo khoải là của dân tộc nào
Pa pỉnh tộp: Pa pỉnh tộp là tên của món cá gập nướng, là một đặc sản của người Thái ở vùng Tây Bắc. Đây là một món không thể thiếu trong những ngày lễ Tết, đặc biệt là trên mâm cơm đãi khách. Người Thái cạo vảy sạch sẽ những con cá chép, trắm, trôi,...sau đó mổ dọc sống lưng. Nhiều loại nguyên liệu và gia vị được nhồi vào, cá được gập lại nướng trên than hồng.
Bánh láo khoải là của dân tộc nào
Bánh chưng đen: Trong khi ở miền xuôi, chúng ta đã quen thuộc với bánh chưng xanh thì một số dân tộc vùng cao như người Tày, người Thái... lại có món bánh chưng đen vô cùng lạ mắt. Để tạo ra màu đen của bánh chưng, người ta sử dụng tro đốt rơm hoặc một số loại cây rừng, rây thật mịn rồi trộn với gạo nếp thơm. Cũng với nhân thịt lợn, đỗ xanh nhưng bánh chưng đen của các dân tộc vùng cao lại được gói thành đòn như bánh tét của người trong Nam. Khi cắt ra, miếng bánh tròn trịa, dẻo quánh với phần nhân vàng ươm, thơm mùi cây cỏ núi rừng.
Bánh láo khoải là của dân tộc nào
Xôi ngũ sắc: Món xôi ngũ sắc này có thể thấy ở rất nhiều gia đình dân tộc thiểu số, trong đó hay gặp nhất là những nhà người Tày. Người Tày quan niệm xôi ngũ sắc gồm 5 màu tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ sẽ đem đến sự may mắn, thành đạt cho năm mới.
Bánh láo khoải là của dân tộc nào
Bánh được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, đỗ xanh, đường, ngải cứu, gói lá chuối. Ngày Tết đồng bào Cao Lan thường dùng bánh này để thăm hỏi, lễ tết họ hàng, người thân quen.

Cùng chuyên mục

Bánh láo khoải là của dân tộc nào

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

Bánh láo khoải là một món ăn không thể thiếu trong những ngày tết của đồng bào Mông cư trú trên địa bàn Sính Lủng, Thài Phìn Tủng, Vần Chải, Sủng Trái.

Bánh láo khoải là của dân tộc nào

Bánh láo khoải

Đã thành truyền thống, Tết của người Mông không thể thiếu ba món là rượu, thịt và bánh ngô. Bếp của người Mông luôn đỏ lửa trong ngày Tết, lễ cúng giao thừa trong đêm 30 không thể thiếu con lợn sống hoặc con gà sống. Cuộc sống thay đổi và ngày càng phát triển, đồng bào đã có nhiều gạo hơn để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng món ăn làm từ ngô vẫn là thú ẩm thực có ý nghĩa tâm linh trong đời sống tinh thần của bà con.

Bánh có thể thái mỏng và nướng trên than củi, cũng có thể thái chỉ, nấu với đường ăn rất mát, nước dùng như nước bánh trôi, hoặc nấu với quả đậu Hà Lan, cho thêm muối, mỡ động vật vào giống như nấu canh

Bánh có thể thái mỏng và nướng trên than củi, cũng có thể thái chỉ, nấu với đường ăn rất mát, nước dùng như nước bánh trôi, hoặc nấu với quả đậu Hà Lan, cho thêm muối, mỡ động vật vào giống như nấu canh.

Có nhiều loại bánh được làm từ bột ngô, nhưng với đồng bào Mông cư trú trên địa bàn Sính Lủng, Thài Phìn Tủng, Vần Chải, Sủng Trái thì bánh láo khoải (còn có cách gọi khác là lức khoải hay rớ khoải) từ bột ngô là thứ không thể thiếu để ăn Tết. Do truyền thống định cư kiểu đồng tộc, dòng họ, mỗi dịp xuân về đồng bào lại cùng nhau làm chung một mẻ bánh láo khoải to để dành ăn cho hết tháng giêng.

Chiều cuối năm rét mướt trên mảnh đất cao nguyên lộng gió. Thấy tôi tò mò, cánh đàn ông cả cười mà bảo: “Bánh này không làm thường xuyên đâu, chỉ làm ăn chơi vào dịp Tết thôi, cái người Kinh mày ở lại đến tối rồi ăn thử bánh láo khoải của chúng tao nhé… Để xem cái Tết của người Mông thế nào”…

Ngô được thu hoạch tầm tháng 8 âm lịch hằng năm, bóc bỏ lớp vỏ ngoài, để lại một lớp vỏ mỏng rồi đưa lên gác bếp bảo quản hay treo lên chái nhà. Tách hạt xay thành bột nhỏ, sàng bỏ mày và vỏ rồi đem ngâm nước khoảng 5-6 giờ, lấy bột ra để cho ráo nước rồi đồ lên cho chín.

Ngô được xay bằng cối đá, đồ ngô hai lần trên chảo gỗ, khi đồ lần một phải chú ý thời gian để bột ngô tơi và không dính vào nhau, sau khi làm tơi và để nguội mới cho vào đồ lần hai để bột ngô chín kỹ. Bột ngô đã chín này sẽ được những người đàn ông có sức vóc trong gia đình đập nén trên bàn đá, nặn thành hình bầu dục, dài khoảng 15-20cm, dùng mỡ trộn với mật ong bôi đều trên bề mặt bánh.

Để chuẩn bị làm các loại bánh từ bột ngô để dành ăn Tết, các hộ sẽ thay phiên nhau làm cả ngày, phân công mỗi người mỗi việc. Bột ngô đã chín nên bánh làm xong có thể ăn ngay. Nếu chưa ăn, đồng bào sẽ bảo quản bằng cách thả vào ngâm trong nước lã, một tuần thay nước một lần, để hàng tháng trời mà bánh vẫn không bị mốc, nứt hay vụn ra. Khi nào cần sẽ vớt bánh láo khoải lên và chế biến để dùng.

Bánh có thể thái mỏng và nướng trên than củi, cũng có thể thái chỉ, nấu với đường ăn rất mát, nước dùng như nước bánh trôi, hoặc nấu với quả đậu Hà Lan, cho thêm muối, mỡ động vật vào giống như nấu canh.

Đám trẻ nhỏ hớn hở chạy quanh sân nhà, tay cầm bao lì xì đỏ chói, náo nức chờ được ăn bánh láo khoải. Hình như mùa xuân đang nhẹ nhàng bước qua bờ rào đá, qua cái ngưỡng cửa cao và làm ấm sực cả căn nhà bên bếp lửa hồng đang nướng những mẻ bánh láo khoải đầu tiên…